Senpai là gì? Phân biệt Senpai, Kohai và Sensei

senpai là gì

Senpai là gì? Phân biệt giữa Senpai, Kohai, Sensei như thế nào? Văn hoá ứng xử giữa những đối tượng này ra sao?

Nếu là người yêu thích nét văn hóa của xứ sở hoa anh đào thì bạn sẽ không cảm thấy xa lạ với khái niệm Sensei, Kohai, Senpai là gì?

Bạn đang rất tò mò muốn biết thế nào là Senpai phải không nào? Tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để bổ sung thêm nhiều thông tin hữu ích cho bản thân khi đi Nhật làm việc nhé.

1. Senpai là gì?

Senpai là gì? Là những người tiền bối, đàn anh, đàn chị trong văn hóa ứng xử Nhật Bản.

Senpai là gì? Là những người tiền bối, đàn anh, đàn chị trong văn hóa ứng xử Nhật Bản.

Senpai (先輩/ せんぱい) là một từ có nguồn gốc từ Nhật Bản. Theo tiếng Hán, nó có nghĩa là là tiền bối. Còn trong tiếng Việt Nam, Senpai đồng nghĩa với đàn anh, đàn chị, ám chỉ những đồng nghiệp hoạt động trước mình trong cùng công ty, trường học, trung tâm, câu lạc bộ.

Hầu hết, Senpai là những người đúc kết được nhiều kinh nghiệm và hơn tuổi trong lĩnh vực đang hoạt động. Khái niệm này đã xuất hiện từ lâu trong văn hóa Nhật Bản và trở thành một kính ngữ trong giao tiếp cộng đồng. Thực tế, người Nhật dùng tên + Senpai để thể hiện sự tôn trọng của bản thân đối với các đàn anh, đàn chị.

Chẳng hạn, Bạn gia nhập vào một công ty mới và gặp những người có kinh nghiệm, đã làm lâu năm ở đây thì khi gọi tên của họ sẽ sử dụng văn hóa kính ngữ Senpai: Akira Senpai – Tiền bối, đàn anh (đàn chị) kakashi, Hasuko Senpai – Tiền bối, đàn anh (đàn chị) Hasuko….

2. Phân biệt giữa Senpai, Kohai, Sensei

Kohai học hỏi và tiếp thu những kiến thức mà Senpai truyền dạy.

Kohai học hỏi và tiếp thu những kiến thức mà Senpai truyền dạy.

Nếu bạn có hứng thú và tìm hiểu về văn hóa giao tiếp ở Nhật Bản thì chắc hẳn không còn xa lạ gì với những phát âm như: Senpai, kohai, sensei. Tuy nhiên, đối với người chưa biết khi 3 từ này mang nghĩa hoàn toàn khác nhau nhưng lại có quan hệ mật thiết với nhau.

Kohai (後輩) là gì? Trong tiếng Nhật, Kohai có nghĩa là hậu bối, là những người đồng nghiệp mới của senpai. Họ là những người làm cùng lĩnh vực công việc và có vị trí giống Senpai trong xã hội. Chẳng hạn, nhân viên mới được gọi là Kohai, học sinh năm 1 cũng được học sinh năm 2 gọi là Kohai.

Kohai luôn tôn trọng và học hỏi Senpai, ngược lại Senpai chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm của bản thân cho Kohai. Mối quan hệ Senpai-Kohai tại công ty sẽ giúp công việc thuận lợi và mang lại nhiều cơ hội thăng tiến. Quá trình học hỏi lẫn nhau khiến các nhân viên trở nên thân thiết hơn trong một công ty. Hai phát âm này không chỉ được sử dụng trong môi trường công sở mà còn được dùng trong trường học. Theo đó, Kohai là người học hỏi Senpai để hoàn thiện chính bản thân mình, Senpai sẽ hướng dẫn, giúp đỡ Kohai.

Sensei (せんせい) là gì? Seisei trong tiếng Nhật có nghĩa là tiên sinh, đây là cách gọi tôn trọng dành cho những người đã sở hữu thành tựu nhất định trong lĩnh vực nào đó. Sensei cũng dùng để chỉ những người đang dạy ai đó cái gì. Chẳng hạn, giáo viên tại trường học sẽ được gọi là Sensei.

Sensei là từ để thể hiện những người có tuổi tác và kinh nghiệm khác biệt rất lớn đối với Senpai. Trong trường học, Sensei chính là thầy giáo, cô giáo còn Senpai và Kohai là học sinh. Senpai và Kohai đều phải thể hiện sự tôn trọng nhiều đối với Sensei. Với Sensei, Kohai và Senpai sẽ cần giữ chừng mực, luôn thể hiện sự tôn trọng như đối với cấp trên khi giao tiếp. Còn Kohai và Senpai nói chuyện tự nhiên và thân mật.

