Tổng quan – UBND huyện Xuân Lộc

Ngã 3 ông đồn xuân lộc đồng nai

Video Ngã 3 ông đồn xuân lộc đồng nai

1. Vị trí địa lý, đặc điểm về khí hậu, thời tiết;

a) Vị trí địa lý:

– Huyện Xuân Lộc nằm ở phía Đông Nam tỉnh Đồng Nai, huyện được thành lập vào ngày 01/07/1991. Đến đầu năm 2004, thực hiện Nghị định 97/2003/NĐ-CP ngày 21/8/2003 của Chính phủ “V/v tái lập Thị xã Long Khánh và thành lập 2 huyện mới Cẩm Mỹ và Trảng Bom”, huyện Xuân Lộc tiếp tục được điều chỉnh ranh giới hành chính, huyện đã bàn giao 6 xã về huyện Cẩm Mỹ. Hiện nay diện tích tự nhiên toàn huyện là 727,19 km2, là huyện đứng thứ tư trong toàn tỉnh về diện tích tự nhiên và chiếm 12,34% diện tích tự nhiên của tỉnh Đồng Nai.

b) Địa giới hành chính:

+ Phía Bắc giáp Huyện Định Quán.

+ Phía Nam giáp huyện Cẩm Mỹ và tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

+ Phía Đông giáp với Tỉnh Bình Thuận.

+ Phía Tây giáp với Thị xã Long Khánh.

– Huyện Xuân Lộc gồm 15 đơn vị hành chính, trong đó có một thị trấn Gia Ray và 14 xã với tổng số 91 khu, ấp. Là một địa danh nổi tiếng trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975, Xuân Lộc có thuận lợi là cửa ngõ của miền Đông Nam bộ và thành phố Hồ Chí Minh nằm dọc trên quốc lộ 1A, dài 47 km; có đường sắt Bắc – Nam đi qua dài 33 km với 3 ga nhỏ; 3 đường Tỉnh lộ 763, 765, 766. Trung tâm huyện đóng tại ngã ba Ông Đồn là đầu mối của các tuyến giao thông quan trọng trong khu vực, tạo cho Xuân Lộc có ưu thế và phát triển kinh tế hướng ngoại với các thế mạnh về nông nghiệp, dịch vụ, công nghiệp, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh Đồng Nai và mở rộng mối giao lưu giữa Đồng Nai với các tỉnh duyên Hải Nam Trung bộ và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

c) Địa hình:

Địa hình của Xuân Lộc có hai dạng địa hình chính là: núi, đồi thoải lượn sóng.

– Địa hình núi: Phân bố rải rác thành các ngọn núi độc lập có độ dốc lớn, chiếm khoảng 6 -7% tổng diện tích toàn huyện, trong đó lớn nhất là núi Chứa Chan với độ cao 844 m, đây là điểm du lịch tiềm năng của huyện, đặc biệt là sau khi được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia. Ngoài ra, còn có các ngọn núi nhỏ khác như: núi SaBi, núi Bà Sót, Núi Hòa Hưng,….

– Địa hình đồi thoải lượn sóng: Là dạng địa hình chính, hiện chiếm khoảng 85% tổng diện tích toàn huyện. Độ dốc phổ biến từ 3 đến 80. Khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp với các loại cây hàng năm và lâu năm nổi tiếng của huyện như: cây bắp lai; sầu riêng, chôm chôm, xoài,…

d) Khí hậu thời tiết:

– Huyện Xuân Lộc nằm trong vùng ký hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với những đặc trưng như sau:

+ Năng lượng bức xạ dồi dào với chế độ nhiệt cao và ổn định, trung bình 154 – 158 Kcal/cm2-năm. Nắng nhiều (trung bình từ 5,7 – 6 giờ/ngày), nhiệt độ cao và cao đều trong năm (trung bình 25,40C); tổng tích ôn lớn trung bình 9.2710C/năm. Xuân Lộc hầu như không bị ảnh hưởng của thiên tai như: bão, lụt, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội.

+ Nhiệt độ: thay đổi theo mùa và theo vùng, ẩm độ tương đối 72 – 80%, cao nhất 83 – 87% và thấp nhất 55 – 62%.

+ Chế độ mưa: Xuân Lộc là nơi có chế độ mưa tương đối cao so với các huyện khác trong tỉnh. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào khoảng cuối tháng 11. Hạn chế rõ nét nhất trong chế độ mưa ở đây là thường có những đợt hạn ngắn vào đầu vụ Hè Thu. Lượng mưa nhiều nhất trong năm vào khoảng tháng 7 đến tháng 9, kết hợp với độ ẩm không khí cao. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.956 mm, cao nhất 2.139 mm và thấp nhất 1.150 mm. Số ngày mưa trung bình trong năm 98 ngày. Lượng mưa lớn nhất trong ngày 138 mm.

+ Chế độ nắng: thông thường từ tháng 11 năm này đến tháng 5 năm sau, thời gian nắng trung bình một ngày 5,7 – 7,4 giờ. Số giờ nắng cao nhất trong ngày 13,8 giờ và thấp nhất 0,5 giờ. Cường độ chiếu sáng cao nhất 100.000Lux. Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4.

+ Chế độ gió: hướng gió chủ đạo hướng đông nam (tháng 2, tháng 5) tốc độ gió trung bình 3 – 3,5 m/s, tốc độ lớn nhất 10,9m/s. hướng bắc – đông bắc (tháng 12, tháng 1) tốc độ gió trung bình 3,4 – 4,7m/s, lớn nhất 6m/s.

