Bệnh viện Từ Dũ là một trong những bệnh viện phụ sản hạng 1 được nhiều người dân trong và ngoài nước tin tưởng tìm tới khám chữa bệnh. Chính vì vậy, mọi vấn đề về đội ngũ bác sĩ, quy trình, chi phí hay lịch làm việc của bệnh viện đều được người dân quan tâm. Những vấn đề này sẽ được chúng tôi đề cập chi tiết trong bài viết dưới đây.
Tổng quan về bệnh viện Từ Dũ
Bệnh viện Từ Dũ ( còn được gọi là bệnh viện phụ sản Từ Dũ) có tiền thân là Bảo sanh viện Đông Dương được một nhà kinh doanh địa ốc người Hoa – ông Hui Bon Hoa xây dựng vào năm 1937. Tuy nhiên sau nhiều năm bị quân đội Nhật và Pháp chiếm dụng thì mãi đến tháng 9/1943, nơi đây mới chính thức được chuyển giao cho Bộ y tế Việt Nam.
Trải qua nhiều lần đổi tên, đến 8/4/2004 cái tên bệnh viện Từ Dũ mới ra đời và chính thức được sử dụng cho đến ngày nay. Trải qua hơn 80 năm hoạt động, bệnh viện Từ Dũ ngày càng phát triển lớn mạnh về quy mô và trở thành một trong những sự lựa chọn hàng đầu của chị em trong việc chăm sóc sức khỏe phụ khoa, sinh sản.
Mỗi ngày, bệnh viện Từ Dũ tiếp nhận khoảng 200 ca sinh nở và có hơn 3000 lượt bệnh nhân đang sinh sống trên địa bàn thành phố cũng như các tỉnh thành lân cận tìm tới khám chữa bệnh.
Bệnh viện cũng hợp tác với nhiều tổ chức quốc tế như tổ chức L’Appel Lorient, Đại học Angers,
tổ chức UNFPA hay WHO… nhằm mục đích nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ công nhân viên và cập nhật những kiến thức mới về y khoa đưa vào ứng dụng trong điều trị bệnh.
Thành tựu
Trong suốt những năm hoạt động, với sự cố gắng và nỗ lực hết mình của toàn thể cán bộ và công nhân viên, bệnh viện Từ Dũ ngày càng nhận được sự tin tưởng từ phía bệnh nhân trong và ngoài nước. Bệnh viện cũng đạt được nhiều thành tựu to lớn trong công tác chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em như:
- Ứng dụng siêu âm trong lĩnh vực sản phụ khoa
- Năm 1998: Thực hiện thành công ca phẫu thuật tách đôi Việt Đức
- Năm 1990: Triển khai ứng dụng phương pháp mổ nội soi phụ khoa
- Năm 1996: Thành lập và chính thức đưa khoa Phục hồi chức năng trẻ sơ sinh vào hoạt động
- Năm 1997-1998: Thực hiện thành công ca thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên với 3 em bé được trào đời. Đây chính là bước ngoặt lớn trong lịch sử y khoa Việt Nam giúp hàng nghìn cặp vợ chồng đang bị vô sinh hiếm muộn có hy vọng được làm cha, làm mẹ.
- Năm 1998: Nhận giải thưởng KOVALEVXKAIA dành cho tập thể nữ nghiên cứu khoa học
- Năm 2005: Được Nhà nước cấp giải thường về khoa học và công nghệ
- Năm 2016: Nhận được bằng khen từ Bộ trưởng Bộ Y Tế vì đã thực hiện xuất sắc công tác Cảnh giác Dược trong giai đoạn các năm 2011-2015.
- Ứng dụng thành công phương pháp Kangaroo giúp nuôi sống trẻ sơ sinh bị sinh thiếu nhiều tháng.
- Chẩn đoán được các rối loạn về di truyền, các dị tật bẩm sinh ở thai nhi bằng phương pháp chọc hút dịch ối trong bào thai và phân tích DNA.
- Hai lần đạt danh hiệu Anh hùng Lao động vào các năm 1985 và 2002
- Nhận huân chương Lao động: Năm 1982 hạng Ba, năm 1985 hạng Nhì và năm 1989 hạng Nhất
Đây chính là những thành tựu to lớn giúp tiếp thêm động lực cho đội ngũ cán bộ và y bác sĩ tại bệnh viện Từ Dũ không ngừng lỗ lực để cống hiến hết mình trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Đội ngũ bác sĩ tại bệnh viện Từ Dũ
Tính đến ngày 1/10/2017, bệnh viện Từ Dũ có tổng số cán bộ là 2.186 người. Trong đó bao gồm 349 bác sĩ có trình độ đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ có kinh nghiệm chuyên môn phụ trách các chuyên khoa khác nhau trong bệnh viện.
