Chưng cách thủy là cách chế biến yến sào thông dụng nhất. Tuy nhiên để tránh làm giảm giá trị dinh dưỡng, bạn đọc cần nắm rõ vấn đề nên chưng yến trong bao lâu. Thông tin trong bài viết sẽ giúp giải đáp thắc mắc thời gian chưng yến bao lâu là tốt nhất và những lưu ý khi chế biến.
Nên chưng yến trong bao lâu?
Yến sào là thực phẩm thượng hạng với giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon. Từ xa xưa, tổ yến đã được sử dụng để chưng cùng với những nguyên liệu quý tạo ra món giàu dinh dưỡng giúp cải thiện và nâng cao sức khỏe. Yến sau khi chưng sẽ có dạng sợi và trở nên trong suốt, sợi yến dai, mùi thơm và vị ngọt dịu.
Có thể nói, yến sào là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nhất với gần 50% protein, trong đó có một số axit amin thiết yếu như lysine, leucine, arginine, valine, tyrosine,… cùng với nhiều khoáng chất và vitamin thiết yếu. Tuy nhiên, để giữ trọn giá trị dinh dưỡng của yến sào, bạn cần chưng yến với thời gian phù hợp. Vậy nên chưng yến trong bao lâu là tốt nhất?
Thời gian chưng yến sẽ phụ thuộc vào chất lượng của tổ yến. Đối với tổ yến được thu hoạch ở đảo, yến tự nhiên hoặc yến huyết, thời gian chưng sẽ lâu hơn so với yến nhà. Thông thường, nếu chưng cách thủy thì thời gian chưng yến tốt nhất sẽ rơi vào khoảng 20 – 40 phút.
Thời gian chưng sẽ có sự chênh lệch tùy theo lượng yến và các nguyên liệu kết hợp. Đối với những nguyên liệu khô, bạn cần phải ngâm cho nở mềm trước khi chưng để đảm bảo sau khi chưng 20 – 30 phút, tất cả nguyên liệu chín đều và thơm ngon. Trước khi chế biến các món yến chưng, bạn nên tìm hiểu thời gian chưng của các loại yến sào.
Thời gian chưng tổ yến thô
Tổ yến thô là yến chưa được chế biến, vẫn còn các sợi lông của chim yến ở bên trong. Đối với yến thô, bạn cần ngâm rửa và dùng nhíp gắp bỏ lông. Sau đó, rửa lại nhiều lần để làm sạch lông tơ còn bám dính. Mặc dù sơ chế tổ yến thô mất nhiều thời gian nhưng nhờ giá thành thấp hơn yến tinh và đảm bảo yến không bị độn nên yến thô vẫn được nhiều người lựa chọn.
Vì yến thô chưa qua tinh chế nên sợi yến thường dai hơn. Do đó, theo kinh nghiệm của nhiều người, nếu chưng yến thô trong 25 – 30 phút là tốt nhất. Đối với yến tự nhiên thu hoạch ở đảo, có thể chưng từ 30 – 35 phút để yến được chín mềm và dậy mùi thơm.
Trong trường hợp sử dụng nồi chưng chuyên dụng, bạn cần chưng yến thô trong 60 – 80 phút tùy theo nhiệt độ của nồi. Trước khi dùng, nên đọc kỹ hướng dẫn để chưng đủ thời gian. Tránh chưng quá lâu khiến giá trị dinh dưỡng trong món ăn bị giảm sút và làm mất đi hương vị tự nhiên của yến sào cùng với các nguyên liệu khác.
Thời gian chưng yến tinh
Yến tinh là tổ yến đã qua tinh chế, được làm sạch sẽ lông, bụi bẩn và tạp chất. Do trải qua quá trình ngâm rửa nên sợi yến sẽ mềm hơn ngay cả khi đã được sấy khô lại. Do đó, thời gian chưng yến tinh chỉ khoảng 20 – 30 phút. Đối với yến vụn, thời gian chưng sẽ ngắn hơn khoảng 20 – 25 phút. Nếu sử dụng nồi chuyên dụng, bạn chỉ cần chưng khoảng 40 – 50 phút là được.
