Huyện Tiên Lữ giáp thị xã Hưng Yên, có nhiều tiềm năng và điều

Tiên lữ

Theo những nguồn sử liệu cổ xưa, mảnh đất Tiên Lữ có từ rất sớm. Thời các vua Hùng dựng nước, vùng đất này thuộc quận Giao Chỉ rồi Giao Châu vào đầu thiên niên kỷ trước. Thế kỷ thứ X, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán. Thời Tiền Lê nằm trong Khoái Lộ. Thời nhà Lý chia cả nước thành 24 lộ, thuộc lộ Khoái Châu. Đời Trần Thái Tông (năm Nhâm Dần 1252) gọi là huyện Tiên Hoa thuộc phủ Khoái Châu. Thời Hậu Lê gọi là huyện Tiên Lữ phủ Khoái Châu. Năm Quang Thuận thứ 10 (1469) là huyện Tiên Lữ thuộc Sơn Nam.

Năm Cảnh Hưng thứ hai (1741) huyện Tiên Lữ thuộc phủ Khoái Châu vùng Sơn Nam Thượng. Thời Nguyễn năm 1831, tỉnh Hưng Yên được thành lập, huyện Tiên Lữ thuộc phủ Tiên Hưng. Năm 1890, thành lập tỉnh Thái Bình, huyện Thần Khê chuyển về tỉnh Thái Bình, phủ Tiên Hưng còn lại 4 huyện: Tiên Lữ, Phù Cừ, Duyên Hà, Hưng Nhân. Năm Thành Thái thứ 6 (1894) chuyển huyện Tiên Lữ, Phù Cừ về phủ Khoái Châu. Năm 1947 huyện Văn Giang (Bắc Ninh) chuyển về Hưng Yên, lúc này huyện Tiên Lữ là một trong 9 huyện của tỉnh Hưng Yên.

Sáng ngày 19/9/1945 nhân dân tổ chức mít tinh chào mừng thắng lợi của cách mạng, tuyên bố thành lập Ủy ban Nhân dân cách mạng lâm thời huyện. Ngày 20 và 21/8/1945 ta tổ chức thu triện bạ và mít tinh thành lập chính quyền ở cấp xã. Đến ngày 25/8/1945 các tổng xã trong huyện đều thành lập xong Ủy ban Nhân dân cách mạng lâm thời.

Xuyên suốt dòng chảy lịch sử của quá trình dựng nước và giữ nước, mảnh đất Tiên Lữ đã ghi dấu bao chiến công oanh liệt, rất đáng tự hào. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, quân và dân huyện Tiên Lữ đã huy động toàn bộ sức người, sức của cho tiền tuyến. Qua hai cuộc kháng chiến, toàn huyện có 25.000 thanh niên lên đường nhập ngũ. Đã có 3.236 liệt sỹ, 1.751 thương binh, bệnh binh, 111 bà mẹ Việt Nam Anh hùng, 6 Anh hùng lực lượng vũ trang, 1 Anh hùng lao động.

Năm 1999 huyện Tiên Lữ vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; một số xã cũng được tặng thưởng danh hiệu cao quý này là: Hưng Đạo, Hải Triều, Thiện Phiến, Lệ Xá, Nhật Tân, Dị Chế.

Ngày nay huyện Tiên Lữ có 18 đơn vị hành chính xã (gồm 17 xã và 1 thị trấn): Hưng Đạo, Ngô Quyền, Nhật Tân, Dị Chế, Lệ Xá, An Viên. Đức Thắng, Cương Chính, Minh Phượng, Phương Chiểu, Hải Triều, Thủ Sỹ, Thiện Phiến, Thuỵ Lôi, Trung Dũng, Tân Hưng, Hoàng Hanh và thị trấn Vương.

1 Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý: Tiên Lữ nắm ở phía nam của tỉnh Hưng Yên, phía đông giáp với huyện Phù Cừ, phía tây giáp với thị xã Hưng Yên, phía nam giáp với tỉnh Thái Bình theo đường biên sông Luộc, phía Bắc giáp với các huyện Ân Thi và Kim Động.

Đặc điểm địa hình: Huyện Tiên Lữ nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ và là vùng trũng của tỉnh, có địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông. Độ cao của đất xen nhau, đây là một trong những yếu tố gây không ít khó khăn cho công tác thủy lợi phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp.

