1000 câu hỏi trắc nghiệm GDCD 11 (có đáp án) – VietJack.com

Câu hỏi trắc nghiệm

Trọn bộ 1000 Câu hỏi trắc nghiệm GDCD 11 có đáp án năm 2023 được biên soạn bám sát theo nội dung từng bài học với đầy đủ các cấp độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm GDCD 11 này sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm và đạt điểm cao trong các bài thi môn GDCD 11.

Câu hỏi trắc nghiệm GDCD 11 năm 2023 (có đáp án)

(mới) Bộ câu hỏi trắc nghiệm GDCD 11 năm 2023

  • Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 1 năm 2023 (có đáp án)
  • Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 2 năm 2023 (có đáp án)
  • Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 3 năm 2023 (có đáp án)
  • Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 4 năm 2023 (có đáp án)
  • Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 5 năm 2023 (có đáp án)
  • Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 6 năm 2023 (có đáp án)
  • Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 7 năm 2023 (có đáp án)
  • Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 8 năm 2023 (có đáp án)
  • Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 9 năm 2023 (có đáp án)
  • Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 10 năm 2023 (có đáp án)
  • Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 11 năm 2023 (có đáp án)
  • Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 12 năm 2023 (có đáp án)
  • Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 13 năm 2023 (có đáp án)
  • Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 14 năm 2023 (có đáp án)
  • Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 15 năm 2023 (có đáp án)

Phần 1: Công dân với kinh tế

  • Trắc nghiệm Bài 1: Công dân với sự phát triển kinh tế (phần 1)
  • Trắc nghiệm Bài 1: Công dân với sự phát triển kinh tế (phần 2)
  • Trắc nghiệm Bài 1 (mức độ Vận dụng thấp)
  • Trắc nghiệm Bài 1 (mức độ Vận dụng cao)
  • Trắc nghiệm Bài 2: Hàng hóa – tiền tệ – thị trường (phần 1)
  • Trắc nghiệm Bài 2: Hàng hóa – tiền tệ – thị trường (phần 2)
  • Trắc nghiệm Bài 2 (mức độ Vận dụng thấp)
  • Trắc nghiệm Bài 2 (mức độ Vận dụng cao)
  • Trắc nghiệm Bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa (phần 1)
  • Trắc nghiệm Bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa (phần 2)
  • Trắc nghiệm Bài 3 (mức độ Vận dụng thấp)
  • Trắc nghiệm Bài 3 (mức độ Vận dụng cao)
  • Trắc nghiệm Bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa (phần 1)
  • Trắc nghiệm Bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa (phần 2)
  • Trắc nghiệm Bài 4 (mức độ Vận dụng thấp)
  • Trắc nghiệm Bài 4 (mức độ Vận dụng cao)
  • Trắc nghiệm Bài 5: Cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa (phần 1)
  • Trắc nghiệm Bài 5: Cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa (phần 2)
  • Trắc nghiệm Bài 5 (mức độ Vận dụng thấp)
  • Trắc nghiệm Bài 5 (mức độ Vận dụng cao)
  • Trắc nghiệm Bài 6: Công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước (phần 1)
  • Trắc nghiệm Bài 6: Công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước (phần 2)
  • Trắc nghiệm Bài 6 (mức độ Vận dụng thấp)
  • Trắc nghiệm Bài 6 (mức độ Vận dụng cao)
  • Trắc nghiệm Bài 7: Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường vai trò quản lí kinh tế của nhà nước (phần 1)
  • Trắc nghiệm Bài 7: Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường vai trò quản lí kinh tế của nhà nước (phần 2)
  • Trắc nghiệm Bài 7 (mức độ Vận dụng cao)

