1. Chiết khấu là gì và các khái niệm liên quan
1.1. Chiết khấu là gì?
Chiết khấu là gì trong kinh doanh thương mại
Trong hoạt động kinh doanh, chiết khấu là giảm giá niêm yết của một loại sản phẩm, dịch vụ nào đó với tỷ lệ phần trăm nhất định. Tỷ lệ phần trăm chiết khấu thường được sử dụng trong kinh doanh như một chiến lược tiếp thị về giá của một sản phẩm đối với khách mua hàng, đặc biệt là những người lần đầu sử dụng.
Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong các chiến dịch Marketing để hỗ trợ và thúc đẩy kinh doanh, kích thích mua sắm tiêu dùng.
Khi thực hiện chiết khấu, cả khách hàng và doanh nghiệp đều nhận được những lợi ích riêng cho mình. Ví dụ như người mua thì được mua hàng với giá thấp hơn bình thường, còn bên bán thì nhận lại được một số lợi ích đi kèm như tăng doanh số, xử lý hàng tồn…
Ví dụ: Một thương hiệu mỹ phẩm đặt ra ưu đãi chiết khấu 10% cho đơn hàng có tổng giá trị từ 01 triệu đồng.
Với ưu đãi này, thay vì chỉ mua 700.000 đồng theo nhu cầu, khách hàng sẽ mua thêm 300.000 đồng nữa để tiết kiệm 100.000 đồng.
Chiết khấu là gì trong lĩnh vực ngân hàng
Trong lĩnh vực ngân hàng, chiết khấu được định nghĩa tại Luật các tổ chức tín dụng như sau:
Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán.
Chiết khấu ngân hàng là một trong những nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thương mại, trong đó khách hàng chuyển nhượng quyền sở hữu những giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán cho ngân hàng thương mại để nhận lấy một khoản tiền bằng giá trị đến hạn trừ đi lợi tức chiết khấu và hoa hồng.
Hiểu một cách đơn giản, chiết khấu là mua giấy tờ có giá ngắn hạn thấp hơn mệnh giá khi đến hạn thanh toán.
Tỷ lệ chiết khấu giữa giá phải trả và giá trị danh nghĩa của những giấy tờ có giá là lãi suất nhận được về khoản cho vay để đổi lấy vật đảm bảo là giấy tờ có giá.
Ví dụ: Nếu một trái phiếu có giá danh nghĩa là 10.000 đồng, có thời hạn thanh toán 01 năm được mua với giá 9.000 đồng, thì 1.000 đồng chiết khấu so với giá phải trả khi mua biểu thị lãi suất (tỷ lệ chiết khấu) là 1000/9000 = 11,1%.
Chiết khấu trái phiếu là gì?
Trái phiếu chiết khấu (Discount Bond) là trái phiếu có giá phát hành hoặc thị giá giao dịch trên thị trường thứ cấp thấp hơn mệnh giá của trái phiếu.
1.2. Hệ số chiết khấu là gì?
Hệ số chiết khấu là số thập phân được nhân với giá trị của dòng tiền để chiết khấu giá trị hiện tại. Hệ số chiết khấu tăng theo thời gian khi hiệu ứng lãi kép tăng lên.
1.3. Tỷ lệ chiết khấu là gì?
Tỷ lệ chiết khấu là phần lãi được chiết khấu trên dòng tiền vào ra trong kinh doanh, thường được tính tương đương với mức chi phí vốn trong tài chính.
1.4. Suất chiết khấu là gì?
Suất chiết khấu là tỷ suất dùng để so sánh sự chênh lệch giá trị của một đồng nhận ở tương lai so với một đồng ở thời điểm hiện tại.
Thông thường, suất chiết khấu được dùng để tính toán, so sánh chính là chi phí cơ hội của vốn, còn gọi chi phí sử dụng vốn.
Giá vốn là cái giá phải trả để có được tài trợ. Đây cũng có thể được coi là tỷ suất sinh lợi tối thiểu mà công ty cần để thực hiện một dự án đầu tư mới.
1.5. Lãi chiết khấu là gì?
Lãi suất chiết khấu là thuật ngữ thường dùng trong hoạt động tài chính – ngân hang, chỉ mức lãi suất do ngân hàng Nhà nước áp dụng khi cho vay.
