Cách vẽ biểu đồ cột ghép – cultureldjazair2007.com

Biểu đồ cột ghép

Video Biểu đồ cột ghép

– Cột đầu tiên phải cách trục tung khoảng 1 cm ( trừ biểu cột thể hiện lượng mưa)

– Khoảng cách các năm phải phân bố một cách chính xác

– Độ rộng các cột phải đều nhau .Bạn đang xem: Cách vẽ biểu đồ cột ghép

– Viết số liệu trên mỗi cột và vẽ kí hiệu

– Viết tên cho biểu đồ

– Hoàn chỉnh bảng chú thích

2. Cách nhận xét biểu đồ cột

* Trường hợp cột đơn (chỉ có một yếu tố)

– Bước 1: Xem xét năm đầu và năm cuối của bảng số liệu để trả lời câu hỏi tăng hay giảm? tăng giảm bao nhiêu?

– Bước 2: Xem số liệu ở khoảng trong để trả lời tiếp là tăng (hay giảm) liên tục hay không liên tục? (lưu ý năm nào không liên tục).

– Bước 3: Nếu liên tục thì cho biết giai đoạn nào nhanh, giai đoạn nào chậm. Nếu không liên tục thì năm nào không còn liên tục.

Kết luận và giải thích qua về xu hướng của đối tượng.

* Trường hợp cột đôi, ba (ghép nhóm)… (hai yếu tố trở lên)

– Nhận xét xu hướng chung.

– Nhận xét từng yếu tố một, giống như trường hợp 1 yếu tố (cột đơn).

– Kết luận (có thể so sánh, tìm yếu tố liên quan giữa hai cột).

– Có một vài giải thích và kết luận.

* Trường hợp cột là các vùng, các nước,…

– Nhận xét chung nhất về bảng số liệu.

– Sắp xếp theo tiêu chí: Cao nhất, thứ nhì,… thấp nhất (cần chi tiết).

– So sánh giữa cái cao nhất và cái thấp nhất, giữa đồng bằng với đồng bằng, giữa miền núi với miền núi,…

– Kết luận và giải thích.

* Trường hợp cột là lượng mưa (biểu đồ khí hậu)

– Nhận xét chung về tổng lượng mưa và đánh giá tổng lượng mưa.

– Sự phân mùa của biến trình mưa (mùa mưa, mùa khô từ tháng nào đến tháng nào? Tổng lượng mưa trong mùa mưa/khô).

– Tháng mưa nhiều nhất, lượng mưa bao nhiêu mm và tháng khô nhất, mưa bao nhiêu?

– So sánh tháng mưa nhiều nhất và tháng mưa ít nhất (có thể có hai tháng mưa nhiều và hai tháng mưa ít).

– Đánh giá biểu đồ thể hiện vị trí địa điểm thuộc miền khi hậu nào? (căn cứ vào mùa mưa tập trung; tháng mưa nhiều hay dàn trải, tháng mưa ít; kết hợp cùng sự biến thiên nhiệt độ để xác định vị trí).

3. Những lỗi thường gặp khi vẽ biểu đồ cột

– Các yếu tố chính trên biểu đồ

+ Thiếu số liệu trên cột, thiếu đơn vị ở trục tung và trục hoành.

+ Thiếu số 0 ở gốc tọa độ.

+ Chia sai khoảng cách năm ở trục hoành, sai tỉ lệ ở trục tung.

+ Độ rộng các cột khác nhau, cùng một đối tượng nhưng có kí hiệu khác nhau.

– Các yếu tố phụ ngoài biểu đồ: thiếu tên biểu đồ hoặc bảng chú giải.

4. Một số bài tập luyện tập

Bài tập 1: Cho bảng số liệu sau:

LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH THÁNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Đơn vị: mm)

Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Lượng mưa

13,8

4,1

10,5

50,4

218,4

311,7

293,7

269,8

327

266,7

116,5

48,3

a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện lượng mưa trung bình tháng ở TP. Hồ Chí Minh?

b) Nhận xét biểu đồ đã vẽ và giải thích tại sao ở TP. Hồ Chí Minh có mùa mưa – khô sâu sắc trong năm?

Hướng dẫn trả lời

a) Vẽ biểu đồ

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH THÁNG Ở TP. HỒ CHÍ MINH

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

– Nhìn chung, lượng mưa có sự phân hóa không đều theo thời gian.

– Lượng mưa

+ Lượng mưa trung bình năm: 1930,9mm.

+ Lượng mưa lớn nhất vào tháng IX: 327mm.

+ Lượng mưa nhỏ nhất vào tháng III: 4,1mm.

