Kiến thức
14 Tháng Tư, 2023
Trình quản lý Facebook chắc hẳn không còn là thuật ngữ xa lạ với các marketer hay những ai chuyên về chạy quảng cáo. Trong bài viết này hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về công cụ này nhé!
Trình quản lý quảng cáo là gì?
Trình quản lý quảng cáo hay còn được biết đến là Adsmanager, đây là nơi mà nhà quảng cáo có thể quản lý hầu hết những (Campaigns) chiến dịch, nhóm quảng cáo (Ad sets), quảng cáo (Ads) và hơn thế nữa.
Sau khi đã có tài khoản, từ giao diện của trình quản lý quảng cáo, các nhà quảng cáo tiến hành thiết lập và khởi chạy những chiến dịch quảng cáo, nhằm phân bổ nó đến với các nhóm quảng cáo, đó là phần Nhóm quảng cáo và Quảng cáo.
Trong hầu hết các nền tảng chạy quảng cáo phổ biến trên thế giới hiện nay như: Facebook, Google, Youtube, Tiktok,…phần khiến các marketer hay các nhà quảng cáo tốn kém thời gian nhiều nhất chính là phần Nhóm quảng cáo và Quảng cáo.
Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn mục tiêu cho chiến dịch hay là mục tiêu kinh doanh cho thương hiệu của bạn tại phần chiến dịch, để đạt được mục tiêu mà chiến dịch quảng cáo đã đề ra, nhưng bạn cần khá nhiều thời gian cho việc thiết lập và tối ưu hóa các quảng cáo ở phần Nhóm quảng cáo và Quảng cáo.
Xem thêm: Cài đặt và chạy quảng cáo Facebook Ads hiệu quả cho Fanpage
Trình quản lý quảng cáo Facebook là gì?
Facebook Ads Manager hay trình quảng cáo Facebook là nơi sẽ hỗ trợ người dùng sử dụng các dịch vụ quảng cáo trên nền tảng này có thể: Tạo quảng cáo, đo lường hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo, quản lý tiến độ của chiến dịch quảng cáo.
Đối với những người muốn chạy quảng cáo trên nền tảng Facebook thì trình quản lý cho quảng cáo rất quan trọng. Trình quảng cáo trên Facebook sẽ giúp cho người dùng quản lý được vô vàn các hoạt động của chiến dịch quảng cáo, có thể nói đến như:
- Thiết lập các chiến dịch chạy quảng cáo (được xuất hiện trên nền tảng Facebook).
- Quản lý, kiểm soát và điều chỉnh các quảng cáo hay nhóm quảng cáo.
- Hỗ trợ và định hướng các chiến dịch quảng cáo đến với khách hàng tiềm năng theo đúng đặc tính bạn lựa chọn.
- Chi phí cho các chiến lược được biểu thị rõ ràng giúp người dùng có thể nắm bắt cũng như quản lý các chiến dịch một cách tối ưu.
- Truy cập vào bảng phân tích, đồng thời đó cũng có thể xem rõ ràng các chỉ số có liên quan đến chiến dịch quảng cáo để đánh giá được kết quả.
- Theo dõi hiệu suất của chiến dịch một cách tối ưu, trong suốt quá trình diễn ra.
- Kiểm tra chiến dịch quảng cáo qua thử nghiệm A/B.
Mỗi một tài khoản Facebook cá nhân đều được phép đăng ký hơn một tài khoản Business Manager. Business Manager được hiểu đơn giản chính là trình quản lý doanh nghiệp và bao gồm trong đó có cả công cụ quản lý quảng cáo Facebook.
Những lưu ý khi sử dụng trình quản lý quảng cáo trên Facebook
Đối với công cụ này, bạn cần có thời gian để làm quen cũng như thuần thục những thao tác với những chức năng của chúng. Dưới đây chính là tổng hợp những lưu ý khi sử dụng trình quản lý quảng cáo:
- Chỉ nên phân quyền admin truy cập cho những người có trách nhiệm cao. Hạn chế việc tùy tiện và tự ý trao quyền truy cập cho những các nhân thuộc Facebook Business hay tài khoản quảng cáo.
- Mỗi một thẻ Visa chỉ nên liên kết vào một tài khoản quảng cáo để tránh bị Facebook rà soát và cho là hành vi bất thường. Khi bạn bị đánh giá bất thường sẽ dẫn đến việc bị khóa tài khoản.