Danh sách các bác sĩ tiêu biểu tại bệnh viện Từ Dũ
- Thạc sĩ, bác sĩ Lê Quang Thanh: Giám đốc bệnh viện
- Tiến sĩ Lê Thị Thu Hà: Khoa sản A
- Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Kim Hoàng: Khoa Kế hoạch hóa gia đình
- Phó Giáo sư, Tiến sĩ Võ Minh Tuấn
- Bác sĩ CKI Trần Thị Nhật Vy
- Bác sĩ CKII Nguyễn Song Nguyên: Khoa sản A
- Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Trọng Hiếu: Giám đốc chương trình thụ tinh ống nghiệm
- Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Minh Tuyết: Khoa Hậu sản N
- Bác sĩ CKI Đặng Thị Trân Hạnh: Khoa cấp cứu
- Thạc sĩ Ngô Thị Yên: Khoa khám bệnh
- Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Minh Tâm: Đơn vị phẫu thuật thẩm mỹ
- Bác sĩ Cù Thị Loan: Khoa hiếm muộn
- Tiến sĩ, bác sĩ Lê Thị Thu Hà: Trưởng khoa Phụ sản M
- Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Minh Ngọc: Phó trưởng khoa Hiếm muộn
- Thạc sĩ Lê Thị Minh Châu: Trưởng khoa Hiếm muộn
- Tiến sĩ, bác sĩ Bùi Chí Thương: Khoa nội soi
- Bác sĩ Ngô Thị Phương Mai: Trưởng khoa Sinh
- Bác sĩ CKII Võ Thanh Nhân: Khoa Ung bướu phụ khoa
- Tiến sĩ, bác sĩ Huỳnh Thị Thu Thủy
- Bác sĩ CKII Lăng Thị Hữu Tiệp: Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh
- Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Hồng Cầm: Bác sĩ bệnh viện Từ Dũ, bệnh viện Phụ Sản Mê Kông, Phó chủ nhiệm bộ môn Sản phụ khoa tại trường ĐH Y Dược TPHCM.
Cơ sở vật chất
Thời điểm ban đầu, bệnh viện Từ Dũ được xây dựng với diện tích gần 20.000 m2. Dự kiến đến năm 2020, sau khi công trình xây mới lại các khu B, C được hoàn tất thì sẽ nâng tổng diện tích sàn xây dựng của bệnh viện lên đến 87.334, 59 m2.
Hiện nay, bệnh viện có tất cả 10 phòng chức năng, 20 khoa lâm sàng cùng với 67 khoa cận lâm sàng và khoa Dược. Sơ đồ phân bố hoạt động tại các tầng lầu của bệnh viện Từ Dũ như sau:
- Tầng hầm 1&2: Bãi giữ xe của bệnh viện
- Lầu 1: Khu theo dõi thai kì, siêu âm và khám sàn chậu dành cho đối tượng dịch vụ
- Lầu 2: Khu khám bệnh phụ khoa và thực hiện siêu âm, xét nghiệm chẩn đoán bệnh cho đối tượng dịch vụ
- Lầu 3: Phòng chủng ngừa HPV, khoa Xét nghiệm di truyền học
- Lầu 4: Bao gồm các khoa Tạo hình thẩm mỹ và thực hiện công tác phẫu thuật gây mê hồi sức
- Từ lầu 5 đến lầu 11: Khoa hậu sản N dành cho đối tượng nội trú
Tổng số giường tại bệnh viện từ 100 giường năm 1943 nay đã nâng lên hơn 1200 giường để đáp ứng cho nhu cầu điều trị của đông đảo bệnh nhân. Bệnh viện Từ Dũ cũng được trang bị đầy đủ máy móc thiết bị y tế và không ngừng cập nhật những công nghệ mới để nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.
Các khoa/ phòng tại bệnh viện Từ Dũ
– Phòng chức năng:
- Phòng quản lý chất lượng: Thực hiện công tác quản lý chất lượng tại bệnh viện
- Phòng Công nghệ thông tin: Trực tiếp tiếp nhận chỉ đạo từ ban Giám đốc và ứng dụng các phần mềm, công nghệ thông tin trong hoạt động thăm khám và điều trị tại bệnh viện.
