Bảo thủ là gì? Làm thế nào để thoát khỏi tư duy bảo thủ?

bảo thủ là gì

Đã bao giờ bạn lắc đầu ngao ngán trước suy nghĩ của lớp trẻ hay bãi bỏ một ý tưởng đầy táo bạo của đồng nghiệp? Những hành vi này phản ánh bạn là một người khá bảo thủ. Vậy bảo thủ là gì? Có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của chính chúng ta? Vua Nệm sẽ giải đáp kĩ hơn về kiểu tính cách này trong bài viết nhé!

Bảo thủ nghĩa là gì
Bảo thủ là một nét tính cách không hẳn là xấu nhưng đem lại nhiều phiền toái

1. Bảo thủ là gì?

Bảo thủ, trong tiếng Anh là “Conservative”, là việc một người từ chối nghe bất cứ ý kiến hay lời khuyên nào từ người khác mà cứ khăng khăng quan điểm của bản thân là đúng. Do đó, họ không chịu nhận ra cái sai của bản thân mà thường có tình trạng “cãi cùn”, nóng nảy trong bất cứ cuộc tranh luận nào.

Bên cạnh đó, người bảo thủ còn bướng bỉnh đến mức khó chấp nhận cái mới mà chỉ thích sống theo tư duy lối mòn. Đó là lý do những người này thường có đầu óc lạc hậu, suy nghĩ tối tăm và rất khó để thay đổi.

Người bảo thủ
Người bảo thủ thường cãi cùn, nóng nảy khi ai đó phản bác ý kiến của mình

2. Những biểu hiện thường thấy ở một người bảo thủ

2.1. Tôn thờ chủ nghĩa cá nhân

Đặc điểm dễ nhận thấy nhất ở một người bảo thủ là gì? Đó chính là sự tôn thờ quá mức chủ nghĩa cá nhân. Họ luôn cho mình là chân lý, là lẽ phải, còn những người đưa ra quan điểm khác họ đều là sai lầm.

Điều này có thể xuất phát vì họ ít tiếp cận thế giới bên ngoài hay sống quá khép kín nên tầm hiểu biết cũng theo đó mà bị hạn chế. Khi kiến thức hạn chế, họ sẽ có xu hướng tự đặt ra tiêu chuẩn riêng cho bản thân. Họ cho rằng những quy tắc đó chính là triết lý và những ai không làm theo sẽ bị phản bác kịch liệt.

2.2. Tư duy theo lối cũ

Những người tính cách bảo thủ thường có tư duy “lối mòn”. Đối với họ, đã là chân lý thì không cách nào có thể thay đổi. Do đó, họ luôn sống theo những tư duy, suy nghĩ của thời xưa và dần trở nên cổ hủ, lạc hậu.

Có thể thấy, không ít người mang kiểu tính cách này dù là lớn tuổi, trung tuổi hay cả thế hệ trẻ. Nguyên nhân là vì sự giáo dục của gia đình hoặc di truyền từ ông bà, cha mẹ,…

biểu hiện thường thấy ở một người bảo thủ
Người bảo thủ thường sống theo quan niệm xưa cũ, không chịu đổi mới

2.3. Không thích giao tiếp

Người bảo thủ luôn nghĩ bản thân là đúng nên họ cũng không thích phải giao tiếp hay tiếp xúc với nhiều người. Dù cho họ có kết giao thì cũng khó mà giữ cho mối quan hệ được bền vững vì tính cách bảo thủ của họ sẽ khiến những người xung quanh phải lo ngại.

3. Nguyên nhân xuất hiện tư duy bảo thủ

Thực tế, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tính cách cũng như làm hình thành nên tư tưởng bảo thủ của một người. Đó có thể là do môi trường sống, cách giáo dục hoặc cách tiếp cận với cuộc sống xung quanh. Vậy nguyên nhân xuất hiện tư duy bảo thủ là gì? Cụ thể:

  • Không từ bỏ được thói quen bám víu vào những cơ sở khoa học không rõ ràng. Tuy nhiên, họ cũng không muốn thay đổi tư duy hay từ chối hòa nhập với tình hình mới hiện nay.
  • Do những ám ảnh xuất phát từ thời thơ ấu từng bị phê bình, chỉ trích hay phản bác quá nhiều. Dần dần, những suy nghĩ này hướng con người đến những nhận thức có phần tiêu cực.
  • Theo Jannine Estes, khi còn nhỏ chúng ta thường không biết làm thế nào để vượt qua những khó khăn nên sẽ có xu hướng vẽ ra những lý do để tự bảo vệ mình. Tuy nhiên khi lớn lên, điều này lại trở thành thói quen vô cùng xấu.
  • Học hỏi theo những người xung quanh, đặc biệt là những người lớn có thói quen đổ lỗi cho hoàn cảnh chứ không chịu nhìn nhận lại chính mình.
  • Khi còn nhỏ từng bị bố mẹ la mắng, chỉ trích hay so sánh với “con nhà người ta”.
Nguyên nhân xuất hiện tư duy bảo thủ
Bố mẹ thường xuyên la mắng khi còn nhỏ cũng làm hình thành nên tính bảo thủ

4. Tính bảo thủ gây ra những phiền toái gì?

4.1. Khó phát triển bản thân

Tư tưởng bảo thủ sẽ gây ra những tác hại nghiêm trọng khi áp đặt vào người khác, nhất là tập thể. Nếu như người bảo thủ lúc này là những người giữ chức vụ cao, vai trò chủ trì, chủ chốt trong cơ quan, đơn vị,… thì điều này lại càng rất nguy hại. Bởi lẽ, bảo thủ kết hợp với có sức ảnh hưởng thì càng dễ tụt hậu. Những người này lại là người phát ngôn, dẫn dắt nên dễ kéo cả tập thể vào tư tưởng sai lầm.