- Nếu bạn thực hiện thanh toán thông qua Paypal thì nên đặc biệt chú ý vì Facebook sẽ rà soát rất kỹ đối với hình thức thanh toán này (khi xuất phát từ Việt Nam).
Chức năng và công dụng của trình quảng cáo trên Facebook là gì?
Tạo chiến dịch quảng cáo
Người thực hiện chạy quảng cáo, sẽ được hỗ trợ toàn bộ các hoạt động và hạng mục liên quan đến thiết lập chiến dịch quảng cáo, bao gồm:
- Đề ra mục tiêu mà chiến dịch quảng cáo đang hướng đến.
- Bạn có thể tự đặt tên cho chiến dịch theo đúng nhu cầu và khả năng nhận dạng.
- Người dùng được phép thiết lập các giới hạn về mặt ngân sách, giá thầu và lịch chạy.
- Lựa chọn hạng mục quảng cáo đặc thù, tối ưu ngân sách, thử nghiệm A/B.
- Thiết lập khách hàng mục tiêu mà chiến dịch đang hướng đến.
- Được phép lựa chọn vị trí mà quảng cáo sẽ xuất hiện trên giao diện người dùng.
Chỉnh sửa chiến dịch quảng cáo
Sau khi tạo quảng cáo, bạn cần lựa chọn tiếp mục Chỉnh sửa tại cột thứ nhất của thanh điều hướng, dưới đây là ba hạng mục chính mà bạn có thể tùy chỉnh, bao gồm:
- Chiến dịch: Đối với phần này, người chạy quảng cáo sẽ được quyền thay đổi tên cho chiến dịch, kiểm soát ngân sách và bật/tắt chiến dịch.
- Nhóm quảng cáo: Đối với phần này, bạn sẽ được phép bật/tắt quảng cáo, đổi tên và cả vị trí xuất hiện của quảng cáo, tối ưu ngân sách và lịch chạy,…
- Quảng cáo: Tại đây Admin được quyền đổi tên quảng cáo, nội dung (văn bản, hình ảnh, liên kết và CTA), bật và tắt quảng cáo,…
Xem thêm: Bí quyết tối ưu hình ảnh Facebook để tăng lượng nhấp chuột cho quảng cáo
Báo cáo chiến dịch quảng cáo
Dựa trên các chỉ số mà chiến dịch đã đưa ra, thông qua bộ lọc của trình quản lý quảng cáo trên Facebook, bạn sẽ có thể dễ dàng thống kê báo cáo nhằm đưa ra kết quả của chiến dịch.
Tác dụng chính của công cụ này sẽ bao gồm cả việc tìm chiến dịch một cách dễ dàng, xác định được nhóm quảng cáo hay quảng cáo phù hợp. Hiện nay, Facebook mang đến cho các nhà bán hàng những hướng thuận tiện hơn để tìm kiếm và lọc quảng cáo như: Phạm vi ngày, tìm kiếm, bậc quảng cáo, bộ lọc.
Bộ lọc thống kê về chiến dịch
Chức năng của bộ lọc thống kê chính là nhận các dữ liệu cần thiết cho báo cáo của các chiến dịch quảng cáo. Bạn có thể dễ dàng tùy chỉnh báo cáo thông qua hai yếu tố là cột và phân tích.
Đối với cột sẽ hỗ trợ bạn tìm kiếm các dữ liệu có liên quan một cách nhanh chóng. Bạn cũng có thể chọn và tùy chỉnh cột để chọn hoặc bỏ chọn một vài số liệu khác nhau để đi đến kết quả phù hợp.
Người chạy quảng cáo cũng có thể dễ dàng nắm bắt thông qua trình quảng cáo Facebook bằng việc chia nhỏ các dữ liệu, 3 cách chia nhỏ dữ liệu như sau:
- Phân phối: Có thể là độ tuổi, nền tảng, hay vị trí.
- Thời gian: Có thể là ngày, tháng hoặc năm cụ thể.
- Hành động: Có thể là dạng chế độ xem thông tin, điểm đến, thiết bị chuyển đổi.
Lưu ý: Trong mỗi hạng mục chia nhỏ dữ liệu như trên, bạn chỉ được chọn tối đa một tiêu chí đến từ mỗi phần.