+ Sự phân mùa: Mùa mưa từ tháng V đến tháng XI (1803,8mm – 93,4%), mùa khô từ tháng XII đến tháng IV năm sau (127,1mm – 6,6%). Lượng mưa mùa mưa gấp 14,2 lần lượng mưa mùa mưa.

– Kết luận: Nước ta có nền nhiệt độ cao quanh năm và lượng mưa có sự phân mùa trong năm => Việt Nam nằm trọng vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa.

* Giải thích

– Lượng mưa có sự phân mùa trong năm do biến trình mưa chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ mùa của khí hậu. Hằng năm, nước ta chịu ảnh hưởng của hai luồng gió mùa điển hình là gió mùa mùa đông (khô, lạnh đầu mùa đông; lạnh, ẩm cuối mùa đông) và gió mùa mùa hạ (nóng, ẩm, mưa nhiều).

– TP. Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Tây Nam nên mùa mưa có lượng mưa trong năm rất lớn và kéo dài 7 tháng, trong khi đó vào mùa khô chịu ảnh hưởng của gió Tín phong bán cầu Bắc (khô, nóng) nên mùa khô sâu sắc, không có mùa -> Khí hậu ở TP. Hồ Chí Minh có một mùa mưa – khô sâu sắc.

Bài tập 2: Cho bảng số liệu sau:

GDP CỦA MA-LAI-XI-A VÀ XIN-GA-PO, GIẢI ĐOẠN 2010 – 2016 (Đơn vị: Tỷ đô la Mỹ)

Năm

2010

2013

2016

Ma-lai-xi-a

255

323

297

Xin-ga-po

236

303

297

a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình GDP của Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po, giai đoạn 2010 – 2016?

b) Nhận xét và giải thích sự phát triển của GDP của Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po giai đoạn trên?

Hướng dẫn trả lời

a) Vẽ biểu đồ

QUY MÔ GDP CỦA MA-LAI-XI-A VÀ XIN-GA-PO, GIAI ĐOẠN 2010 – 2016

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

– GDP của các quốc gia đều có xu hướng tăng nhưng không ổn định.

– GDP của Ma-lai-xi-a tăng thêm 42 tỷ đô la Mỹ nhưng không ổn định (2010 – 2013 tăng, 2013 – 2016 giảm).

GDP của Xi-ga-po tăng thêm 61 tỷ đô la Mỹ nhưng không ổn định (2010 – 2013 tăng, 2013 – 2016 giảm).

* Giải thích

– GDP của các nước có xu hướng tăng là do sự hội nhập toàn cầu hóa nền kinh tế, các nước Đông Nam Á là khu vực có tiềm năng trở thành khu vực có nền kinh tế năng động, thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài,…

– GDP không ổn định chủ yếu do sự biến động của thị trường và ảnh hưởng của sự khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu.

Bài tập 3: Cho bảng số liệu sau:

SẢN LƯỢNG GỖ KHAI THÁC CỦA CẢ NƯỚC VÀ MỘT SỐ VÙNG Ở NƯỚC TA,

GIAI ĐOẠN 2012 – 2014 (Đơn vị: Nghìn m3)

Năm Vùng

Cả nước

Tây Nguyên

Trung du và miền núi Bắc Bộ

2012

5251

620

1590

2013

5908

540

1731

2014

7701

447

2278

a) Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng gỗ khai thác của cả nước và một số vùng ở nước ta, giai đoạn 2012 – 2014.

b) Nhận xét và giải thích biểu đồ đã vẽ.

Hướng dẫn trả lời

a) Vẽ biểu đồ

SẢN LƯỢNG GỖ KHAI THÁC CỦA CẢ NƯỚC VÀ MỘT SỐ VÙNG, GIAI ĐOẠN 2012 – 2014

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

– Nhìn chung, sản lượng gỗ ở nước ta và một số vùng khá cao. Cả nước (7701 nghìn m3), Trung du và miền núi Bắc Bộ (1731 nghìn m3) và Tây Nguyên (447 nghìn m3).

– Sản lượng gỗ cả nước ngày càng tăng và tăng thêm 2450 nghìn m3.

– Sản lượng gỗ của Trung du và miền núi Bắc Bộ tăng liên tục và tăng thêm 688 nghìn m3.

– Sản lượng gỗ của Tây Nguyên giảm liên tục và giảm 173 nghìn m3.

– Sản lượng gỗ cả nước có tốc độ tăng nhanh nhất (146,7%), Trung du và miền núi Bắc Bộ (143,3%) và Tây Nguyên chậm nhất (72,1%).

* Giải thích

– Cả nước tăng là do nước ta triển khai, đẩy mạnh công tác trồng rừng nên sản lượng gỗ khai thác từ các rừng sản xuất ngày càng lớn, đặc biệt là các tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang,…) tăng cường trồng thêm nhiều rừng.

