Scam được xem là vấn nạn xã hội cần được lên án trong môi trường Internet lẫn đời sống hằng ngày. Vậy cụ thể scam là gì, có những loại hình nào và làm sao để phòng tránh? Hãy cùng Vietnix tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này trong bài viết hôm nay.
Scam là gì?
Scam là thuật ngữ ám chỉ những hành vi hay thủ đoạn lừa đảo được thực hiện trên nhiều công cụ khác nhau. Chúng có thể xảy ra trên Internet hoặc các kênh khác thông qua laptop, điện thoại thông minh,… và hầu hết các công cụ hỗ trợ người dùng truy cập mạng khác.
Hành vi scam được thực hiện dựa trên những mưu đồ bất chính có tính chất trục lợi, chiếm đoạt tài sản và xâm phạm đến thông tin cá nhân của người khác. Thông thường, các cá nhân lừa đảo rất tinh vi, áp dụng hàng loạt chiêu trò đánh vào tâm lý người khác.
Scammer là gì?
Thuật ngữ Scammer đại diện cho những cá nhân hay tổ chức đứng sau hành vi scam. Mạng lưới của họ có thể phân bố ở trong và ngoài nước. Tuy nhiên những tổ chức, cá nhân này đều có mục đích là lợi dụng mạng viễn thông và kết nối Internet toàn cầu để thực hiện hành vi lừa đảo trá hình của mình.
Các loại Scam phổ biến thường gặp
Scam tồn tại dưới nhiều hình thức đa dạng dựa trên 2 phương tiện thực hiện hành vi chính gồm: Trực tuyến (trên Internet) và trực tiếp (ngoài đời). Bài viết tập sẽ trung giới thiệu các loại Scam phổ biến qua mô hình trực tuyến bởi tính phổ biến của nó trong nhiều năm gần đây.
1. Scam offline
Loại hình scam này tồn tại trước khi công nghệ số phát triển mạnh mẽ. Không cần phải thông qua bất kỳ thiết bị kết nối internet nào, kẻ scam – lừa đảo xuất hiện trước mắt bạn mà bạn không nhận biết được. Hình thức này thường tận dụng sự tin tưởng của nạn nhân để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, sau đó biến mất và không thể liên lạc được.
2. Scam qua email
Scam qua email xuất hiện dưới hình thức những email có nội dung như: “Ngân hàng xác thực danh tính”. Và nó diễn ra ngay cả khi bạn không hề thực hiện thao tác yêu cầu xác thực nào với ngân hàng.
Các Scammer lợi dụng những email có gắn tên ngân hàng uy tín như: abcdef@vcb.com, xyz@tpbank.com,… để thực hiện hành vi lừa đảo của mình. Nếu gặp trường hợp này, bạn hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng của ngân hàng hoặc ví điện tử để báo cáo hành vi.
3. Hack tài khoản Facebook
Hình thức Scam này là một trong những trò lừa đảo thường xuyên gặp trên Facebook. Thực tế, các tài khoản Facebook cá nhân chính chủ sẽ trở thành công cụ cho các Scammer khi bị hack hoàn toàn hoặc xâm nhập trái phép.
Sau khi dùng thủ thuật để hack tài khoản Facebook của bạn, Scammer sẽ giả danh nhằm lợi dụng lòng tin để vay tiền, lừa đảo, sau đó gửi số tài khoản lạ và chiếm đoạt số tiền đó. Vì vậy, bạn nên cẩn thận hơn với những tài khoản Facebook có ý định vay tiền hay yêu cầu cung cấp thông tin liên quan khác.
Ngoài Facebook thì các mạng xã hội phổ biến hiện nay cũng là thị trường béo bở cho các scammer hành động, bạn hãy luôn cảnh giác để bảo vệ mình dù cho ở bất kỳ đâu.
