Lịch sử
Vùng đất Sơn Tây vào đời Lý là các châu Phong, Quốc Oai, châu Đăng; đời Trần là các lộ Tam Giang, Quốc Oai, Tam Đái. Đời Hậu Lê, niên hiệu Thuận Thiên là các lộ Quốc Oai Thượng, Trung, Hạ, thuộc Tây Đạo. Năm Quang Thuận thứ 7 (1466) đặt làm Quốc Oai thừa tuyên, năm thứ 10 đổi làm Sơn Tây thừa tuyên. Năm 1490 đổi là xứ Sơn Tây. Đời Hồng Thuận đổi là trấn, một trong Tứ trấn phía Tây kinh đô Thăng Long, nên còn gọi là trấn Đoài.
Năm 1831 gọi là tỉnh, gồm các phủ Quốc Oai (các huyện Đan Phượng, Thạch Thất), phủ Quảng Oai (các huyện Tiên Phong, Phúc Thọ, Tùng Thiện, Bất Bạt); phủ Vĩnh Tường (các huyện Yên Lãng, Yên Lạc, Bạch Hạc, Phù Ninh, Lập Thạch); phủ Lâm Thao (các huyện Sơn Vi, Thanh Ba, Hoa Khuê, Hạ Hoa); phủ Đoan Hùng (huyện Hùng Quan, Tây Quan, Sơn Dương, Tam Dương).
Năm 1838, tách phủ Đoan Hùng thuộc về tỉnh Tuyên Quang. Năm 1890, trích lập tỉnh Vĩnh Yên. Năm 1902, lập tỉnh Phúc Yên. Năm 1903, lập tỉnh Phúc Thọ. Sau đó được đổi tên thành tỉnh Sơn Tây.
Thời kỳ Pháp thuộc, tỉnh lỵ của tỉnh Sơn Tây được đổi thành thị xã Sơn Tây.
Năm 1965, 2 tỉnh Hà Đông và Sơn Tây được sáp nhập lại thành tỉnh Hà Tây, khi đó Sơn Tây là một trong 2 thị xã của tỉnh Hà Tây.
Ngày 27/12/1975, kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa V thông qua Nghị quyết hợp nhất hai tỉnh Hà Tây và Hòa Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình. Thị xã Sơn Tây là một trong 3 thị xã thuộc tỉnh Hà Sơn Bình.
Ngày 29/12/1978, kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa VI thông qua Nghị quyết phê chuẩn việc sáp nhập một số huyện, thị xã, xã và thị trấn của tỉnh Hà Sơn Bình và Vĩnh Phú vào thành phố Hà Nội. Theo đó, thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội gồm 3 phường: Lê Lợi, Ngô Quyền, Quang Trung và 2 xã Trung Hưng và Viên Sơn.
Ngày 2/6/1982, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 101-HĐBT về việc phân vạch địa giới hành chính để mở rộng thị xã Sơn Tây trên cơ sở tách các xã Thanh Mỹ, Kim Sơn, Xuân Sơn, Trung Sơn Trầm, Đường Lâm, Sơn Đông, Cổ Đông của huyện Ba Vì chuyển sang. Thị xã Sơn Tây sau khi được mở rộng có 12 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 3 phường: Lê Lợi, Ngô Quyền, Quang Trung và 9 xã: Đường Lâm, Thanh Mỹ, Xuân Sơn, Kim Sơn, Sơn Đông, Cổ Đông, Trung Hưng, Viên Sơn, Trung Sơn Trầm.
Ngày 14/03/1984, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 42-HĐBT về việc chỉnh địa giới hành chính để thành lập phường Sơn Lộc thuộc thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội trên cơ sở một phần diện tích và nhân khẩu của xã Trung Hưng, xã Trung Sơn Trầm, xã Thanh Mỹ; phường Xuân Khanh thuộc thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội trên cơ sở trên cơ sở một phần diện tích và nhân khẩu của xã Xuân Sơn, xã Thanh Mỹ.
Sau khi điều chỉnh, thị xã Sơn Tây có 14 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 5 phường: Lê Lợi, Ngô Quyền, Quang Trung, Sơn Lộc, Xuân Khanh; và 9 xã: Đường Lâm, Thanh Mỹ, Xuân Sơn, Kim Sơn, Sơn Đông, Cổ Đông, Trung Hưng, Viên Sơn, Trung Sơn Trầm.
