Tư bản là gì? Chủ nghĩa tư bản có những hình thái đặc trưng nào?

tư bản là gì

Tư bản là định nghĩa được xuất hiện phổ biến trong lĩnh vực kinh tế học. Tuy nhiên, thuật ngữ này cũng được nhắc đến nhiều trong triết học cũng như xã hội. Vậy nói chính xác, tư bản là gì? Bạn hiểu như thế nào về khái niệm chủ nghĩa tư bản? Vua Nệm sẽ tổng hợp thông tin đến bạn đọc qua bài viết dưới đây!

thuật ngữ tư bản là gì
Tư bản là thuật ngữ xuất hiện khá nhiều trong xã hội

1. Tư bản là gì?

1.1. Khái niệm “tư bản”

Trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu định nghĩa tư bản là gì. Trong từng khía cạnh và lĩnh vực khác nhau, tư bản cũng có sự khác biệt ở cách nhìn nhận. Cụ thể:

1.1.1. Theo Các Mác

Tư bản vốn không phải là tiền, cũng không phải là máy móc, hàng hóa, nguyên liệu do nhà tư bản được đảm bảo nhất định bởi những tính chất trên thị trường. Tư bản là mối quan hệ sản xuất của giá trị hay xã hội thông qua việc bóc lột công nhân làm thuê để hình thành giá trị thặng dư.

Trong đó, nhà tư bản đóng vai trò chi phối thị trường và giá trị thặng dư thông qua gắn liền chúng với tư liệu sản xuất Còn người công nhân sẽ bán sức lao động, hàng hóa của mình để nhận về tiền lương – nguồn thu nhập.

Nhà tư bản nhận được những lợi ích về tái đầu tư, mở rộng quy mô. Theo đó, máy móc, nguyên liệu, hàng hóa khi đóng vai trò là tư liệu bóc lột thì mới là tư bản. Tức có nghĩa là, khi gắn với tính chất cụ thể nào đó thì những thứ nói trên mới có thể tạo ra giá trị thặng dư và phản ánh thực trạng xã hội, nơi mà lợi ích của nhà tư bản cũng như công nhân được thể hiện rõ.

1.1.2. Theo kinh tế học

Theo kinh tế học, tư bản là những sự quan tâm, đo lường đối với tính chất vật chất tạo ra bởi xã hội hay sở hữu cá nhân. Những quan tâm ở đây thể hiện qua giá trị kinh tế và nguồn vốn. Khi chủ thể sở hữu càng nhiều vật thể giá trị thì họ càng có vai trò quan trọng trong thị trường.

khái niệm tư bản là gì
Tư bản thể hiện sự quan tâm, đo lường dành cho vật chất

1.1.3. Theo kinh tế học cổ điển

Tư bản là những hàng hóa đã sẵn có được sử dụng để làm yếu tố sản xuất. Vì người lao động tác động đến yếu tố sản xuất nên không thể xem là hàng hóa. Có thể thấy, tư bản ở đây ám chỉ những thứ như máy móc, tiền bạc, nhà cửa, công cụ lao động, bản quyền,…

1.1.4. Theo tài chính kế toán

Tư bản là những nguồn lực trong tài chính giúp duy trì hoặc bắt đầu công việc kinh doanh. Những giá trị này còn được gọi cách khác là dòng tiền hoặc dòng luân chuyển vốn vì đảm bảo cho hoạt động tài chính.

1.2. Thế nào là dịch vụ tư bản?

Dịch vụ tư bản, tiếng Anh là “capital services”, là tổng giá trị các dịch vụ mà tài sản đã tạo ra trong khoảng thời gian nhất định. Tài sản ở đây có thể là sự phối hợp, phần mềm, thiết bị, đất đai, cấu trúc và hàng tồn kho. Dịch vụ tư bản được đo lường bằng thu nhập bình quân dựa trên tỷ lệ tăng trưởng tài sản.

Bên cạnh đó, những dịch vụ tư bản không giống vốn cổ phần vì lượng tài sản ngắn hạn (thiết bị, phần mềm) đem lại nhiều dịch vụ hơn so với những tài sản có thể tồn tại lâu dài như đất. Khác biệt với hàng hóa vốn, người hoặc nhóm người cung cấp dịch vụ vốn là bên nắm quyền sở hữu.

dịch vụ tư bản là gì
Dịch vụ tư bản là tổng giá trị tạo ra trong khoảng thời gian nhất định bởi tài sản

2. Chủ nghĩa tư bản là gì?

Chủ nghĩa tư bản, tiếng Anh là “capitallism”, là hệ thống kinh tế nơi các cá nhân, doanh nghiệp tư nhân nắm quyền sở hữu tư liệu sản xuất. Quá trình sản xuất hàng hóa, dịch vụ sẽ căn cứ vào cung – cầu của thị trường thay vì phải thông qua kế hoạch trung tâm.

Khác với chủ nghĩa phong kiến, chủ nghĩa tư bản cho phép lao động được trao đổi, mua bán để lấy tiền lương chứ không cung ứng trực tiếp bằng cách tạp dịch hay lệnh của lãnh chúa. Tương tự, nó cũng khác biệt với chủ nghĩa xã hội khi đối với chủ nghĩa xã hội, hình thức sở hữu xã hội là chủ yếu.

Chủ nghĩa tư bản lấy cơ chế giá để phân bổ nguồn lực cho nhiều mục đích khác nhau. Căn cứ vào quy mô cơ chế giá cả, quy mô can thiệp của chính phủ hay mức độ cạnh tranh thị trường để quy định các dạng chủ nghĩa tư bản khác nhau.