4. Website lừa đảo
Thủ đoạn lừa đảo qua website được xem là hình thức scam có mức độ tinh vi khá cao khiến người dùng internet quan ngại. Nó yêu cầu scammer phải tốn thời gian, chi phí và chất xám vào việc thiết kế website giả mạo giống tương đối với trang uy tín. Đối tượng lừa đảo sẽ tối ưu website SEO top Google hay trên kết quả tìm kiếm từ các nền tảng khác, từ đó thu hút lượng truy cập khổng lồ phục vụ cho hành vi scam.
Khi đã chiếm được lòng tin của nạn nhân, họ cho phép bạn truy cập với tài khoản thật vào website giả. Lúc đó, bạn đã vô tình làm lộ toàn bộ dữ liệu cá nhân như ID, mật khẩu và cả thông tin cá nhân cho các scammer.
5. Scam qua bán hàng trực tuyến
Xu hướng mua sắm online đang thịnh hành ở Việt Nam chính là lý do làm nảy sinh hình thức Scam qua bán hàng online. Biểu hiện rõ ràng là người bán hàng đăng tải hình ảnh không đúng và không đảm bảo chất lượng so với sản phẩm thực tế. Để tránh trường hợp không hài lòng khi nhận hàng, bạn nên tham khảo các dữ kiện từ người đã mua trước khi quyết định đặt hàng.
6. Scam đấu giá
Đây là hình thức Scam sử dụng trang web đấu giá trực tuyến không có thực (ví dụ trang web eBay). Tại đây, Scammer bán mặt hàng không hề tồn tại với mục đích lừa đảo tiền đặt cọc. Hậu quả là bạn sẽ mất tiền và không nhận được bất kỳ một sản phẩm nào.
7. Scam quyên góp
Hình thức Scam này lợi dụng tình yêu thương và lòng trắc ẩn của người khác nhằm trục lợi cho bản thân. Một số lượng lớn các Scammer tạo dựng nên hoàn cảnh khó khăn, túng thiếu, bệnh tật và cần đến nguồn hỗ trợ tài chính để chăm lo cho người thân đang bị bệnh.
Hiện nay, xã hội vẫn có những trường hợp thực sự khó khăn và cần giúp đỡ. Tuy vậy, một thực trạng đáng báo động là nhiều đối tượng lợi dụng điều đó để kêu gọi quyên góp và hưởng lợi từ số tiền tình thương. Mọi người cần nâng cao cảnh giác với những đối tượng đó.
8. Scam 419
Hình thức Scam này có vẻ mới lạ và ít người biết đến. 419 là cái tên đại diện cho bộ luật hình sự tương ứng với vụ truy tố tại Nigeria, châu Phi. Vì vậy, khi nhắc đến Scam 419 giúp bạn hình dung ra được các Scammer có thể kiếm được một số tiền khổng lồ siêu dễ dàng.
Vụ lừa đảo 419 sử dụng email hoặc fax làm công cụ để thông báo cho người nhận (quan chức, góa phụ, doanh nhân,…) là họ đã trúng xổ số với tổng giải thưởng rất lớn, có thể từ hàng trăm nghìn đến hàng triệu đô la.
Các trò gian lận 419 thường thấy:
- Ban đầu, bạn phải đầu tư hoặc gửi một số tiền nhỏ làm vốn rồi nhận lại lời cam kết rút số tiền lớn từ tài khoản.
- Số tiền đó phải được chuyển đến một tài khoản khác, giao dịch này đòi hỏi bạn phải cung cấp thông tin tài khoản hoặc ngân hàng của bạn.
- Bạn cần rút tiền mặt theo tờ séc hoặc séc sau đó sẽ được gửi đến bạn.
- Bạn phải thỏa thuận thực hiện các giao dịch trong bí mật và không thể tiết lộ với bất kỳ ai.