Chia sẻ và xuất lưu báo cáo
Người dùng sẽ được hỗ trợ việc chia sẻ, xuất và lưu báo cáo về các chiến dịch quảng cáo nhằm dễ dàng tìm kiếm thông tin và tối ưu cho các dự án tiếp theo.
- Chia sẻ: Bạn sẽ được cung cấp một đường dẫn và được phép chia sẻ cho các thành viên có thể truy cập vào tài khoản quảng cáo.
- Xuất: Các dữ liệu sẽ được hỗ trợ tải về thiết bị theo yêu cầu của bạn (dữ liệu sẽ được lưu ở dạng Excel hoặc CSV).
- Lưu: Người dùng được phép lưu các chế độ xem và quay lại sau. Bên cạnh đó, bạn còn có thể thiết lập lịch email để trình quản lý quảng cáo có thể gửi báo cáo mỗi ngày/tuần/tháng.
Phân tích hiệu suất quảng cáo
Công cụ quảng cáo Facebook cho phép bạn nắm rõ thông tin chuyên sâu về từng chiến dịch, nhóm quảng cáo. Các kết quả được phân tính và đưa ra chi tiết hơn hỗ trợ người dùng dễ dàng quản lý tiến độ quảng cáo thông qua:
- Biểu đồ dữ kiện chi tiết: Dạng biểu đồ này sẽ được hiển thị trực quan mang đến bạn góc nhìn toàn cảnh về dự án, hiệu suất, vị trí,…
- Bảng báo cáo: Tương tự như bảng ở trang chính, tuy nhiên bảng báo cáo chỉ thể hiện thông tin cụ thể của hạng mục bạn đang xem. Ví dụ: nếu bạn xem nhóm quảng cáo, chúng chỉ biểu thị các quảng cáo thuộc nhóm này.
- Phần tóm tắt: Đối với phần này sẽ mang đến bạn những tóm tắt của quảng cáo như chi phí, mục tiêu, phân phối,… Bên cạnh đó, chúng còn hỗ trợ xóa hoặc tạo quảng cáo tương tự, chỉnh sửa, bật hoặc tắt quảng cáo.
GoSELL tối ưu các chiến dịch quảng cáo Facebook với công cụ Facebook Pixel
Không chỉ là một phần mềm quản lý bán hàng đa kênh hiệu quả hiện nay, GoSELL còn có tích hợp công cụ giúp đo lường cách chiến dịch quảng bá một cách hiệu quả. Trong đó Facebook Pixel sẽ giúp các nhà bán hàng có thể theo dõi hành vi và thu thập dữ liệu người dùng, với tích hợp các tính năng:
Thu thập thông tin người tiêu dùng
- Thêm mã cơ sở Facebook Pixel (Facebook Pixel ID, Facebook App ID) vào hệ thống GoSELL.
- Giúp thu thập nhân khẩu học của người dùng (độ tuổi, địa điểm, sở thích…).
- Theo dõi số lượng khách hàng đã tương tác, mua hàng tại website thông qua quảng cáo từ Facebook để đánh giá hiệu quả chạy quảng cáo.
Tạo danh sách khách hàng tiềm năng
- Hiển thị báo cáo 4 chỉ số sau của người dùng truy cập (xem nội dung, thêm vào giỏ hàng, thêm thông tin thanh toán và mua hàng thành công).
- Phân nhóm khách hàng tiềm năng theo sở thích, hành vi tương tác, mua sắm…
- Xác định và lựa chọn nhóm đối tượng mục tiêu phù hợp với sản phẩm, dịch vụ để chạy quảng cáo.
Xây dựng các chiến dịch marketing/remarketing
- Nâng cao thứ hạngWebsite trên các công cụ tìm kiếm Google.
- Triển khai hiệu quả các chiến dịch chạy quảng cáo với đa dạng hình thức (Cross-sale, Up-sale, Promotion…).
- Đưa ra các chiến dịch Remarketing, gợi nhắc khách hàng nhớ đến sản phẩm, thương hiệu.
Với bài viết trên, GoSELL đã chia sẻ đến quý bạn đọc những thông tin về công cụ trình quản lý Facebook. Hy vọng, bài viết này sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích và hiểu rõ hơn về công cụ này. Với những thông tin trên, chúc cho bạn sẽ đưa ra những chiến dịch quảng cáo hiệu quả nhất.