Ngày 12/8/1991, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa VIII thông qua Nghị quyết chia tách tỉnh Hà Sơn Bình thành 2 tỉnh Hà Tây và Hòa Bình. Theo đó, thị xã Sơn Tây lại thuộc tỉnh Hà Tây; thị xã Sơn Tây có 14 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 5 phường: Lê Lợi, Ngô Quyền, Quang Trung, Sơn Lộc, Xuân Khanh; và 9 xã: Đường Lâm, Thanh Mỹ, Xuân Sơn, Kim Sơn, Sơn Đông, Cổ Đông, Trung Hưng, Viên Sơn, Trung Sơn Trầm.
Ngày 9/11/2000, Chính phủ ra Nghị định số 66/2000/NĐ-CP, điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập phường Phú Thịnh. Sau khi điều chỉnh, thị xã Sơn Tây có 15 đơn vị hành chính gồm 6 phường: Lê Lợi, Ngô Quyền, Quang Trung, Sơn Lộc, Xuân Khanh, Phú Thịnh; và 9 xã: Đường Lâm, Thanh Mỹ, Xuân Sơn, Kim Sơn, Sơn Đông, Cổ Đông, Trung Hưng, Viên Sơn, Trung Sơn Trầm.
Ngày 2/8/2007, Chính phủ ra Nghị định số 130/2007/NĐ-CP, thành lập thành phố Sơn Tây trên cơ sở toàn bộ 11.346,85 ha diện tích và 181.831 nhân khẩu của thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây. Theo đó thành phố Sơn Tây gồm 6 phường: Lê Lợi, Ngô Quyền, Quang Trung, Sơn Lộc, Xuân Khanh, Phú Thịnh; và 9 xã: Đường Lâm, Thanh Mỹ, Xuân Sơn, Kim Sơn, Sơn Đông, Cổ Đông, Trung Hưng, Viên Sơn, Trung Sơn Trầm.
Ngày 1/3/2008, Chính phủ ra Nghị định số 23/2008/NĐ-CP, điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập phường Trung Hưng thuộc thành phố Sơn Tây, tỉnh Hà Tây trên sơ sở toàn bộ diện tích và nhân khẩu của xã Trung Hưng; phường Viên Sơn thuộc thành phố Sơn Tây, tỉnh Hà Tây trên sơ sở toàn bộ diện tích và nhân khẩu của xã Viên Sơn; phường Trung Sơn Trầm thuộc thành phố Sơn Tây, tỉnh Hà Tây trên cơ sở toàn bộ diện tích và nhân khẩu của xã Trung Sơn Trầm.
1. Giới thiệu về Thị xã Sơn Tây
Thị xã Sơn Tây nằm tại vị trí phía Tây Bắc của thành phố Hà Nội. Nơi đây có điều kiện thuận lợi để phát triển các lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp. Trong tương lai, thị xã Sơn Tây sẽ được xây dựng để trở thành đô thị vệ tinh của thủ đô Hà Nội. Tập trung phát triển thành đô thị văn hóa lịch sử và du lịch nghỉ dưỡng.
2. Vị trí địa lý
- Phía Đông tiếp giáp với huyện Phúc Thọ
- Phía Tây tiếp giáp với huyện Ba Vì, tỉnh Hòa Bình
- Phía Nam tiếp giáp với huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội
- Phía Bắc tiếp giáp với huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
Bản đồ hành chính Thị xã Sơn Tây
Thị xã Sơn Tây gồm 15 đơn vị hành chính, trong đó có 9 phường: Xuân Khanh, Viên Sơn, Trung Sơn Trầm, Sơn Lộc, Quang Trung, Phú Thịnh, Ngô Quyền, Lê Lợi và 6 xã: Xuân Sơn, Thanh Mỹ, Sơn Đông, Kim Sơn, Đường Lâm, Cổ Đông.
3. Địa hình – Khí hậu
Về địa hình: tương tự huyện Ba Vì, địa hình Sơn Tây thuộc vùng bán sơn địa, thấp dần từ Tây sang Đông với 2 dạng địa hình chính: Vùng bán sơn địa và vùng đồng bằng. Địa hình đa dạng mang lại cho Sơn Tây thảm thực vật phong phú, cảnh quan thiên nhiên xanh mát, tiềm năng để phát triển du lịch.