Phần 2: Công dân với các vấn đề chính trị xã hội

  • Trắc nghiệm Bài 8: Chủ nghĩa xã hội (phần 1)
  • Trắc nghiệm Bài 8: Chủ nghĩa xã hội (phần 2)
  • Trắc nghiệm Bài 8 (mức độ Vận dụng cao)
  • Trắc nghiệm Bài 9: Nhà nước Xã hội chủ nghĩa (phần 1)
  • Trắc nghiệm Bài 9: Nhà nước Xã hội chủ nghĩa (phần 2)
  • Trắc nghiệm Bài 9 (mức độ Vận dụng thấp)
  • Trắc nghiệm Bài 9 (mức độ Vận dụng cao)
  • Trắc nghiệm Bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (phần 1)
  • Trắc nghiệm Bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (phần 2)
  • Trắc nghiệm Bài 10 (mức độ Vận dụng Cao)
  • Trắc nghiệm Bài 11: Chính sách dân số và giải quyết việc làm (phần 1)
  • Trắc nghiệm Bài 11: Chính sách dân số và giải quyết việc làm (phần 2)
  • Trắc nghiệm Bài 11: Chính sách dân số và giải quyết việc làm (phần 3)
  • Trắc nghiệm Bài 11: Chính sách dân số và giải quyết việc làm (phần 4)
  • Trắc nghiệm Bài 11 (mức độ Vận dụng thấp)
  • Trắc nghiệm Bài 11 (mức độ Vận dụng cao)
  • Trắc nghiệm Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường (phần 1)
  • Trắc nghiệm Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường (phần 2)
  • Trắc nghiệm Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường (phần 3)
  • Trắc nghiệm Bài 12 (mức độ Vận dụng thấp)
  • Trắc nghiệm Bài 12 (mức độ Vận dụng cao)
  • Trắc nghiệm Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa (phần 1)
  • Trắc nghiệm Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa (phần 2)
  • Trắc nghiệm Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa (phần 3)
  • Trắc nghiệm Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa (phần 4)
  • Trắc nghiệm Bài 13 (mức độ Vận dụng thấp)
  • Trắc nghiệm Bài 13 (mức độ Vận dụng cao)
  • Trắc nghiệm Bài 14: Chính sách quốc phòng an ninh (phần 1)
  • Trắc nghiệm Bài 14: Chính sách quốc phòng an ninh (phần 2)
  • Trắc nghiệm Bài 14 (mức độ Vận dụng cao)
  • Trắc nghiệm Bài 15: Chính sách đối ngoại
  • Trắc nghiệm Bài 15 (mức độ Vận dụng cao)

Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 1 có đáp án

Câu 1: Sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của con người là nội dung của khái niệm

A. Phát triển kinh tế.

B. Sản xuất của cải vật chất.

C. Quá trình lao động.C.

D. Quá trình sản xuất.

Đáp án:

Sản xuất của cải vật chất là sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của con người.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Đối với xã hội, sản xuất vật chất đóng vai trò là

A. Cơ sở tồn tại và phát triển.

B. Động lực phát triển.

C. Thước đo phát triển.

D. Cơ sở tồn tại.

Đáp án:

Sản xuất của cải vật chất là cơ sở tồn tại của xã hội, đồng thời quyết định mọi hoạt động của xã hội. Nếu không sản xuất của cải vật chất sẽ không có gì để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con người, đồng thời các hoạt động xã hội ngưng trệ, xã hội không thể tồn tại.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Sản xuất của cải vật chất quyết định mọi hoạt động của xã hội, từ đó giúp con người ngày càng

A. Giàu có và thoải mái hơn.

B. Hoàn thiện và phát triển toàn diện

C. Có nhiều điều kiện về mặt vật chất và tinh thần.

D. Có cuộc sống phong phú và đa dạng.

Đáp án:

Thông qua hoạt động sản xuất của cải vật chất, con người ngày càng được hoàn thiện và phát triển toàn diện.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Yếu tố nào không phải là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất?

A. Sức lao động.

B. Đối tượng lao động.

C. Tư liệu lao động.

D. Lao động.

Đáp án:

Mọi quá trình sản xuất đều là sự kết hợp của ba yếu tố cơ bản: sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất là nội dung của khái niệm

A. Lao động

B. Sức lao động.

C. Đối tượng lao động.

D. Tư liệu lao động.

Đáp án:

Sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người là nội dung của khái niệm

A. Lao động.

B. Sức lao động.

C. Vận động.

D. Sản xuất vật chất.

Đáp án:

Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhắm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người được gọi là

A. Tư liệu lao động.

B. Cách thức lao động.

C. Đối tượng lao động.

D. Hoạt động lao động.

Đáp án:

Đối tượng lao động là những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhắm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Đối tượng lao động gồm mấy loại?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án:

Đối tượng lao động có hai loại: Loại có sẵn trong tự nhiên và loại đã trải qua tác động của lao động.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Đối tượng lao động nào dưới đây là đối tượng của ngành công nghiệp khai thác?