- Phòng Kế hoạch tổng hợp: Lên kế hoạch hoạt động cho các khoa phòng tại bệnh viện, giám sát việc thực hiện quy chế bệnh viện của các khoa phòng.
- Phòng Chỉ đạo tuyến: Thực hiện công tác xây dựng kế hoạch chỉ đạo tuyến dưới và trình Ban giám đốc phê duyệt, triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học.
- Phòng Tổ chức cán bộ: Xây dựng kế hoạch tổ chức bộ máy nhân lực, quản lý hồ sơ lý lịch nhân sự…
- Phòng Điều dưỡng: Tổ chức điều hành và giám sát hoạt động của các y tá, kỹ thuật viên cũng như các nữ hộ sinh
- Phòng Tài chính kế toán: Thống kê các khoản thu chi, lập dự toán, báo cáo thuế…
- Phòng Hành chánh quản trị: Chịu trách nhiệm sửa chữa, xây dựng cơ sở hạ tầng, lên kế hoạch mua sắm các thiết bị vật tư thông dụng.
- Phòng Vật tư – Thiết bị y tế: Mua sắm, bảo trì và thanh lý vật tư, thiết bị y tế.
– Khoa lâm sàng:
- Khoa Hiếm muộn
- Khoa Sanh
- Khoa Phục hồi chức năng
- Khoa Khám bệnh
- Khoa Nội soi
- Khoa Phụ
- Khoa Kế hoạch hóa gia đình
- Khoa Hậu sản
- Khoa Ung bướu phụ khoa
– Khoa cận lâm sàng:
- Khoa Dinh dưỡng tiết chế
- Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
- Khoa Xét nghiệm
- Khoa Chẩn đoán hình ảnh
- Khoa Xét nghiệm di truyền học
- Khoa Giải phẫu bệnh – Tế bào
- Khoa Dược
Quy trình khám chữa bệnh tại bệnh viện Từ Dũ
# Trường hợp khám bệnh có bảo hiểm y tế (BHYT) tại khu M ( Cổng số 227 đường Cống Quỳnh, Q1)
– Bệnh nhân khám ngoại trú:
- Bước 1: Gửi xe và vào lấy số thứ tự tại quầy phát số
- Bước 2: Xuất trình các giấy tờ cần thiết như CMND, thẻ BHYT, giấy hẹn tái khám, giấy chuyển viện, chuyển tuyến (nếu có).
- Bước 3: Duyệt BHYT tại quầy số 9 và nhận lại hồ sơ quay trở lại quầy số 1-8 để lấy số thứ tự phòng khám ( đối với bệnh nhân mới), duyệt BHYT tại quầy số 2 ( bệnh nhân tái khám và chuyển tuyến).
- Bước 4: Di chuyển tới phòng khám gặp bác sĩ và thực hiện các xét nghiệm lâm sàng. Trước khi thực hiện xét nghiệm, bệnh nhân cần mang hồ sơ đến quầy số 2 ( khu M) để đóng dấu xét duyệt BHYT.
- Bước 5: Chờ kết quả xét nghiệm và quay trở lại gặp bác sĩ để nghe kết luận cũng như cách điều trị.
– Bệnh nhân nội trú:
+ Nếu chuyển viện cấp cứu:
Khi nhập viện cấp cứu, thân nhân người bệnh cần xuất trình được thẻ BHYT, giấy CMND và giấy chuyển viện của bệnh nhân. Nhân viên bệnh viện Từ Dũ sẽ tiếp nhận và làm thủ tục để bệnh nhân nhanh chóng được nhập viện chăm sóc theo đúng quy định.
+ Nếu nhập viện sau khi thăm khám tại phòng Hội chẩn:
- Nhân viên phòng Hội chẩn sẽ mang bệnh án và hướng dẫn bệnh nhân di chuyển đến khoa điều trị
- Phòng Trực của khoa điều trị sẽ tiếp nhận BHYT của bệnh nhân để hoàn tất thủ tục nhập viện.
# Trường hợp khám dịch vụ tại khu N bệnh viện Từ Dũ ( Số 191 đường Nguyễn Thị Minh Khai)
- Bước 1: Lấy số thứ tự tại tầng trệt và điền đầy đủ thông tin cá nhân vào phiếu đăng ký khám.
- Bước 2: Làm hồ sơ khám bệnh tại quầy B
- Bước 3: Đóng tiền khám tại quầy Thu ngân
- Bước 4: Di chuyển đến phòng khám bệnh tại tầng 1 và tầng 2 theo hướng dẫn. Sau khi thăm khám lâm sàng bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm hay siêu âm nếu cần thiết.