Về khí hậu: thị xã Sơn Tây thuộc vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, đặc trưng bởi mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều; mùa đông hanh khô, lượng mưa ít. Với 4 mùa rõ rệt, Sơn Tây có điều kiện thuận lợi để đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, phát triển các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp hàng hóa.
4. Diện tích và dân số
Tổng diện tích đất tự nhiên của thị xã Sơn Tây là 113,5 km², dân số năm 2019 khoảng 146.856 người. Mật độ dân số đạt 2.067 người/km².
5. Kinh tế
Những năm gần đây, cơ cấu kinh tế thị xã Sơn Tây chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ và công nghiệp, giảm tỷ tọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Địa phương tích cực chuyển đổi mô hình cơ cấu kinh tế nông nghiệp cây trồng, vật nuôi. Toàn thị xã hiện có 100 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cẩm với giá trị sản xuất bình quân hàng năm đạt từ 1 – 3 tỷ đồng mỗi trang trại, mang lại công ăn việc làm cho hơn 800 lao động. Có khoảng 260 ha diện tích nuôi trồng thủy sản được duy trì phát triển. Bên cạnh đó còn có mô hình sản xuất rau an toàn ở phường Viên Sơn, Xuân Sơn, Sơn Đông.
Sơn Tây cũng đã chủ động quy hoạch các khu, cụm, điểm công nghiệp cũng như đầu tư vào các vùng du lịch, nhất là du lịch văn hóa – lịch sử như hồ Xuân Khanh, Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam, du lịch Đồng Mô, Thành cổ Đền Và – làng cổ Đường Lâm,… Tổng kết năm 2020, thị xã Sơn Tây đã hoàn thành vượt mức 16/17 chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội; thu nhập bình quân đầu người đạt 52 triệu đồng/người/năm. Tổng giá trị sản xuất đạt tốc độ tăng 9,9%.
Định hướng trong những năm tới, thị xã tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt ưu tiên phát triển công nghiệp sạch (công nghiệp hỗ trợ). Cùng với đó, duy trì và phát triển các làng nghề, các nghề truyền thống có giá trị kinh tế. Đối với nông nghiệp, tiếp tục phát triển theo sản xuất hàng hóa bền vững, chất lượng cao, ứng dụng công nghệ cao gắn với chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm…
6. Văn hóa – Xã hội
Lĩnh vực văn hóa, xã hội trong vùng phát triển khá đồng đều, an ninh chính trị được giữ vững; trật tự xã hội đảm bảo. Trong công tác quy hoạch, quản lý đô thị, Thị xã đang triển khai 29 dự án quy hoạch, trong đó có 4 đồ án quy hoạch về xây dựng, mở rộng thị xã đến năm 2020, tầm nhìn 2050; 15 quy hoạch đô thị, khu dân cư với 1.007,3 ha; 3 điểm công nghiệp với trên 210 ha; 5 quy hoạch dịch vụ; thương mại 210,8 ha và các quy hoạch khác, tu bổ tôn tạo di tích làng cổ Đường Lâm, đền Và… Hiện tại, Sơn Tây có 172 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 15 di tích cấp quốc gia.
Sơn Tây có 2 làng nghề đã được công nhận làng nghề truyền thống là: làng nghề gốm Phú Nhi ở phường Phú Thịnh, làng nghề Thêu ren Ngọc Kiên xã Cổ Đông. Ngoài ra, còn một làng nghề truyền thống đang được khôi phục là nghề bánh tẻ Phú Nhi (phường Phú Thịnh). 8 làng nghề mới đang được phát triển gồm các nghề thêu ren, sinh vật cảnh, mộc, đan lát, đóng giày, tơ tằm,… tập trung ở các xã Cổ Đông, Trung Sơn Trầm, Sơn Đồng, Đường Lâm, phường Xuân Khanh…
7. Giáo dục
Thị xã Sơn Tây ngày càng chú trọng đầu tư vào công tác giáo dục và đào tạo. Hệ thống trường học các cấp được cải thiện rõ rệt cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học lẫn chất lượng đội ngũ giáo viên, học sinh. Cơ sở vật chất trang thiết bị trường học được đầu tư theo hướng hiện đại, đồng bộ và chuẩn hóa. Hạ tầng công nghệ thông tin cũng được được nâng cấp, cải thiện.