A. Tôm cá.

B. Sắt thép.

C. Sợi vải.

D. Hóa chất.

Đáp án:

Đối tượng lao động có sẵn trong tự nhiên, khai thác là dùng được => đối tượng của ngành công nghiệp khai thác (đất, tôm cá,…)

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Con người ngày càng tạo ra nhiều nguyên vật liệu nhân tạo có tính năng, tác dụng theo ý muốn khiến cho đối tượng lao động ngày càng

A. Hạn chế.

B. Thu hẹp.

C. Đa dạng.

D. Tăng lên.

Đáp án:

Đối tượng lao động ngày càng đa dạng, phong phú, con người ngày càng tạo ra nhiều nguyên vật liệu nhân tạo có tính năng, tác dụng theo ý muốn

Đáp án cần chọn là: C

Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 2 có đáp án

Câu 1: Sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua – bán được gọi là

A. Đồ vật.

B. Hàng hóa.

C. Tiền tệ.

D. Kinh tế.

Đáp án:

Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua – bán

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phải là điều kiện để một vật phẩm trở thành hàng hóa?

A. Do lao động tạo ra.

B. Có công dụng thỏa mãn được nhu cầu của con người.

C. Thông qua trao đổi, mua bán.

D. Có giá cả xác định để trao đổi.

Đáp án:

Một vật phẩm chỉ trở thành hàng hóa khi nó có đủ 3 yếu tố sau: Do lao động tạo ra, có công dụng nhất định thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người và trước khi đi vào tiêu dùng phải thông qua trao đổi, mua bán.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Hàng hóa chỉ tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa, ở hai dạng là vật thể và phi vật thể. Vì vậy, hàng hóa là một phạm trù mang tính

A. Xã hội.

B. Lịch sử.

C. Vĩnh viễn.

D. Bất biến.

Đáp án:

Hàng hóa là phạm trù lịch sử, chỉ tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa, ở dạng vật thể hoặc phi vật thể

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Yếu tố nào dưới đây được coi là hàng hóa?

A. Dịch vụ giao hàng tại nhà.

B. Ánh sáng mặt trời tự nhiên.

C. Rau nhà trồng để nấu ăn.

D. Cây xanh trong công viên.

Đáp án:

Dịch vụ giao hàng tại nhà được thực hiện bởi sức lao động của người giao hàng, giúp người mua có thể mua được hàng mà không cần đến tận nơi, và người giao hàng sẽ được trả công cho hoạt động dịch vụ của mình.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Yếu tố nào dưới đây không được coi là hàng hóa?

A. Dịch vụ cắt tóc.

B. Đồ ăn bán ngoài chợ.

C. Dịch vụ giao hàng tại nhà.

D. Rau nhà trồng để ăn.

Đáp án:

Rau nhà trồng để ăn, do sức lao động của con người tạo ra, thỏa mãn nhu cầu cho gia đình nhưng không thông qua trao đổi mua bán nên không được coi lalf hàng hóa.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Hàng hóa gồm mấy thuộc tính cơ bản?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án:

Hàng hóa gồm có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Công dụng của sản phẩm có thể thỏa mãn được nhu cầu nào đó của người sử dụng được gọi là

A. Giá trị

B. Giá cả

C. Giá trị sử dụng

D. Giá trị cá biệt

Đáp án:

Giá trị sử dụng của hàng hóa là công cụ của vật chất có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Để bán được hàng hóa, nhà sản xuất nên

A. Chú ý đến số lượng hơn chất lượng.

B. Nâng cao chất lượng, đa dạng công dụng của hàng hóa.

C. Chỉ chú trọng hình thức của sản phẩm.

D. Tìm mọi cách để giảm giá sản phẩm.

Đáp án:

Để bán được trên thị trường, người sản xuất luôn tìm cách làm cho hàng hóa của mình có chất lượng cao và có nhiều công dụng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua

A. Giá trị trao đổi.

B. Giá trị sử dụng.

C. Giá trị lao động.

D. Giá trị cá biệt.

Đáp án:

Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua giá trị trao đổi của nó. Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, hay tỉ lệ trao đổi giữa các hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của ai kết tinh trong hàng hóa đó?

A. Người bán.

B. Người mua.

C. Người vận chuyển.

D. Người sản xuất.

Đáp án:

Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa đó.

Đáp án cần chọn là: D

Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 3 có đáp án

Câu 1: Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động

A. Xã hội cần thiết.

B. Cá biệt của người sản xuất.

C. Tối thiểu của xã hội.

D. Trung bình của xã hội.

Đáp án:

Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Trong sản xuất, người sản xuất phải đảm bảo thời gian lao động cá biệt để sản xuất từng hàng hóa như thế nào với thời gian lao động xã hội cần thiết?