3. Văn hoá ứng xử giữa Senpai/Sensei và Kohai

Tại Nhật Bản, văn hoá ứng xử giữa Senpai – Sensei và Senpai – Kohai khác nhau khác nhau rất nhiều.

Quan hệ Senpai/Sensei (cấp bậc dưới – trên)

Mối quan hệ Senpai - Sensei tương tự như cấp dưới và cấp trên.

Mối quan hệ Senpai – Sensei tương tự như cấp dưới và cấp trên.

Sự khác biệt lớn nhất giữa Senpai và Sensei chính là về tuổi tác, kinh nghiệm sống. Khi xét về mặt cấp bậc trong xã hội, Senpai có vị trí thấp hơn. Trong các công ty, xí nghiệp, công xưởng Nhật Bản việc tôn trọng các Sensei (cấp trên) vô cùng quan trọng. Theo đó, Senpai (cấp dưới) luôn vâng lệnh tuyệt đối với cấp trên, hầu như không bao giờ cãi lại lời họ.

Khi giao tiếp với Sensei, Senpai sẽ chừng mực, tỏ ra thái độ nhún nhường để thể hiện sự tôn kính. Chẳng hạn như trong một sự kiện hoặc cuộc họp nào đó, cấp trên sẽ vào đều tiên. Khi giới thiệu những người tham gia cuộc họp cũng sẽ nói từ cấp bậc cao xuống thấp. Trong giao tiếp, Senpai luôn giữ khoảng cách khi nói chuyện với Sensei. Nếu Sensei có cấp bậc càng cao thì Senpai phải cúi đầu chào càng thấp. Tương tự trường hợp những người có địa vị cao sẽ bước ra khỏi phòng trước.

Quan hệ Senpai/Kohai (tiền bối – hậu bối)

Mối quan hệ Senpai - Kohai tại Nhật cũng giống như đàn anh, đàn chị - đàn em ở Việt Nam.

Mối quan hệ Senpai – Kohai tại Nhật cũng giống như đàn anh, đàn chị – đàn em ở Việt Nam.

Mối quan hệ giữa Senpai và Kohai khá phổ biến tại Nhật Bản. Senpai là tiền bối, đàn anh, đàn chị và hậu bối là những hậu bối, đàn em đi sau. Theo đó, Senpai là người đi trước để dìu dắt, chia sẻ, hướng dẫn và giúp đỡ Kohai. Còn Kohai phải thể hiện sự kính trọng, luôn học hỏi kinh nghiệm từ Senpai. Kohai sẽ luôn sử dụng những từ như: phiền, xin lỗi, cảm ơn…khi muốn học hỏi từ Senpai.

Senpai có thể là nhiều kinh nghiệm và là người hướng dẫn mà Kohai nên học hỏi và nghe theo. Tuy nhiên Senpai không phải là sếp. Kohai cần biết phân biệt đâu là lời khuyên, đâu là mệnh lệnh trong quan hệ xã hội. Đơn giản mối quan hệ giữa Senpai – Kohai thường là đưa ra lời khuyên và Kohai có thể nghe theo hoặc không, còn nếu đó là mệnh lệnh của sếp thì Kohai buộc phải tuân theo dù có không thích đi chăng nữa.

Trong trường hợp Senpai nhỏ tuổi hơn Kohai thì sao? Người dân Nhật Bản tôn trọng đối phương không chỉ dựa vào kinh nghiệm sống mà còn là tuổi tác nữa. Tuy nhiên, khi Kohai có kinh nghiệm tỷ lệ nghịch với tuổi tác thì Senpai phải thật tinh tế để tránh làm mất lòng hoặc bị đánh giá không tốt.

Trong trường hợp đòi hỏi Senpai phải có kỹ năng giao tiếp khéo léo để tạo sự hòa hợp với Kohai. Còn đối với Kohai, mặc dù lớn tuổi hơn nhưng vẫn cần đảm bảo thể hiện sự tôn trọng và thực hiện nguyên tắc kính ngữ đối với người mà mình đang muốn học hỏi.

Chẳng hạn một Senpai sinh năm 1995 và Kohai sinh năm 1990. Tức là Kohai nhiều tuổi hơn Senpai. Mặc dù vậy, trong quá trình truyền dạy kinh nghiệm thì Kohai buộc phải sử dụng kính ngữ khi nói chuyện công việc với Senpai.

Trên đây là giải đáp cho khái niệm “Senpai là gì” đồng thời làm rõ mối quan hệ giữa Senpai, Sensei và Kohai. Trung tâm xuất khẩu lao động TPHCM Nhật Huy Khang hy vọng rằng, bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn nhiều kiến thức bổ ích về văn hóa ứng xử của người dân Nhật Bản.

jun88 | Rồng bạch Kim | bong da lu | ko66 | KO66 | NOHU90 | bongdalu | bongdalu | LUCK8 | NOHU90 | WW88 | 77win | BK8 | 8kbet | OKVIP | https://qh88.gold/ | jun88