Toàn thị xã hiện có 46 trường mầm non, trường tiểu học và THCS công lập, 32 cơ sở mầm non ngoài công lập. Trong đó, có 36/46 trường công lập và 1 trường mầm non tư thục đạt chuẩn quốc gia. Đáng chú ý, thị xã Sơn Tây là nơi có nhiều trường đại học, cao đẳng, nhất là các trường quân sự, được ví là “Thủ đô của lính”.
- Học viện Ngân hàng, cơ sở 2
- Đại học Công nghiệp Việt – Hung
- Đại học Lao động Xã hội, cơ sở 3
- Trường Sĩ quan Lục quân 1
- Trường Sĩ quan Pháo binh
- Trường Sĩ quan Phòng hóa
- Học viện Biên phòng
- Học viện Phòng không – Không quân
- Học viện Hậu cần, cơ sở 2
- Học viện Quân y, cơ sở 2
- Cao đẳng Quân y 1
- Cao đẳng Công nghệ và Kỹ thuật Ô tô – Tổng cục Kỹ thuật – Bộ Quốc phòng
- Trung cấp Trinh sát – Tổng cục Cảnh sát.
8. Y tế
Trên địa bàn thị xã Sơn Tây có 3 bệnh viện, 1 trung tâm y tế dự phòng, 1 phòng y tế, 1 khu điều dưỡng cán bộ, 15 trạm y tế, 1 công ty cổ phần Dược và các cơ sở y dược tư nhân.
- Bệnh viện đa khoa khu vực Sơn Tây với 450 cán bộ nhân viên, 27 khoa và 400 giường bệnh
- Bệnh viện quân y 105 với 500 cán bộ nhân viên, 300 giường bệnh
- Bệnh viện đa khoa tư nhân Bảo Long với 70 cán bộ công nhân viên, 50 giường bệnh
- Trung tâm y tế dự phòng Sơn Tây với 60 cán bộ nhân viên, 7 khoa phòng
- Các trạm y tế của 15 xã, phường với 30 giường bệnh đều được xây dựng kiên cố.
9. Giao thông
Hạ tầng giao thông tại thị xã Sơn Tây ngày càng được nâng cấp, hoàn thiện. Điều này góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội địa phương, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nơi đây.
Giao thông đường bộ
Các tuyến giao thông quan trọng trên địa bàn Sơn Tây gồm Quốc lộ 32 kết nối thị xã với trung tâm Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Yên Bái, Phú Thọ. Các tuyến Quốc lộ 21A (đường Cuba), Quốc lộ 2C kết nối Sơn Tây với các tỉnh lân cận. Ngoài ra còn có đường tránh Quốc lộ 32 đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương của người dân trên địa bàn.
Cùng với đó, thị xã Sơn Tây có 6 tuyến tỉnh lộ (TL413, TL414, TL414B, TL416, TL417, TL418; 23 tuyến phố; 31 tuyến đường liên xã và nhiều đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng khác. Thời gian tới, Sơn Tây tập trung nguồn lực để nâng cấp mở rộng các tuyến Quốc lộ 32, Quốc lộ 21A, đường tránh Quốc lộ 32 và nhiều tỉnh lộ.
Giao thông đường thủy
Có 3 con sông chính chảy qua địa bàn thị xã Sơn Tây gồm sông Hồng, sông Tích, sông Hang tạo điều kiện phát triển giao thông đường thủy. Thực tế cho thấy, giao thông đường thủy của thị xã tập trung trên tuyến sông Hồng và 1 bến phà ở xã Đường Lâm, 1 cảng Sơn Tây, 1 bến khách du lịch hồ Đồng Mô, 8 bến bốc xếp hàng hóa, 4 bến khách ngang sông.