- Bước 5: Đóng tiền siêu âm và xét nghiệm tại quầy thu ngân
- Bước 6: Thực hiện các xét nghiệm theo chỉ định
- Bước 7: Cần kết quả xét nghiệm trở lại phòng khám ban đầu. Bác sĩ đọc kết quả xét nghiệm, chẩn đoán và lên phác đồ điều trị.
- Bước 8: Di chuyển xuống nhà thuốc ở tầng trệt , xuất trình đơn thuốc và đóng tiền, lấy thuốc.
– Quy trình tiếp nhận bệnh khoa Xét nghiệm di truyền y học (khu N)
– Quy trình thăm khám kế hoạch hóa gia đình:
– Quy trình siêu âm thai, siêu âm qua ngã âm đạo, ngã bụng:
– Quy trình thăm khám phụ khoa tại Từ Dũ
– Quy trình khám hiếm muộn
Chi phí khám bệnh và bảng giá dịch vụ tại bệnh viện Từ Dũ
Bảng giá các dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Từ Dũ được niêm yết một cách công khai, minh bạch theo quy định của Bộ Y Tế.
- Bảng giá các dịch vụ xét nghiệm lâm sàng: Bấm xem tại đây
- Chi phí khám chữa bệnh có BHYT: Tham khảo tại đây
- Bảng giá dịch vụ theo yêu cầu: Tham khảo tại đây
- Chi phí các biệt dược thuốc: Xem chi tiết tại đây
- Bảng giá dịch vụ khám chữa bệnh không trong phạm vi thanh toán của BHYT: Bấm xem chi tiết tại đây
Thời gian làm việc tại bệnh viện Từ Dũ
– Lịch khám cho đối tượng có BHYT: Thứ 2- thứ 6:
- Buổi sáng từ 7h-11h
- Buổi chiều từ 12h30 – 16h30
– Thời gian khám Phụ khoa:
Từ thứ 2 – thứ 6 lúc 7h sáng đến 16h30 chiều
– Lịch làm việc tại khoa Xét nghiệm:
- Thứ 2- thứ 6: 7h sáng đến 19h tối
- Thứ 7: 7h sáng đến 17h chiều
– Lịch khám dịch vụ Sản phụ khoa:
- Thứ 2- thứ 6: 6h sáng đến 18h chiều
- Thứ 7: 7h sáng đến 16h chiều
- Chủ nhật: Buổi sáng từ 7h đến 11h
** Lưu ý: Bạn có thể tới trực tiếp bệnh viện Từ Dũ để đăng ký khám hoặc đặt lịch hẹn khám trước qua tổng đài (028) 1081 và 19007237 để không phải chờ đợi lâu.
Địa chỉ liên hệ bệnh viện Từ Dũ
- Cổng số 1: Số 284- đường Cống Quỳnh- Quận 1- Tp.HCM
- Cổng số 2: Số 191- đường Nguyễn Thị Minh Khai- P.Đa Kao – Q.1- TPHCM
- Cổng số 3: 227- đường Cống Quỳnh – P. Nguyễn Cư Trinh – Q.1 – TP. HCM
- Điện thoại liên hệ: Hotline 19007237 – điện thoại bàn (028) 5404.2829
- Hòm thư điện tử: web.admin@tudu.com.vn
- Website: https://tudu.com.vn/
>> Xem bản đồ hướng dẫn đường di chuyển đến bệnh viện Từ Dũ
[wpcc-iframe loading=”lazy” style=”border: 0;” src=”https://tdmuflc.edu.vn/wp-content/themes/tdt-2/images/loading.gif” width=”100%” height=”450″ frameborder=”0″ allowfullscreen=”allowfullscreen” data-rocket-lazyload=”fitvidscompatible” data-lazy-src=”https://www.google.com/maps/embed?pb=!1m14!1m8!1m3!1d15678.21682054296!2d106.6858207!3d10.7687994!3m2!1i1024!2i768!4f13.1!3m3!1m2!1s0x0%3A0x9303a659d5eb4e59!2sTu+Du+Hospital!5e0!3m2!1sen!2s!4v1545892686583″]BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM
- Phòng khám Sản phụ khoa Phúc Ngọc: Địa chỉ, chi phí và lịch làm việc
- Thông tin về phòng khám Ngọc Lan
BẢNG GIÁ DỊCH VỤ NHA KHOA