Yến tinh đã qua quá trình xử lý nên bạn chỉ cần ngâm mềm. Sau đó, vớt ra và chưng trực tiếp với những nguyên liệu khác như hạt sen, táo đỏ, kỷ tử, nhân sâm, đậu xanh, bí đỏ,… Hạn chế của yến tinh là đã bị thất thoát một ít dinh dưỡng và dễ xảy ra tình trạng độn chất để tăng lợi nhuận.
Những lưu ý khi chưng yến
Ngoài việc nắm bắt thời gian chưng yến bao lâu là tốt nhất, bạn đọc cũng cần lưu ý một số vấn đề khi chưng yến. Thực tế, cách chưng yến sào khá đơn giản nhưng nếu thực hiện không đúng cách, giá trị dinh dưỡng của món ăn sẽ bị giảm sút, yến bị tanh và món ăn mất đi hương vị tự nhiên vốn có.
Một số vấn đề cần lưu ý khi chưng yến để bồi bổ sức khỏe:
- Bắt buộc phải ngâm tổ yến với nước sạch cho mềm trước khi sử dụng. Thời gian ngâm nở sẽ dao động từ 30 – 120 phút tùy theo chất lượng tổ yến. Khi ngâm, bạn nên dùng tay kiểm tra xem tổ yến đã mềm và tách sợi hay chưa. Nếu tổ yến đã nở mềm, đem vớt ra để ráo nước và tiến hành chưng.
- Yến sào đã được ngâm nở trước khi chưng nên thường rất nhanh chín. Nếu chưng cùng các nguyên liệu khô, bạn cũng cần ngâm các nguyên liệu này để món ăn được chín đều và dậy mùi hương.
- Yến sau khi chưng sẽ nở gấp 6 – 7 lần. Do đó, nên cho yến và nguyên liệu vào thố lớn để tránh tình trạng nguyên liệu bị trào ra bên ngoài làm mất đi hương vị và giảm giá trị dinh dưỡng.
- Yến sào vốn dĩ là nước bọt của chim yến nên có vị tanh nhẹ. Khi chế biến, bạn nên kết hợp với những nguyên liệu có hương thơm như hạt sen, kỷ tử, táo đỏ, gừng, nhân sâm, lê,… để khử mùi tanh. Mùi hương của các nguyên liệu này cũng giúp gia tăng hương vị món ăn và tạo cảm giác ngon miệng hơn.
- Khi chưng yến, nên chưng với lửa vừa và chọn nồi có khả năng tản nhiệt tốt. Ngoài ra, bạn nên chưng bằng thố sứ có nắp để món ăn giữ trọn hương vị và giá trị dinh dưỡng.
- Nên ăn yến ngay sau khi chưng để đảm bảo hương vị. Nếu để nguội, món ăn sẽ bị tanh và khó ăn.
- Trong trường hợp chưng quá nhiều yến và không sử dụng hết, nên để nguội và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Tuy nhiên, cần đậy kín nắp và ăn trong vòng 2 – 3 ngày. Khi ăn nên hâm nóng lại và thêm vài lát gừng tươi để tránh bị tanh.
- Nếu không có nhiều thời gian chưng yến, bạn có thể mua yến chưng sẵn để sử dụng. Tuy nhiên, nên lựa chọn địa chỉ đáng tin cậy vì có không ít nơi kinh doanh sản phẩm kém chất lượng với giá thành đắt đỏ.
Bài viết đã tổng hợp thông tin hữu ích giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc “Nên chưng yến bao lâu là tốt nhất?” và những lưu ý khi chế biến món yến chưng. Các món ăn từ yến rất bổ dưỡng và mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu cách sơ chế, chế biến và bảo quản để bảo toàn được hàm lượng dinh dưỡng của món ăn.
Tham khảo thêm:
- Top 7 Loại Yến Sào Tốt Nhất Được Tin Tưởng Hiện Nay
- Cách Bảo Quản Yến Thô, Yến Tươi, Tổ Yến,… Lâu Nhất