Giao thông công cộng
Hiện có 11 tuyến xe buýt đi qua và đi từ thị xã Sơn Tây, cụ thể gồm các tuyến sau:
- Xe 20A: Cầu Giấy – bến xe Sơn Tây
- Xe 20B: Nhổn – Võng Xuyên – bến xe Sơn Tây
- Xe 67: Bến xe Phùng – bến xe Sơn Tây
- Xe 74: Bến xe Mỹ Đình – Xuân Khanh
- Xe 89: Bến xe Yên Nghĩa – Bến xe Sơn Tây
- Xe 92: Nhổn – Sơn Tây – Tây Đằng
- Xe 110: Bến xe Sơn Tây – Đá Chông
- Xe 111: Bến xe Sơn Tây – Bất Bạt
- Xe 118: Bến xe Sơn Tây – Tòng Bạt
- Xe 126: Bến xe Sơn Tây – Cổ Đô – Trung Hà
- Xe CNG01: Bến xe Mỹ Đình – Bến xe Sơn Tây.
10. Du lịch
Thị xã Sơn Tây có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử – văn hóa nổi tiếng.
Khi nói đến Sơn Tây không thể không nhắc đến một địa danh linh thiêng: Đền Và (còn có tên gọi là Đông cung) – một trong hệ thống Tứ cung nổi tiếng của Xứ Đoài. Đền được dựng từ thời Hùng Vương thứ 18, ghi lại nơi nghỉ chân của Sơn Tinh mở tiệc ăn mừng sau khi đã dẹp xong Thủy tặc.
Sơn Tây là nơi hội tụ của một quần thể di tích như: đình Mông Phụ, đền Phùng Hưng, lăng Ngô Quyền, chùa Mía, đền Xuyên Sơn (thờ Thần Rừng), đền Tiên Nông, bia đá Đồi Măng, thành cổ Sơn Tây… Quần thể đền đài, miếu mạo phản ánh quá trình xây dựng và giữ gìn quê hương.
Đặc biệt độc đáo là Khu di tích Đường Lâm – nơi đây vừa vinh dự được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Đường Lâm là làng điển hình cho các làng cổ Việt Nam, hiện còn giữ được nguyên vẹn những dấu tích cổ của làng quê Việt vùng đồi gò trung du với những bức tường đá ong đỏ sẫm luôn thách thức với thời gian, mưa nắng…
Ngoài ra, thị xã còn có những địa danh liên quan tới các vị anh hùng dân tộc như: Vũng Hùm, đồi Hổ Gầm, đồi Xà Mâu, giếng Ngục, Rặng Duối… Những địa danh dấu tích này luôn là điểm thu hút khách tới tham quan, ngưỡng vọng vùng “đất thiêng” đã sinh ra những anh tài cho quê hương, đất nước.
Không chỉ thế, thành Sơn còn nổi tiếng với hệ thống Thành cổ – một trong tứ trấn bảo vệ thành Thăng Long xưa. Thành được xây dựng từ thời Minh Mạng thứ 3 (1822), mang đầy đủ yếu tố của một tòa thành quân sự, một hệ thống phòng thủ kiên cố nhất xứ Đoài thời đó.
11. Ẩm thực
Bánh tẻ Phú Nhi
Món bánh tẻ dân dã này nổi tiếng ở làng Phú Nhi, được làm từ những nguyên liệu đơn giản như: gạo tẻ, mộc nhĩ, thịt, hành khô. Lá gói bánh tẻ được bọc 2 lớp, lớp trong là lá dong và bao bên ngoài bởi lá chuối. Điều này giúp bánh ngon hơn và thơm mùi lá.
Bánh ngon nhất là khi vừa được vớt ra khỏi nồi, khói còn nghi ngút. Bánh chín có màu xanh lá nhẹ nhàng, hơi phớt màu bóng mỡ và trắng ngần của gạo tẻ. Người ta pha mắm có chút tiêu ớt làm nước chấm, phần bánh có nhân được quyện đều vào vỏ, làm bánh trở nên đậm đà.
Bánh sữa Ba Vì
Là một cao nguyên nhỏ trong lòng thị trấn Sơn Tây, ở Ba Vì có những đồng cỏ xanh mướt, nơi những đàn bò sữa cho ra đời những sản phẩm sữa thơm ngon, và bánh sữa là một phần không thể thiếu mà những người phương xa mua về làm quà.
Bánh sữa có nhiều loại, tùy vào sở thích của từng người mà bạn có thể lựa chọn bánh sữa trắng, bánh sữa nhạt, bánh sữa chocolate hay bánh sữa nhạt chocolate. Vị béo mềm, thơm ngon của bơ, sữa nguyên chất mang đến cảm giác thanh thanh vô cùng vừa miệng, càng đặc biệt hơn khi bạn thưởng thức cùng với tách trà nóng.