A. Bằng nhau.

B. Lớn hơn.

C. Phù hợp.

D. Tương đương.

Đáp án:

Trong sản xuất: người sản xuất phải đảm bảo thời gian lao động cá biệt để sản xuất từng hàng hóa phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Trong quá trình sản xuất, người A có thời gian lao động cá biệt lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết, khi đó, người A sẽ

A. Thu được lợi nhuận.

B. Thu lợi nhuận cao.

C. Hòa vốn.

D. Lỗ vốn.

Đáp án:

Khi người lao động có giá trị lao động cá biệt lớn hơn giá trị lao động xã hội cần thiết sẽ vi phạm yêu cầu của quy luật giá trị và sẽ bị lỗ vốn.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Trong lưu thông: việc trao đổi hàng hóa phải dựa theo nguyên tắc

A. Tôn trọng lẫn nhau.

B. Bình đẳng, đôi bên cùng có lợi.

C. Ngang giá.

D. Phù hợp nhu cầu của nhau.

Đáp án:

Trong lưu thông: việc trao đổi hàng hóa phải dựa theo nguyên tắc ngang giá.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Trên thị trường, bao giờ giá cả hàng hóa cũng vận động xoay quanh trục

A. Giá trị lao động cá biệt.

B. Giá trị của hàng hóa.

C. Nhu cầu của người tiêu dùng.

D. Giá trị sử dụng của hàng hóa.

Đáp án:

Trên thị trường, bao giờ giá cả hàng hóa cũng vận động xoay quanh trục giá trị hàng hóa hay xoay quanh trục thời gian lao động xã hội cần thiết.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Đối với tổng hàng hóa trên toàn xã hội, quy luật giá trị yêu cầu: tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải như thế nào so với tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất?

A. Lớn hơn.

B. Nhỏ hơn.

C. Bằng nhau.

D. Không liên quan.

Đáp án:

Đối với tổng hàng hóa trên toàn xã hội, quy luật giá trị yêu cầu: tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải bằng tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Nội dung nào sau đây không phải là tác động của quy luật giá trị?

A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.

B. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.

C. Phân hóa giàu – nghèo.

D. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Đáp án:

Tác động của quy luật giá trị là: điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa, kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên, phân hóa giàu nghèo giữa những người sản xuất.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Người sản xuất, kinh doanh muốn thu nhiều lợi nhuận cần tránh

A. Giảm năng suất lao động.

B. Cải tiến kĩ thuật.

C. Nâng cao tay nghề người lao động.

D. Thực hành tiết kiệm.

Đáp án:

Người sản xuất, kinh doanh muốn thu nhiều lợi nhuận phải tìm cách cải tiến kĩ thuật, tăng năng suất lao động, nâng cao tay nghề của người lao động, hợp lí hóa sản xuất, thực hành tiết kiệm…làm cho giá trị hàng hóa cá biệt của họ thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa → làm cho kĩ thuật, lực lượng sản xuất và năng suất lao động xã hội được nâng cao.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Đối với quy luật giá trị, sự phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất là một trong những mặt

A. Thuận lợi.

B. Khó khăn.

C. Quan trọng.

D. Hạn chế.

Đáp án:

Đối với quy luật giá trị, sự phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất là một trong những mặt hạn chế cần được tính đến khi vận dụng nó ở nước ta hiện nay.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Nguyên nhân dẫn đến việc phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất là do điều kiện sản xuất của từng người là

A. Như nhau.

B. Khác nhau.

C. Giống nhau.

D. Bằng nhau.

Đáp án:

Nguyên nhân dẫn đến việc phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất là do điều kiện sản xuất của từng người là khác nhau.

Đáp án cần chọn là: B

Săn SALE shopee tháng 5:

  • Mỹ phẩm SACE LADY giảm tới 200k
  • SRM Simple tặng tẩy trang 50k
  • Combo Dầu Gội, Dầu Xả TRESEMME 80k
luck8 | Luck8 | cwin | jun88 | Rồng bạch Kim | bong da lu | Hello88 | 77WIN | https://qh88.gold/ | 97WIN | i9bet.com | ko66 | KO66 | NOHU90 | bongdalu | bongdalu | LUCK8 | NOHU90 | WW88 | 77win | BK8 | 8kbet | OKVIP