Khí hậu: Huyện nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, từ tháng 5 đến tháng 10 nhiệt độ trung bình từ 24 – 27oC, đây là mùa có nhiều mưa bão, ảnh hưởng đến phát triển sản xuất, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 18 – 24oC. Độ ẩm tương đối hàng năm là 86%. Lượng mưa trung bình từ 1680 – 1730mm, có năm lượng mưa trên 2000mmm (do vị trí địa lý nên lượng mưa thường cao hơn các huyện phía bắc tỉnh từ 100 – 200mm và tập trung vào các tháng 8, 9).

2. Tài nguyên thiên nhiên

Huyện Tiên Lữ có diện tích đất tự nhiện 115,10km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 6.293,68 ha; diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người của huyện là 549m2. Thổ nhưỡng chủ yếu là đất phù sa được bồi và đất phù sa không được bồi. Đất phù sa được bồi phân bổ chủ yếu ở vùng ngoài đê ven sông Luộc, hàng năm được phù sa bồi đắp nên đất đai màu mỡ, thích hợp trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày, cây lương thực và hoa màu. Nhìn chung, điều kiện khí hậu và đất đai của Tiên Lữ thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp đa dạng, với nhiều loại cây trồng.

Huyện nằm kề hai con sông Hồng và sông Luộc, hợp lưu giữa sông Hồng – sông Luộc – sông Thái Bình tạo nên ngã ba Tuần Vường. Ngoài ra còn các sông cổ được hình thành từ xa xưa là sông Càn Đà nối tiếp với sông Cửu An đổ ra Cửa Gàn,… cùng hệ thống sông đào làm thành hệ thống thủy lợi đảm bảo nguồn nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp.

3. Kết cấu hạ tầng

Cấp điện: Hiện nay 100% số xã, thôn trong huyện có điện, số hộ sử dụng điện đạt 99%.

Giao thông: Huyện có quốc lộ 39B chạy từ tây sang đông, tuyến giao thông quan trọng nối giữa thủ phủ tỉnh Hưng Yên với huyện Phù Cừ đi tỉnh Hải Dương. Quốc lộ 39A dài 10 km nối tiếp sang tỉnh Thái Bình; đường 200 tỉnh lộ mốc từ cảng Triều Dương qua trung tâm huyện đi huyện Ân Thi. Có đường thủy sông Hồng dài 6km và sông Luộc dài 12 km cùng với hệ thống các sông khác tạo thành hệ thống giao thông đường thủy quan trọng đi Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, …

Thông tin liên lạc: Ngành bưu điện của huyện thường xuyên mở rộng mạng lưới, tăng cường các dịch vụ, làm tốt công tác phục vụ khách hàng, tạo điều kiện cho kinh doanh và liên lạc của nhân dân. Toàn huyện có 3 tổng đài và nhiều điểm bưu điện văn hóa xã với 3.706 máy thuê bao, bình quân 36 người/máy.

4. Nguồn nhân lực

Thời điểm tháng 1/2004, dân số của huyện Tiên Lữ là 104.072 người; trong đó nữ là 54.773 người, mật độ dân số 1.134 người/km2. Là huyện thuần nông, quá trình đô thị hóa trong thời gian qua diễn ra chậm nên Tiên Lữ là huyện có tỷ lệ dân số nông thôn tương đối cao (93,8%). Dân số thành thị ở mức thấp (6,2%); số người trong độ tuổi lao động 46% dân số, trong đó 97% số lao động trong độ tuổi có việc làm.

5. TIỀM NĂNG VÀ THẾ MẠNH

Gần các trung tâm đô thị lớn thuộc địa bàn kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng Bắc Bộ như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương…là điều kiện thuận lợi để Tiên Lữ hòa nhập với quá trình phát triển năng động của địa bàn này và dễ tiếp nhận thông tin kinh tế thị trường cũng như chuyển giao nhanh các công nghệ và thiết bị.

– Nằm trong vùng có truyền thống kinh nghiệm thâm canh trong sản xuất lương thực, thực phẩm vùng đồng bằng sông Hồng, với điều kiện tự nhiên sinh tháI thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng, vật nuôi phong phú, đa dạng và sinh trưởng nhanh.

– Nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ, trình độ dân trí tương đối khá, có khả năng học hỏi và tiếp thu nhanh những cáI mới và có khả năng đáp ứng tại chỗ và hợp tác với bên ngoài.

ko66 | f8bet | rồng bạch kim | 2hubet.com | vnsi4h.com