Tuy nhiên, hình thức thuần túy nhất vẫn là thị trường tự do. Tại đây, cá nhân không bị hạn chế nơi đầu tư, mặt hàng và mức giá. Như vậy, chúng ta cũng phần nào hiểu được chủ nghĩa tư bản là gì và cơ chế của chủ nghĩa này.

Chủ nghĩa tư bản là gì
Chủ nghĩa tư bản cho phép lao động mua bán, trao đổi để lấy tiền lương

3. Bản chất và hình thái chủ nghĩa tư bản

3.1. Bản chất chủ nghĩa tư bản

3.1.1. Cơ chế bóc lột

Cơ chế bóc lột được phản ánh rõ qua tính chất lợi ích mà người trực tiếp lao động nhận được khi giá trị tạo ra là giá trị thặng dư. Tuy nhiên, những lợi ích đó lại phần lớn được trả cho nhà tư bản và đem lại giá trị thặng dư cho khối tài sản kếch xù của họ. Người lao động không nắm giữ vốn hay tư liệu sản xuất, do đó họ chỉ có thể đem bán sức lao động của mình để nhận lại lợi ích đáp ứng nhu cầu thiết yếu của mình.

Bản chất mua bán hàng hóa là sức lao động được thể hiện rõ thông qua quan hệ mua bán. Giá trị vật chất phản ánh lợi thế của nhà tư bản. Do đó, họ càng đánh giá thấp giá trị của người lao động.

3.1.2. Phân hóa xã hội

Lúc này, xã hội hình thành 2 giai cấp chính. Trong đó, một giai cấp không tham gia trực tiếp hoạt động lao động nhưng lại nhận về phần lớn lợi ích vật chất. Khi những lợi ích này ngày càng lớn mạnh, họ xây dựng nên giá trị riêng mình và áp đặt quyền lực, thống trị lên đa số người trong xã hội.

Mặt khác, giai cấp thứ đóng vai trò trực tiếp tham gia hoạt động lao động. Tuy nhiên, sức lao động mà họ bán ra lại nhận về giá trị không tương xứng. Khi không đảm bảo về lợi ích vật chất, họ trở nên nghèo khổ và bị tước đi mọi quyền. Việc nhà phân hóa mở rộng nhu cầu tìm giá trị thặng dư thì sự phân hóa giữa hai giai cấp này ngày càng rõ rệt.

bản chất của tư bản là gì
Tư bản khiến phân hóa xã hội ngày càng rõ rệt

3.2. Hình thái chủ nghĩa tư bản

3.2.1. Tư bản thương nghiệp

Thuộc tư bản công nghiệp và mang tính chất giai đoạn kinh doanh. Lúc này, những nhu cầu tìm kiếm giá trị thặng dư tách ra thành nhiệm vụ bán hàng với mục đích đem lại hàng hóa cho người tiêu dùng. Cũng trong lúc này, nhà tư bản sẽ nhận về giá trị thặng dư khi trừ đi chi phí.

3.2.2. Tư bản cho vay

Tư bản cho vay ra đời để đảm bảo nguồn vốn mở rộng sản xuất. Giá trị đi vay qua đó đánh giá được tình hình sản xuất, phản ánh nhu cầu của nhà tư bản và mang lại nhiều cơ hội mới trong tiến trình của họ.

3.2.3. Tư bản tồn tại ở hình thức vốn cổ phần

Khi có sự hợp tác, tính chất về nguồn vốn tham gia sản xuất, kinh doanh được phản ánh hiệu quả. Lúc này, nhà tư bản cần huy động thêm vốn từ nhiều nhà tư bản khác với cam kết phân chia hợp lý cho số lượng cổ phần của họ. Lượng vốn cổ phần kêu gọi được sẽ tạo ra nguồn sức mạnh mới để nhà tư bản mở rộng chiến dịch sản xuất kinh doanh.

hình thái của chủ nghĩa tư bản
Nhà tư bản kêu gọi nguồn vốn dưới hình thức vốn cổ phần

3.2.4. Tư bản kinh doanh nông nghiệp

Tư bản kinh doanh nông nghiệp bao gồm 3 giai cấp tham gia:

  • Chủ tư bản: Dùng vốn, tư liệu sản xuất và khả năng lãnh đạo để hướng đến những giá trị trong lĩnh vực nông nghiệp.
  • Công nhân nông nghiệp: Là người bán sức lao động và làm việc theo sự phân công của tư bản. Họ sẽ được nhận lương trong quá trình tìm kiếm lợi ích cho nhà tư bản.
  • Chủ đất: Người có quyền sở hữu đất nhưng không tham gia khai thác lợi ích nông nghiệp. Chủ đất nhận những lợi ích mà chủ tư bản cung cấp để giao đất cho tư bản kinh doanh.

XEM THÊM:

  • Tín ngưỡng là gì? Phân biệt tín ngưỡng và mê tín dị đoan
  • Văn hóa là gì? Văn hóa có những đặc điểm chính nào?
  • Tôn giáo là gì? Điểm danh các tôn giáo chính tại Việt Nam

Trên đây là giải thích tư bản là gì cũng như làm rõ những bản chất và hình thái chủ nghĩa tư bản. Qua bài viết, hy vọng những thông tin mà Vua Nệm đem lại sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều kiến thức hữu ích!

luck8 | Go88 | Lucky88 | Luck8 | IwinClub | Nohu90 | BK8 | 8Day | cwin | https://77winmm.com/ | jun88 | rr88 | 789win | 77win | Rồng bạch Kim | okvip | bong da lu | OKVIP | Hello88 | 77WIN | https://qh88.gold/ | 97WIN