Bên cạnh đó, nếu bạn làm kinh doanh, việc cho ra mắt một sản phẩm không còn sức hút, không có tính đột phá mới mẻ thì sẽ không thể nào thu hút được khách hàng. Đối thủ cạnh tranh sẽ có nhiều cơ hội vượt lên và đè bẹp doanh nghiệp của bạn chỉ trong một thời gian ngắn.

4.2. Gia tăng kẻ thù, không có bạn bè thân thiết

Không ai muốn phải tranh cãi với một người có tư tưởng lạc hậu, luôn khăng khăng mình là đúng. Bởi lẽ cuộc sống là cùng nhau tiếp thu, tiến bộ và thay đổi. Nếu bạn cứ khư khư quan điểm của mình là đang gián tiếp làm hại quyền lợi bản thân hay cản trở những người muốn giúp đỡ bạn.

Tất nhiên, không ai muốn chìa tay ra giúp đỡ một người luôn phản bác những ý kiến của họ. Do đó khi gặp khó khăn, họ sẽ phải một mình chống chọi và chết dần chết mòn trong sự cổ hủ.

Tính bảo thủ gây ra những phiền toái gì
Người có tư duy bảo thủ thường khó để kết thân với ai

5. Làm thế nào để thoát khỏi tư duy bảo thủ?

5.1. Bỏ qua những định kiến

Để không bị cho là người bảo thủ, bạn phải học cách bỏ qua những định kiến cá nhân và lắng nghe ý kiến của người khác. Chính bạn mới là người tháo gỡ được tấm khiên trong lòng để thảo luận với người khác trên phương diện tiếp thu, học hỏi được nhiều vốn sống hơn.

5.2. Hạn chế những từ tạo cảm giác đang đổ lỗi

Để biết cách thoát khỏi bảo thủ là gì, trước hết hãy ngưng việc làm tổn thương đối phương bằng những từ ngữ đổ lỗi. Bạn không thể cứ cho mình là trung tâm vũ trụ và những người khác phải luôn luôn chú ý đến mình.

Việc đổ lỗi bằng những từ ngữ làm tổn thương tới người khác sẽ làm hình thành nên thói quen nghĩ bản thân là trung tâm của vũ trụ. Khi bị đổ lỗi, đối phương sẽ rơi vào thế “tiến thoái lưỡng nan” và bắt buộc phải chống đối bạn. Thay vì thế, tại sao bạn không dùng những từ ngữ tốt đẹp để công nhận ý kiến của đối phương.

5.3. Thay đổi cung cách nói chuyện

Để hạn chế sự bảo thủ, tốt nhất là bạn hãy tôn trọng và lắng nghe câu chuyện của đối phương thay vì cứ một mực chê bai và phản bác. Đồng thời, bạn cũng nên ghi nhận những nỗ lực của họ vì đôi khi, ngay bản thân họ cũng không muốn mình trở thành người bảo thủ.

Làm thế nào để thoát khỏi tư duy bảo thủ
Lắng nghe và tôn trọng đối phương trong cuộc hội thoại

5.4. Học cách giữ bình tĩnh

Trên thực tế, việc nóng giận không khác gì bạn đang châm thêm dầu vào lửa. Hãy xem xét xem vấn đề nằm ở đâu, ở người đó hay do cách bạn tiếp cận. Hãy làm những gì mà bạn thấy đúng nhưng cũng nên đặt những giới hạn để không làm tổn thương chính mình.

5.5. Đọc nhiều sách

Để không trở nên cổ hủ, bảo thủ trước thời đại, việc bạn cần làm là bổ sung thêm nhiều kiến thức. Điều này vừa giúp bạn có thêm nhiều kiến thức, vừa làm thay đổi lối tư duy trở nên tiến bộ hơn.

5.6. Ưu tiên cảm xúc bản thân

Trước khi vạch trần ý kiến của người khác, hãy ưu tiên cho cảm xúc của mình vì điều này làm giảm cảm giác phòng thủ của đối phương. Họ sẽ khó để trở nên bảo thủ với bạn cũng như nhận ra rằng bạn cảm thấy không vui với cách hành xử từ họ để điều chỉnh.

tư duy bảo thủ
Ưu tiên bộc lộ cảm xúc cá nhân

5.7. Quan tâm cảm xúc người khác

Cuối cùng, đừng quên để ý phản ứng và cảm xúc của người khác vì họ luôn luôn cảm thấy thấy bản thân bị bỏ lại và mong muốn được mọi người công nhận. Nói và quan tâm đến họ cũng là giải pháp để tránh những tranh cãi, xung đột không đáng có.

XEM THÊM:

  • Tự luyến là gì? Một số biểu hiện thường thấy của người tự luyến
  • Khiêm tốn là gì? Những biểu hiện thường thấy ở người khiêm tốn
  • Rộng lượng là gì? Biểu hiện của người sống rộng lượng

Trên đây là giải đáp cho thắc mắc “bảo thủ là gì” cũng như những dấu hiệu nhận biết một người có bảo thủ hay không. Qua bài viết, Vua Nệm mong rằng bạn sẽ hoàn thiện hơn tích cách của mình để trở thành một người sống đẹp với đời nhé!

ko66 | f8bet | ku88 | 9bet | rồng bạch kim | sunwin | sunwin | da88