Nhìn chung, khí hậu thời tiết của Huyện có nhiều thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, ít có thiên tai như: bão lụt, sương muối…

2. Đất đai và cơ cấu sử dụng:

Theo số liệu thống kê hiện trạng sử dụng đất đến ngày 01/01/2010 của Phòng Tài nguyên và Môi trường, huyện Xuân Lộc có diện tích đất tự nhiên là 72.719,48 ha, với 57.411,85 ha đất nông nghiệp chiếm 78,95%, trong đó: đất trồng cây hàng năm 12.628,43 ha, chiếm 22,0% đất nông nghiệp. Trong đất trồng cây hàng năm 48,5% diện tích là đất trồng màu – cây công nghiệp ngắn ngày phân bố chủ yếu trên các loại đất nâu thẩm trên Bazan và xám vàng granit có độ dốc nhỏ, tầng dày trung bình. Đất lúa chiếm 51,5% diện tích đất cây hàng năm trong đó có khoảng 70% là đất lúa 1 vụ.

Đất cây lâu năm: 34.852 ha chiếm 60,71% diện tích đất nông nghiệp, trong đó: 55,97% là đất trồng cây công nghiệp lâu năm; 14,64% là đất trồng cây ăn quả, còn lại là đất cây lâu năm khác chiếm khoảng 29,38% đất cây lâu năm.

3. Nguồn nước:

– Xuân Lộc có mật độ sông suối tương đối dày, nhưng phần lớn đều ngắn và dốc nên khả năng giữ nước kém, nghèo kiệt vào mùa khô. Việc xây dựng các hồ chứa kết hợp với chuyển tải nước từ ngoài vùng vào là rất cần thiết cho phát triển kinh tế, xã hội mà đặc biệt là cho phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp của huyện, với hệ thống sông suối chính như:

+ Sông La Ngà: bắt nguồn từ vùng núi cao thuộc hai tỉnh Bình Thuận và Lâm Đồng. Diện tích lưu vực: 4.100 km2, mô-đun dòng chảy khá (38,41/s/km2), lưu lượng trung bình: 113 m3/s, lưu lượng kiệt: 3,5 – 4 m3/s. Chiều dài sông chính khoảng 290km, đoạn chảy qua Huyện Xuân Lộc dài 18 km, với diện tích lưu vực khoảng 262km2. Các suối nhánh của sông La Ngà trên địa phận huyện Xuân Lộc gồm có: suối Gia Huynh, Suối Cao, Suối Rết, Suối Gia Ray. Các suối có nước quanh năm là Gia Huynh, Suối Rết.

+ Sông Ray: bắt nguồn từ khu vực phía Nam và Tây Nam núi Chứa Chan, diện tích lưu vực trong phạm vi Huyện 458,92km2, với các nhánh sông chính như: Suối Mon Coum, Suối Cát, Suối Sáp,…. Chiều dài sông chính 60km, đoạn chảy qua huyện Xuân Lộc dài 15-20km.

+ Các nhánh sông suối thuộc hệ thống sông Dinh: bắt nguồn từ khu vực phía đông nam núi Chứa Chan, diện tích lưu vực 227km2 bao gồm các suối Gia Ui, Suối Da, Công Hoi, suối DaKriê, do lưu vực hẹp, thảm phủ kém, mùa khô kéo dài nên các suối này thường bị kiệt vào cuối mùa khô.

Huyện Xuân Lộc nằm trong khu vực nghèo mạch nước ngầm. Trên đất đỏ vàng nước ngầm thường xuất hiện ở độ sâu từ 25 – 30m, các khu vực khác nước ngầm thường xuất hiện ở độ sâu từ 80 – 102m, lưu lượng trung bình từ 0,5 đến 1,2l/s, chất lượng tốt. Hiện nay nước ngầm đang được khai thác cho sinh hoạt và tưới cho cây trồng.

4. Tài nguyên rừng:

Theo số liệu kiểm kê đất trong năm 2010 của phòng Tài nguyên – Môi trường, toàn huyện có khoảng 9.383 ha rừng, bao gồm:

– Rừng sản xuất: 4.389 ha, toàn bộ là rừng trồng sản xuất có trữ lượng gỗ thấp.

– Rừng phòng hộ: 4.994 ha, phân bố ở khu vực núi Chứa Chan và các xã Xuân Thành, Xuân Trường, Xuân Hòa, Xuân Hưng và Xuân Tâm.

5. Thông tin về các xã, thị trấn

STT

Ðơn vị hành chính

Diện tích tự nhiên (ha)

Diện tích đất Quốc phòng(ha)

Dân số TB năm 2012 (người)

1

Thị trấn Gia Ray

1.396,99

93

16.937

2

Xã Xuân Bắc

6.315,89

18.357

3

Xã Xuân Thành

6.834,14

7

9.826

4

Xã Xuân Trường

4.720,42

308,01

18.539

5

Xã Suối Cao

5.410,73

9.097

6

Xã Xuân Thọ

3.775,69

18.788

7

Xã Xuân Tâm

12.192,81

4.540,26

26.812

8

Xã Lang Minh

1.712,33

8.495

9

Xã Xuân Hiệp

2.443,68

44,76

15.282

10

Xã Suối Cát

1.693,58

13.059

11

Xã Xuân Phú

3.857,10

16.142

12

Xã Bảo Hoà

1.814,27

12.416

13

Xã Xuân Định

1.332,01

8.837

14

Xã Xuân Hoà

8.723,53

15,26

12.528

15

Xã Xuân Hưng

10.496,33

3.071,94

24.837

Tổng cộng

72.719,48

8.080,23

229.952

Đường vào trung tâm huyện

Khuôn viên đài tưởng niệm liệt sĩ

ko66 | f8bet | ku88 | 9bet | rồng bạch kim | sunwin | sunwin | da88