Trong một số trường hợp, các ngân hàng thương mại phải vay tiền từ ngân hàng trung ương nhằm tránh tình trạng thiếu tiền khi khách hàng muốn rút.
Lãi suất chiết khấu được xem như một công cụ chính sách tiền tệ và là cơ sở quan trọng của các ngân hàng Nhà nước và ngân hàng thương mại.
1.6. Tái chiết khấu là gì?
Tái chiết khấu là việc một công cụ nợ ngắn hạn có thể chuyển nhượng được chiết khấu lần thứ hai.
Khi thanh khoản trên thị trường thấp, các ngân hàng có thể tăng tiền mặt bằng cách tái chiết khấu. Tái chiết khấu cũng là một phương thức ngân hàng Trung ương cấp vốn cho các ngân hàng.
2. Các kiểu chiết khấu thường gặp trong kinh doanh
Chiết khấu trong kinh doanh có 03 loại phổ biến:
– Chiết khấu khuyến mại: Là khoản trợ cấp hoặc nhượng bộ do người bán đưa ra cho người mua. Kích thích người mua thanh toán hoặc đưa ra quyết định mua hàng trong thời gian nhanh chóng.
Đây là một kỹ thuật cực kì hữu ích trong bán hàng và là hình thức chiết khấu phổ biến thường thấy.
– Chiết khấu số lượng: Là mức chiết khấu mà khách hàng nhận được khi mua một lượng đơn vị hàng hóa, sản phẩm nhất định.
– Chiết khấu thương mại: Là giảm giá hàng hóa nếu người mua hàng mua với số lượng lớn. Mục đích nhằm để khuyến khích khách mua hàng số lượng lớn.
Dạng chiết khấu này thường sử dụng với những nhà phân phối hàng hóa. Các nhà sản xuất sẽ khuyến khích những siêu thị, cửa hàng, đại lý của mình mua số lượng hàng lớn sẽ nhận được mức giảm giá từ 5 – 15%.
Ngoài các loại trên còn có các hình thức chiết khấu khác như: Chiết khấu giá bán sỉ cho khách hàng; giá lẻ thấp hơn để quảng bá sản phẩm, chiết khấu tùy theo ngành nghề của người mua hoặc giá giá cho nhân viên, hay chiết khấu theo mùa…
3. Cách tính chiết khấu trong kinh doanh
Bước 1: Xác định tỷ lệ chiết khấu
Tùy theo điều kiện tương ứng, phù hợp với chi phí vốn để đảm bảo lợi nhuận.
Bước 2: Xác định phần giảm giá chiết khấu
Nhân giá bán gốc với tỷ lệ chiết khấu.
Bước 3: Xác định giá sau chiết khấu:
Lấy giá gốc trừ đi phần giảm giá. Giá bán gốc là X; Tỷ lệ chiết khấu là t %;
Giá sau chiết khấu sẽ là: Y = X – t%.X = (1 – t%).X
Ví dụ:
– Giá gốc của sản phẩm là 01 triệu đồng
– Tỷ lệ chiết khấu sản phẩm là 20%
– Số tiền được khấu trừ từ tỷ lệ chiết khấu là: 20% x 100.000 đồng = 20.000 đồng
=> Giá bán của sản phẩm sau khi chiết khấu: 100.000 đồng – 20.000 đồng = 80.000 đồng
4. Lợi ích khi áp dụng chiết khấu trong kinh doanh là gì?
4.1. Nâng cao doanh thu trong thời gian ngắn
Lợi ích dễ nhận thấy nhất khi áp dụng chiết khấu trong bán hàng là doanh số được nâng cao đáng kể mà người bán không cần tốn nhiều công sức thuyết phục người tiêu dùng.
4.2. Kích thích khách hàng mua sản phẩm mới
Với những sản phẩm mới đưa vào thị trường thì đây là phương thức hiệu quả giúp kích cầu.
Đặc biệt với những người tiêu dung đã quen việc sử dụng một sản phẩm thì họ rất ít khi mua thử mặt hàng mới. Vì vậy, người bán cần có một chiến lược phù hợp để thu hút sự chú ý của người dùng về sản phẩm mới của mình, từ đó dần mang lại thị trường cho sản phẩm.