9. Scam khảo sát online
Hình thức Scam này sử dụng các trang web khảo sát với nội dung tặng tiền mặt hoặc quà tặng miễn phí cho người tham gia. Yêu cầu khi tham gia chương trình rất đơn giản, chỉ cần bạn dành thời gian điền thông tin vào khảo sát là hoàn thành.
Mục đích chính của việc lừa đảo thông qua khảo sát trực tuyến là lấy thông tin nhân khẩu học, từ đó những trang web có thể bán nguồn dữ liệu này cho các tổ chức khác (đơn vị tiếp thị, người gửi thư rác,…). Trong khi đó, người tham gia sẽ không nhận được bất cứ chứng từ hay khoản tiền nào.
Bạn hoàn toàn có thể tìm hiểu các cách kiếm tiền online tại nhà uy tín và bớt rủi ro hơn nhiều khi thực hiện các khảo sát kể trên. Bạn có thể vô tình bán dữ liệu cá nhân của mình cho một bên thứ 3 với cái giá rẻ mạt.
10. Scam việc làm
Các scammer lợi dụng nhu cầu tìm việc làm để thực hiện hành vi lừa đảo bằng cách gửi các email hoặc tin nhắn kèm theo số tài khoản cụ thể. Bạn nhận được yêu cầu gửi tiền vào đó để có được công việc với mức lương khủng. Trên thực tế, tiền đã gửi đi và bạn chẳng nhận được công việc nào cả.
11. Scam Catfish
Hình thức Scam này nhắm chủ yếu vào những người đang muốn tìm kiếm mối quan hệ yêu đương trên Internet. Cụ thể, các scammer sẽ tạo hồ sơ trực tuyến giả trên các nền tảng hẹn hò. Sau đó họ lợi dụng hồ sơ này để kết bạn và hẹn hò với 1 hoặc nhiều người cùng lúc. Trong quá trình này, họ sẽ tạo dựng nên các trường hợp phi thực tế với mục đích lừa tiền của các đối tượng hẹn hò.
Thời gian bạn dành ra để tham gia vào một mối quan hệ toxic, mất nhiều hơn được thì bạn có thể tìm cách kiếm tiền trên TikTok. Điều này vừa giúp bạn giải trí, thư giãn mà lại còn có chút thu nhập thụ động mà không lo ngại bị scam nữa đó.
12. Scam thông qua cuộc gọi lạnh
Với hình thức Scam này, các scammer giả danh làm nhân viên hỗ trợ kỹ thuật từ hãng điện tử lớn như Dell, HP, Asus,… Sau đó chúng sẽ đề nghị kết nối từ xa với máy tính của bạn để phục vụ việc khắc phục sự cố của thiết bị. Từ đó, chúng sẽ đánh cắp dữ liệu, thông tin của bạn và bán đi thu lợi.
13. Scam trong game là gì?
Tại môi trường trò chơi, scam xuất hiện khi người chơi sử dụng các chiêu trò lừa đảo nhau. Điều này có thể bao gồm gian lận trong giao dịch, sử dụng tin nhắn giả mạo để đánh lừa người chơi khác, việc sử dụng phần mềm gian lận, hoặc thậm chí mua bán tài khoản với những cam kết giả mạo. Để tránh rơi vào bẫy scam trong game, người chơi cần luôn cẩn trọng và tránh tiết lộ thông tin cá nhân hoặc tham gia vào các hoạt động không rõ nguồn gốc.
14. Checkscam là gì?
“Checkscam” là một thuật ngữ không chính thống được sử dụng để mô tả các hình thức lừa đảo hoặc gian lận liên quan đến việc sử dụng séc (check) giả để chiếm lợi trái phép. Trong checkscam, tin tặc hoặc kẻ lừa đảo thường tạo ra các séc giả có hình dáng và thông tin tương tự như séc thật để thanh toán cho các sản phẩm hoặc dịch vụ. Khi người nhận tiền thực hiện giao dịch và gửi hàng hoặc cung cấp dịch vụ, họ sau đó nhận ra rằng séc mà họ đã nhận được là giả mạo hoặc không có giá trị thực sự.
