Phân có màu xanh: Dấu hiệu cảnh báo điều gì, có nguy hiểm không?

phân màu xanh

ăn nhiều rau xanh tốt cho tiêu hóa

Đi ngoài phân xanh, đi cầu phân xanh đen, đi ngoài phân màu xanh rêu là do đâu, có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia sức khỏe, nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể đến từ thực phẩm mà bạn ăn.

Việc tiêu thụ một lượng lớn rau cải hoặc hoa quả xanh (cải xoăn, rau bó xôi, rau lang, rau muống, bông cải xanh, việt quất…), thực phẩm có chứa chất diệp lục (tảo, rong biển, đậu cô ve…) hoặc thực phẩm có màu nhuộm xanh nhân tạo là nguyên nhân đi tiêu phân xanh hay đi ngoài phân xanh thường gặp nhất.

Tuy nhiên, nếu bạn không ăn nhiều loại thức ăn này mà vẫn đi ngoài phân màu xanh đen hay đi ngoài có màu xanh thẫm, có thể bạn cần lưu ý 6 nguyên nhân dưới đây:

1. Dịch mật khiến đi ngoài phân có màu xanh

Phân mềm và có màu vàng nâu đặc trưng phần lớn nhờ vào dịch mật. Nếu quá trình tiêu hóa diễn ra quá nhanh như ăn quá nhiều 1 lần hoặc thức ăn khó tiêu hóa, dịch mật sẽ không kịp chuyển từ màu xanh lá cây sang vàng nâu, từ đó dẫn đến việc đi tiêu phân có màu sắc bất thường. Tình trạng này thường đi kèm với tiêu chảy nên bạn có thể bắt gặp triệu chứng đi ngoài phân lỏng màu xanh lá cây.

2. Tác dụng phụ của kháng sinh

Đôi khi, vi khuẩn chịu trách nhiệm “đổi màu” cho dịch mật trong ruột già cũng có thể bị ảnh hưởng bởi kháng sinh, làm cho dịch mật được đào thải ra ngoài qua đường phân vẫn giữ màu xanh “nguyên thủy”. Ngoài ra, việc dùng kháng sinh kéo dài gây loạn khuẩn đường ruột, các vi khuẩn có lợi bị mất đi đáng kể khiến bạn dễ bị tiêu chảy và thay đổi màu phân.

3. Tác dụng phụ của một số thuốc hoặc chất bổ sung

Nhiều người thường thắc mắc đi ngoài phân màu xanh đen có phải là tác dụng phụ của thuốc không? Câu trả lời là “có”. Bởi theo các chuyên gia, việc bổ sung chất sắt, than hoạt tính, bismuth khiến người dùng đi cầu ra phân xanh đen hoặc phân đen.

4. Thủ thuật y tế

Sự đổi màu phân cũng có thể xảy ra sau khi thực hiện một thủ thuật y tế lớn như ghép tủy xương. Nếu cơ thể từ chối cấy ghép (hiện tượng thải ghép), bệnh ghép chống chủ có thể phát triển và gây khó chịu nghiêm trọng cho đường tiêu hóa dạ dày – ruột, dẫn đến tiêu chảy và khiến bạn đi tiêu phân có màu xanh.

5. Nhiễm trùng: Nguyên nhân đi tiêu phân có màu xanh

di-ngoai

Đi ngoài phân xanh là triệu chứng cho biết bị nhiễm khuẩn? Câu trả lời là “đúng”. Việc nhiễm phải một số mầm bệnh nhất định có thể khiến phân chuyển sang màu xanh lá cây như vi khuẩn Salmonella, Giardia (một loại ký sinh trùng sống dưới nước) và norovirus. Các vi sinh vật gây bệnh này có thể khiến quá trình hoạt động của ruột diễn ra nhanh hơn bình thường, ảnh hưởng đến màu phân.

6. Bệnh về đường tiêu hóa

Đi ngoài phân màu xanh đen hay đi cầu phân xanh, đi tiêu phân màu xanh rêu là biểu hiện của bệnh gì, có nguy hiểm không? Viêm túi thừa, bệnh Crohn, bệnh Celiac, hội chứng ruột kích thích hay viêm loét đại tràng… có thể gây tiêu chảy làm thay đổi màu phân sang màu xanh. Trường hợp tình trạng bệnh chuyển biến nặng hơn và viêm niêm mạc ruột, sẽ xuất hiện máu đỏ trong phân.

Chẩn đoán và điều trị

đi ngoài phân xanh

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Tình trạng phân có màu xanh có nguy hiểm không?

Hiện tượng đi tiêu phân xanh có thể là tình trạng bình thường nhưng cũng có thể do nhiễm trùng đường ruột hoặc các rối loạn khác. Nếu không được thăm khám và chẩn đoán để điều trị hợp lý, người bệnh có thể gặp những biến chứng như:

  • Mất nước
  • Hạ kali máu
  • Hội chứng kém hấp thu
  • Suy dinh dưỡng

Khi nào bạn cần đi khám?

Đi ngoài phân xanh đen có nguy hiểm không, khi nào cần đi khám? Phân có màu xanh liên quan đến ăn uống thường không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây thì cần sớm đi khám:

  • Sốt
  • Đau bụng
  • Máu trong phân (hoặc phân đen)
  • Phân lỏng hoặc chảy nước
  • Bất kỳ triệu chứng bất thường nào khác
ko66 | f8bet | rồng bạch kim | sunwin | 2hubet.com