4.3. Nhanh chóng thanh lý hàng tồn kho
Khi còn quá nhiều sản phẩm cũ trong kho mà khách hàng không còn ưa thích chúng, người bán có thể dùng chiến lược chiết khấu để nhanh chóng thanh lý hết đống hàng tồn này rồi nhập thêm mẫu mới tiếp tục kinh doanh.
Cách này giúp thu hồi lại vốn đầu tư ban đầu chứ không bị mất trắng hoàn toàn.
5. Mặt trái của việc sử dụng chính sách chiết khấu trong kinh doanh
Chiết khấu là chính sách hiệu quả để gia tăng doanh số bán hàng, tuy nhiên nếu quá lạm dụng các chương trình chiết khấu, người bán có thể phải nhận lấy một số hệ lụy:
– Quá thường xuyên chiết khấu khiến khách hàng không còn tin vào chương trình giảm giá, thậm chí khi để nguyên giá sẽ không bao giờ mua.
– Khách hàng không còn hứng thú mua hàng.
– Khách hàng có thể nghi ngờ về chất lượng của sản phẩm.
– Lợi nhuận bị hao hụt.
Như vậy, để tránh gặp phải những bất lợi này thì mọi người nên tìm hiểu nhiều phương pháp gây sự chú ý với khách hàng hơn chứ không nên dùng mỗi chính sách chiết khấu.
Cần phải đa dạng chiến lược bán hàng thì mới có thể đem lại hiệu quả cao nhất trong kinh doanh.
6. Kinh nghiệm giúp sử dụng chiết khấu hiệu quả trong kinh doanh
Nếu thực hiện chiết khấu đúng thì nó sẽ mang lại rất nhiều lợi ích trong kinh doanh, sau đây là một số kinh nghiệm giúp sử dụng hiệu quả phương pháp chiết khấu:
– Tập trung vào đúng giá trị của sản phẩm: Đây là yếu tố hàng đầu để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm. Người mua hàng luôn mong muốn mua một sản phẩm hữu dụng hoặc có ý nghĩa với họ.
Vì vậy, nên sản phẩm không mang lại giá trị thật sự thì rất khó để thuyết phục họ bỏ tiền. Bên cạnh việc chiết khấu, cần biết truyền tải giá trị sản phẩm đến với khách hàng để cảm thấy hứng thú.
– Tập trung vào nhu cầu của các khách hàng. Mỗi người sẽ có những mong muốn và nhu cầu riêng đối với mỗi sản phẩm. Cần xác định tệp khách hàng của mình rồi đưa cho họ đúng thứ họ cần. Sau đó kích cầu bằng cách chiết khấu thì tỷ lệ chốt đơn thành công sẽ rất cao.
– Phải có chiến dịch marketing đi kèm. Muốn thực hiện một chiến dịch chiết khấu hiệu quả thì phải tiếp cận được lượng khách hàng mục tiêu. Nếu bạn có giá bán hấp dẫn, nhưng lại không ai biết đến thì mọi công sức là lãng phí.
Vì vậy, lên kế hoạch truyền thông cho sản phẩm cũng là một việc hết sức quan trọng.
7. Câu hỏi thường gặp về chiết khấu
7.1. Có nên sử dụng chiết khấu trong kinh doanh không?
Nên sử dụng chiết khấu trong kinh doanh nhưng không được lạm dụng.
Nếu quá lạm dụng chiết khấu, vô tình sẽ tạo ra một thói quen xấu cho khách hàng làm ảnh hưởng tới kinh doanh của bạn.
7.2. Chiết khấu có giúp tăng doanh số bán hàng?
Đa số các chương trình chiết khấu đều giúp người bán tăng nhanh doanh số trong thời gian ngắn mà.
Trên đây là thông tin giải đáp về chiết khấu là gì và lợi ích khi áp dụng chiết khấu trong kinh doanh. Nếu cần tư vấn về lĩnh vực doanh nghiệp, hãy gọi đến tổng đài 1900.6192 để LuatVietnam hỗ trợ.
Hiện nay, các phần mềm kế toán thế hệ mới như phần mềm kế toán online MISA AMIS với nhiều tính năng hỗ trợ kế toán doanh nghiệp trong quá trình ghi chép chiết khấu như: Theo dõi hạch toán mua hàng, bán hàng có chiết khấu; theo dõi phân bổ chiết khấu…
Tham khảo chi tiết phần mềm kế toán online MISA AMIS tại đây