Checkscam có thể gây ra thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp hoặc người cá nhân, và đôi khi có thể liên quan đến hoạt động tội phạm. Để tránh rơi vào checkscam, người dùng hoặc doanh nghiệp nên luôn kiểm tra và xác minh tính hợp lệ của tất cả các séc hoặc phương tiện thanh toán trước khi giao dịch.
15. Legit Scammer là gì?
Thuật ngữ “Legit Scammer” có vẻ mâu thuẫn vì “legit” thường ám chỉ sự hợp pháp hoặc đáng tin cậy, trong khi “scammer” đề cập đến kẻ lừa đảo hoặc người thực hiện các hành vi gian lận. Tuy nhiên, trong một số tình huống, người ta có thể sử dụng thuật ngữ này để ám chỉ một người tham gia vào hoạt động gian lận hoặc lừa đảo, nhưng người đó có vẻ thông minh, khéo léo, và được coi là có “kiến thức” về cách thực hiện lừa đảo. Tuy nhiên, không nên khích lệ hoặc ủng hộ những hoạt động gian lận hoặc kẻ lừa đảo bất kể họ có được gọi là “legit” hay không, vì đó là vi phạm pháp luật và đạo đức.
Dấu hiệu nhận biết scam
Sự cả tin và nỗi sợ của mọi người chính là cơ sở để các scammer có thể lợi dụng và thực hiện các chiêu trò của mình. Để tránh trở thành nạn nhân của những vụ lừa đảo này, bạn chỉ cần sáng suốt và tỉnh táo hơn.
Ngay cả khi bạn nhận được quyền lợi miễn phí từ một tổ chức hay cá nhân nào đó không rõ ràng thì bạn nên từ chối vì khả năng cao đó là lừa đảo. Bạn nên lưu ý xem rõ tất tần tật các thông tin để có góc nhìn rõ ràng hơn khi tham gia môi trường Internet.
Nhận biết scam online
Khi đối mặt với các hình thức scam trực tuyến, bạn cần chú ý đến những dấu hiệu sau:
1. Nhận thông điệp hoặc lời mời hấp dẫn, như quà tặng trúng thưởng, một công việc với mức lương hấp dẫn mà không cần phải nộp đơn xin việc, hoặc kêu gọi đầu tư với lời hứa lợi nhuận cao và vốn ban đầu thấp.
2. Yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc mã OTP của ngân hàng thông qua tin nhắn hoặc cuộc gọi điện thoại.
3. Nhận email yêu cầu xác nhận thông tin, nhưng nội dung của email thường có lỗi ngữ pháp và chính tả, đặc biệt là địa chỉ email gần giống với địa chỉ email của một công ty thực sự.
4. Nhận các liên kết (link) từ tài khoản lạ gửi cho bạn qua email hoặc tin nhắn. Ngay cả khi người gửi là người quen, bạn cũng nên cảnh giác, vì tài khoản của họ có thể đã bị xâm nhập và gửi liên kết độc hại cho bạn.
5. Nhận thông điệp từ đối tượng giả mạo là cơ quan thẩm quyền, đe dọa rằng bạn sẽ bị xử phạt hoặc bắt giữ mà không vi phạm bất kỳ quy định nào.
Nhận biết scam offline
Nhận diện scam offline có thể khó khăn hơn so với scam trực tuyến, bởi bạn cần phải tiếp xúc trực tiếp với kẻ scam để hiểu rõ tình hình. Thông thường, những kẻ scam loại này sẽ đầu tư khá kỹ lưỡng để tạo dựng lòng tin, chẳng hạn như xuất hiện với diện mạo lịch lãm và tôn trọng, thể hiện sự chuyên nghiệp trong cách giao tiếp. Sau đó, họ sẽ đưa ra những lời đề nghị hấp dẫn để bạn đầu tư hoặc cho vay tiền. Khi đã thu được tiền, kẻ scam sẽ biến mất mà không để lại dấu vết.
Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết scam offline:
- Kẻ scam thường xuất hiện với diện mạo cuốn hút và quyến rũ, thể hiện sự chuyên nghiệp trong cách giao tiếp.
- Họ thường đưa ra những lời đề nghị hấp dẫn, chẳng hạn như lợi nhuận cao, lãi suất thấp, hoặc các khoản tiền thưởng lớn.
- Họ thường yêu cầu bạn chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin cá nhân nhạy cảm.
- Nếu bạn nghi ngờ mình đang bị scam, hãy cảnh giác và từ chối mọi lời đề nghị của kẻ scam. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của người thân, bạn bè hoặc cơ quan chức năng để được giúp đỡ.
Hướng dẫn cách phòng chống Scam
Thực trạng Scam trên mạng trở nên phổ biến và ngày càng có xu hướng phức tạp hơn, do đó bạn nên trang bị những kiến thức cần thiết để phòng chống vấn nạn Scam:
- Cần yêu cầu một bên thứ 3 uy tín và đáng tin làm trung gian để thực hiện các giao dịch. Không nên giao dịch trực tiếp với đối phương.
- Nên biết rõ toàn bộ thông tin cần thiết của đối phương trước khi tiến hành giao dịch.
- Nên thận trọng, kiểm tra kỹ lưỡng mọi thứ đối với hoạt động đăng nhập trên nền tảng website hoặc ứng dụng chưa rõ nguồn gốc.
- Chỉ nên mua sản phẩm trực tuyến từ đơn vị uy tín, có đánh giá tích cực từ khách hàng và lựa chọn phương thức thanh toán khi đã nhận được đơn hàng.
- Khuyến khích bạn nên sử dụng các phần mềm bảo mật hay ví điện tử được cung cấp từ tổ chức đáng tin cậy đã được kiểm định.
- Đăng ký bản quyền sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp để tránh trường hợp bị lợi dụng tên tuổi, thương hiệu trong các vụ lừa đảo.
Hãy trở thành một người dùng Internet thông minh
Thế giới công nghệ như con dao hai lưỡi đối với mọi người. Việc không hiểu rõ đặc thù của môi trường Internet sẽ khiến bạn dễ dàng trở thành nạn nhân của Scam. Do đó, bạn hãy tuân thủ những quy tắc sau đây để trở thành người dùng mạng xã hội thông thái:
- Khi thực hiện giao dịch với người lạ: Hãy tìm một đơn vị hoặc cá nhân uy tín đóng vai trò trung gian mà bạn có thể trao niềm tin cho họ.
- Khi đăng nhập vào một website bất kỳ: Cần lưu ý đến các thông tin quan trọng của website (như địa chỉ, tên miền, thông tin liên hệ,…) để đánh giá độ đáng tin và chất lượng của web.
- Khi mua hàng online: Nên tham khảo các ý kiến và nhận xét về sản phẩm của những người mua hàng trước đó, yêu cầu kiểm tra hàng và thanh toán sau để an tâm hơn.
Lời kết
Trên đây, Vietnix đã chia sẻ các hình thức Scam phổ biến và những thông tin quan trọng về vấn nạn này. Dù biết rằng đây đều là những vấn đề khó có thể tránh trong thời buổi hiện nay, nhưng đừng quá lo lắng. Bạn hãy luôn cảnh giác và tìm kiếm cho mình những lựa chọn tốt hơn để có thu nhập, chẳng hạn như tìm các kênh bán hàng online miễn phí, tham khảo các app kiếm tiền online uy tín, xem cách làm dropshipping,… Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn nhận biết tình trạng scam và phòng tránh mắc phải bẫy rập do các scammer tạo dựng. Chúc bạn có những trải nghiệm Internet an toàn và hữu ích.