– Tây Nguyên có sản lượng gỗ giảm chủ yếu do vùng Tây Nguyên trước đây khai thác gỗ tự nhiên, diện tích rừng trồng nhỏ và rừng tự nhiên giảm nhiều.

Bài tập 4: Cho bảng số liệu sau:

LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI VÀ CÂN BẰNG ẨM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM

Ở NƯỚC TA (Đơn vị: mm)

Địa điểm

Lượng mưa

Lượng bốc hơi

Cân bằng ẩm

Hà Nội

1676

989

687

Huế

2868

1000

1868

TP.Hồ Chí Minh

1931

1686

245

a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của một số địa điểm ở nước ta?

b) Nhận xét và giải thích tại sao cân bằng ẩm ở Huế lại cao nhất cả nước?

Hướng dẫn trả lời

a) Vẽ biểu đồ

LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI VÀ CÂN BẰNG ẨM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM Ở NƯỚC TA

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

Qua biểu đồ, ta thấy:

– Lượng mưa cao nhất ở Huế (2868mm), tiếp đến TP. Hồ Chí Minh (1931mm) và Hà Nội thấp nhất (1676mm).

– Bốc hơi cao nhất ở TP. Hồ Chí Minh (1686mm), tiếp đến là Huế (1000mm), Hà Nội thấp nhất (989mm).

– Cân bằng ẩm cao nhất ở Huế (1868mm), tiếp đến là Hà Nội (687mm), TP. Hồ Chí Minh thấp nhất (245mm).

* Giải thích

Cân bằng ẩm phụ thuộc vào hai đại lượng (lượng mưa và lượng bốc hơi) nên ta thấy Huế có lượng mưa lớn nhất nhưng lại có lượng bốc hơi thấp -> Cân bằng ẩm cao nhất.

Huế mưa lớn là do chịu tác động của gió mùa Đông Bắc kết hợp với dãy Trường Sơn và dải hội tụ nhiệt đới vào mùa đông. Trong khi đó, mùa hạ ở Huế không quá nóng, lại có mưa nên lượng bốc hơi thấp hơn hai địa điểm Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Bài tập 5: Cho bảng số liệu sau:

NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA MĨ LA TINH, NĂM 2017 (Đơn vị: Tỉ USD)

Quốc gia

Nợ nước ngoài

Quốc gia

Nợ nước ngoài

Ac-hen-ti-na

236.5

Mê-hi-cô

441.6

Braxin

543.0

Pa-ra-goay

15.9

Ê-cua-đo

41.1

Pê-ru

67.6

Ha-mai-ca

14.7

Vê-nê-xu-ê-la

148.9

a) Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình nợ nước ngoài của một số quốc gia Mĩ Latinh, năm 2017?

b) Nhận xét và giải thích biểu đồ đã vẽ.

Hướng dẫn trả lời

a) Vẽ biểu đồ

TÌNH HÌNH NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA MĨ LA TINH, NĂM 2017

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

– Nhìn chung, các quốc gia khu vực Mĩ Latinh nợ nước ngoài khá nhiều.

– Bra-xin có nợ nước ngoài lớn nhất (543 tỉ USD), tiếp đến là Mê-hi-cô (441.6 tỉ USD), Ac-hen-ti-na, Vê-nê-xu-ê-la,… và Ha-mai-ca nợ nước ngoài thấp nhất (14.7 tỉ USD).

– Chênh lệch giữa quốc gia nợ nước ngoài nhiều nhất và ít nhất là 36,9 lần; giữa nước nhiều nhất và nhiều thứ 2 là 1,2 lần.

* Giải thích

– Các quốc gia thuộc khu vực Mĩ Latinh là các nước đang phát triển nên nợ nước ngoài nhiều để phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế.Xem thêm: Đề Kiểm Tra Toán Lớp 4 Học Kì 1 Môn Toán Lớp 4 Có Lời Giải, Đề Thi Học Kì 1 Môn Toán Lớp 4 Có Lời Giải

– Các nước lớn có nợ nước ngoài lớn hơn các quốc gia có diện tích, dân số thấp do nhu cầu về phát triển nền kinh tế, các chi phí xã hội – môi trường,… lớn hơn rất nhiều. Ngoài ra còn do chính sách của từng quốc gia, nguồn tài nguyên thiên nhiên trong nước.

luck8 | Go88 | Lucky88 | Luck8 | BJ88 | IwinClub | Nohu90 | BK8 | 8Day | cwin | https://77winmm.com/ | jun88 | rr88 | 789win | 77win | Rồng bạch Kim | okvip | bong da lu | OKVIP | Hello88 | 77WIN