Thịt quay đòn
Nổi tiếng bởi cách chế biến kì công và độc đáo, thịt quay đòn trở thành đặc sản thơm ngon mà nếu có dịp về Sơn Tây bạn nên nếm thử. Một miếng thịt 1 kg được tẩm ướp và quay trong vòng 6 tiếng, vị ngon của thịt xứng đáng với chừng ấy thời gian bỏ ra chế biến. Phần thịt ngọt mềm được bọc một lớp bì giòn tan, thơm lừng hương ổi, ngậy béo mà ăn bao nhiêu cũng không thấy ngán.
Chè lam
Một trong những món ăn nổi tiếng của xứ Đoài chính là chè lam. Những nguyên liệu đơn giản như bột gạo nếp rang, mạch nha, gừng tươi, đường mật, lạc rang,… được hòa quyện lẫn nhau tạo nên một thứ quà đầy tinh tế mà vẫn mang đậm vẻ thân thuộc của làng quê Việt Nam.
Chè đã nguội hẳn được cắt thành những miếng hình chữ nhật bằng khoảng 2 ngón tay rồi lăn đều qua lớp bột áo. Lớp bột này giúp những miếng chè không dính lại với nhau. Chè lam vừa ăn sẽ không mềm quá cũng không được cứng quá.
Để có món chè lam chuẩn vị nhất, ở Sơn Tây người ta có thể tìm mua ở khu vực làng cổ Đường Lâm hoặc quanh chùa Mía, lăng vua Ngô Quyền hoặc đền Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng.
Kẹo lạc Đường Lâm
Món kẹo lạc ở Đường Lâm trở thành minh chứng lịch sử và gắn bó với tuổi thơ của biết bao con người sinh ra và lớn lên ở đây. Ở một vài gia đình, nghề làm kẹo lạc được truyền qua nhiều đời con cháu. Được làm từ đường, mạch nha, lạc, đây là món quà cực kỳ dân dã và cổ truyền.
Loại kẹo này có độ ngọt không quá cao, cảm giác khi đưa thanh kẹo lên miệng cắn một miếng sẽ nhận được vị giòn tan, thơm bùi của lạc, vị ngọt của mạch nha và đường thoang thoảng. Bạn cũng có thể thưởng thức món kẹo lạc cùng với tách trà nóng, vị thanh khiết của trà sẽ trung hòa vị ngọt của kẹo.
12. Thị trường bất động sản
Theo đánh giá của giới chuyên gia, thị trường bất động sản Sơn Tây còn nhiều tiềm năng tăng trưởng trong tương lai khi diện mạo đô thị ngày càng hoàn thiện và khai thác tối đa lợi thế du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa – tâm linh. Giá đất Sơn Tây ấm dần cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng, giao thông nơi đây.
Hòa vào làn sóng đầu tư khu vực phía Tây Thủ đô Hà Nội, Sơn Tây đang khoác lên mình “chiếc áo mới” hấp dẫn hơn, thu hút giới đầu tư địa ốc đổ về đây phát triển dự án. Trên địa bàn thị xã Sơn Tây, hàng loạt dự án về cơ sở hạ tầng được triển khai đầu tư xây mới hoặc cải tạo, nâng cấp như Quốc lộ 32, Quốc lộ 21A, đường tránh Quốc lộ 32, đường tỉnh 413, 414, cầu Vĩnh Thịnh vượt sông Hồng.
Sơn Tây không chỉ là vùng đất có bề dày văn hóa lịch sử, mà còn là nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, quỹ đất dồi dào với giá mềm hơn nội đô – phù hợp với xu hướng “bỏ phố về quê”, xây homestay phát triển du lịch. Xu hướng dịch chuyển về sống tại vùng ven ngoại thành của giới thượng lưu hoặc tìm mua đất xây ngôi nhà thứ hai làm nơi nghỉ dưỡng cuối tuần khiến nhà đất Sơn Tây dần “ấm” lên.
