Dang tay hay giang tay là đúng?

dang tay

Dang tay hay giang tay là đúng chính tả? Giữa hai từ “dang tay” và “giang tay”, từ nào là từ đúng từ nào là có nghĩa và từ nào không có nghĩa. Trong Tiếng Việt của chúng ta quả thật rất đa dạng và phong phú phải không các bạn.

Đó là điều chúng ta nên tự hào, tuy nhiên đôi khi nó cũng trở thành một khó khăn cho chúng ta. Vì sao ư? Vì Tiếng Việt có khá nhiều phụ âm phát âm gần giống nhau cùng với sự đa dạng, đặc trưng giọng nói của từng vùng miền tại nước ta.

Tuy vậy, nếu chịu khó quan sát, học tập kỹ càng thì mỗi người đều có thể thuần thục trong việc sử dụng từ đúng chính tả. Và trong bài viết này, Topshare.vn sẽ chỉ ra cho chúng ta biết một trong số những cặp từ dễ nhầm lẫn trong Tiếng Việt, như là cặp từ dang tay hay giang tay. Đây là 2 cặp từ thường xuyên gây nhầm lẫn do cách phát âm giống nhau. Hãy cùng theo dõi để biết cặp từ nào đúng cặp từ nào là sai nhé!

Dang tay

“Dang tay” chỉ về hành động duỗi thẳng khớp cánh tay, mở rộng vòng tay. Thể hiện sự cởi mở, chào đón, sẵn sàng đón tiếp một ai đó hoặc chỉ về một số động tác thể dục. Chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh này trong một số khung cảnh như:Người bà đang dang tay ôm đứa cháu gái của mình vào lòng.Người vợ mừng rỡ dang tay chào đón chồng trở về sau chiến trận.Các học sinh đang dang tay thực hiện động tác vươn thở.Dũng sĩ dang tay cứu giúp cô gái đang gặp nạn.

Xem thêm:  Module là gì? Vì sao module quan trọng? Những ứng dụng của module trong các ngành nghề

Giang tay

“Giang” trong tiếng Hán có nghĩa là sông, nó thường đi cùng với các từ khác như “giang sơn”, “giang hồ”, “giỏi giang”. Nhưng đối với từ “giang tay” thì hoàn toàn không có một nghĩa nào cả. Và đây là một từ không đúng để chúng ta sử dụng các bạn nhé!

Dang tay hay giang tay là đúng

Cũng không quá khó khăn để biết được cách dùng từ đúng phải không nào các bạn! Qua bài viết này, chúng ta đã xác định chính xác được:

  • Từ đúng là “dang tay”.
  • Từ còn lại “giang tay” là từ chưa được sử dụng đúng, không có trong từ điển Tiếng Việt.

Mong rằng mỗi chúng ta sẽ yêu mến ngôn ngữ mẹ đẻ Tiếng Việt của mình và cố gắng sử dụng thật đúng từ ngữ mọi lúc và mọi nơi nhé! Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này, mong rằng nó sẽ giúp các bạn một phần nhỏ trong việc dùng từ.

Xem thêm:

  • Sử lý hay xử lý?
  • Thiếu sót hay thiếu xót?
  • Xịn sò hay Sịn sò?
  • Tập trung hay tập chung?
  • Chia sẻ hay Chia sẽ hay Chia xẻ?
  • Chân thành hay Trân thành?
  • Suôn sẻ hay suông sẻ?
  • Chật chội hay Trật trội?
  • Chú trọng hay trú trọng?
  • Rảnh rỗi hay Rãnh rỗi?
  • Nổ lực hay Nỗ lực?
  • Dư dả hay Dư giả?
  • Sắp xếp hay Sắp sếp?
  • Chỉn chu hay Chỉnh chu?
  • Cọ xát hay cọ sát?
  • Xuất Sắc hay Suất Sắc?
  • Sai sót hay sai xót?
  • Bổ sung hay bổ xung?
  • Sát nhập hay sáp nhập?
  • Dang dở hay Giang dở?
  • Che dấu hay che giấu?
  • Giao động hay dao động?
  • Sui gia hay Xui gia?
  • Chần chừ hay trần trừ?
  • Thực dụng là gì? Thực tế là gì? Khác nhau thế nào?
  • Súc tích hay Xúc tích?