Mặt khác, quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn tới năm 2050, Sơn Tây sẽ là một trong chuỗi 5 đô thị vệ tinh của Hà Nội, với chức năng chính là đô thị văn hóa lịch sử và du lịch nghỉ dưỡng… Yếu tố quy hoạch này thúc đẩy thị xã Sơn Tây phát triển nhanh, phát triển bền vững. Theo đó, thị trường bất động sản Sơn Tây đã có những dấu hiệu tăng trưởng tích cực, tăng trưởng cả về mức độ quan tâm, lượng giao dịch và giá mua bán.
Khảo sát cho thấy, tùy vị trí và diện tích các lô đất thổ cư được chào giá từ dưới 4 – 5 triệu đồng tới 30 triệu đồng mỗi m2. Ví dụ, đất thổ cư xã Kim Sơn diện tích 360m2, giá 5,8 triệu đồng/m2; lô đất 359m2 ở xã Sơn Đông được chào giá 13,9 triệu đồng/m2; đất thổ cư 60m2 ở xã Cổ Đông giá 15,6 triệu đồng/m2.
Lô đất thổ cư gần khu Công nghệ cao Hòa Lạc được rao bán với giá 20,3 triệu đồng/m2.; đất thổ cư chùa Thông – Trung Hưng giá 26 triệu đồng/m2; đất phân lô tái định cư Trung Hưng giá 30 triệu đồng/m2…
Mua nhà đất thị xã Sơn Tây để ở hay đầu tư, trước khi quyết định rót vốn, bạn cần tìm hiểu kỹ pháp lý lô đất, dự án và cân đối dòng tiền của mình nhằm đảm bảo an toàn, hạn chế tối đa rủi ro về sau.
13. Các dự án bất động sản
Thị xã Sơn Tây có khoảng 5 dự án.
Dự án khu đô thị HUD Sơn Tây
- Tên dự án: Khu đô thị mới HUD Sơn Tây
- Vị trí: Thị xã Sơn Tây, Hà Nội
- Chủ đầu tư: Tổng Công ty Đầu tư Phát triển nhà và Đô thị HUD
- Tổng diện tích: 23,4ha
- Quy mô: 301 căn Shophouse + Liền kề vườn
- Diện tích: 75 m2 – 95 m2 – 115 m2
- Đường trước nhà: 12 m – 17,5 m
- Giá bán từ: 3,5 – 4,5 tỷ /căn (Giá đã bao gồm tiền đất + tiền nhà, bàn giao xây thô hoàn thiện mặt ngoài)
- Tiến độ đóng tiền linh hoạt: 30 % – 15% – 15% – 10% – 25% – 5%
- Bàn giao nhà: Dự kiến tháng 5/2022.
Dự án Thuần Nghệ Green City
- Tên dự án: Khu đô thị nhà ở Thuần Nghệ (Green City)
- Chủ đầu tư: Công ty CP Tập đoàn Xây dựng và Du lịch Bình Minh
- Mô hình: Khu đô thị phức hợp nhà ở kết hợp Trung tâm thương mại
- Loại hình sản phẩm: Biệt thự đơn lập và liền kề
- Vị trí: Thuần Nghệ, thị xã Sơn Tây, Hà Nội
- Tổng diện tích dự án: 30.000m2
- Tổng số sản phẩm: 247 lô
- Biệt thự: gồm 16 lô (diện tích từ 250-400m2)
- Liền kề: gồm 231 lô (các loại diện tích: 75-85-90-102-120m2)
- Giá từ: 15 triệu/m2
- Hình thức sở hữu: Vĩnh viễn.
Hòa Lạc Premier Residence
- Tên dự án: Hòa Lạc Premier Residence
- Tên thương mại: Khu đô thị Hòa Lạc Premier Residence
- Chủ đầu tư: Công ty CP Xây Dựng và Đầu tư Hoàng Phát
- Đơn vị thiết kế: Công ty Tư vấn kiến trúc AC
- Đơn vị thi công: Licogi 18.5
- Đơn vị tư vấn giám sát: Công ty TNHH APAVE – Châu Á Thái Bình Dương
- Vị trí: Quốc lộ 21A, xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội
- Tổng diện tích: 100.216m2
- Quy mô: 358 lô
- Diện tích biệt thự liền kề: 78,5-178m2
- Diện tích biệt thự song lập: 214,5-416m2
- Quy mô dân số: Khoảng 1.800 người
- Giá từ: 15.5 – 24.4 triệu/m².