Cách định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh & ví dụ chi tiết

định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh là công việc mà bất kỳ kế toán nào cũng phải thực hiện hàng ngày. Nếu việc định khoản kế toán này không chính xác, phản ánh sai bản chất của nghiệp vụ kế toán thì có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống tài liệu sổ sách cũng như thông tin kế toán của doanh nghiệp. Vậy, hãy cùng Học Viện TACA tìm hiểu chi tiết về định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh thông qua bài viết dưới đây.

I. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh là gì?

Định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh là việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế của doanh nghiệp nhằm xác định các tài khoản bị tác động và thực hiện bút toán định khoản ghi Nợ, ghi Có với giá trị phù hợp.

Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được chia ra làm 2 loại là định khoản đơn giản và định khoản phức tạp. Bên cạnh đó, dựa theo các tiêu chí nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì tại doanh nghiệp còn bao gồm nhiều loại định khoản khác nhau, bởi vì do hoạt động doanh nghiệp phát sinh hàng loạt các nghiệp vụ kinh tế.

II. Các nguyên tắc định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh cần ghi nhớ

dinh khoang các nghiep vu kinh te phat sinh

Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhằm phản ánh số tiền của các hoạt động kinh tế vào các tài khoản kế toán theo đúng nội dung kinh tế của nghiệp vụ. Do đó, kế toán cần tuân thủ một số nguyên tắc định khoản như sau:

  • Hai bên Nợ, Có đều có vai trò tương đương với nhau, đều nhằm chỉ ra sự phát sinh tăng hay giảm của tài khoản kế toán trong kỳ. Trong đó, bên Nợ có thể phản ánh phát sinh tăng hoặc cũng có thể phản ánh phát sinh giảm và tương tự với bên Có.
  • Định khoản Nợ trước, Có sau.
  • Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Số phát sinh tăng – Số phát sinh giảm.
  • Đối với tài khoản tài sản:
    • Số dư đầu kỳ và cuối kỳ sẽ được ghi tại bên Nợ
    • Trong kỳ, nếu tài sản phát sinh tăng thì ghi bên Nợ, phát sinh giảm thì ghi bên Có
  • Đối với tài khoản nguồn vốn:
    • Số dư đầu kỳ và cuối kỳ sẽ được ghi tại bên Có
    • Trong kỳ, nếu tài sản phát sinh tăng thì ghi bên Có, phát sinh giảm thì ghi bên Nợ
  • Đối với tài khoản chi phí: Trong kỳ, nếu tài sản phát sinh tăng thì ghi bên Nợ, phát sinh giảm thì ghi bên Có
  • Đối với tài khoản doanh thu: Trong kỳ, nếu tài sản phát sinh tăng thì ghi bên Có, phát sinh giảm thì ghi bên Nợ
  • Tài khoản từ đầu 5 – 9 không có số dư cuối kỳ.

III. Quy trình định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh gồm những bước nào?

Trên thực tế, tùy theo kinh nghiệm công tác trong nghề của từng kế toán mà các bước thực hiện định khoản có thể khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo định khoản đúng, kế toán cần tuân thủ đúng 4 bước như sau:

– Bước 1: Xác định đúng và rõ ràng đối tượng kế toán

– Bước 2: Xác định các tài khoản kế toán theo chế độ kế toán mà doanh nghiệp đang áp dụng

– Bước 3: Xác định Nợ, Có đối với các tài khoản kế toán thông qua biến động, phát sinh tăng, giảm

– Bước 4: Định khoản kế toán phải thỏa mãn điều kiện sau đây:

  • Tổng Nợ = Tổng Có
  • Định khoản Nợ trước, Có sau
  • Chỉ thực hiện định khoản các nghiệp vụ là nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp.

dinh khoang các nghiep vu kinh te phat sinh

IV. Hướng dẫn cách định khoản theo từng nghiệp vụ

Để hiểu rõ cách định khoản theo từng nghiệp vụ, bạn hãy theo dõi ví dụ dưới đây:

– Một doanh nghiệp A thực hiện quản lý hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, biết trong kỳ có phát sinh các nghiệp vụ sau đây:

  1. Bán hàng với giá 40.000.000, thuế VAT 10%, thu tiền qua tiền gửi ngân hàng (TGNH).
  2. Bán tài sản cố định hữu hình với giá 66.000.000 VNĐ, thuế VAT 10%. Chi phí vận chuyển cho tài sản cố định là 220.000 VNĐ đã bao gồm VAT, trả bằng tiền mặt.
  3. Chi tiền mặt để tạm ứng cho nhân viên là 15.000.000 VNĐ.
  4. Rút 25.000.000 VNĐ gửi ngân hàng về để nhập quỹ tiền mặt.
  5. Mua đồ dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp với giá 500.000 VNĐ chưa bao gồm VAT, trả bằng tiền mặt.

Yêu cầu: Hãy định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh kể trên.

Hướng dẫn:

  1. Bán hàng với giá 40.000.000, thuế VAT 10%, thu tiền qua tiền gửi ngân hàng (TGNH).
    • Nợ TK 112: 44.000.000 VNĐ
    • Có TK 333: 4.000.000 VNĐ
    • Có TK 511: 40.000.000 VNĐ
  2. Bán tài sản cố định hữu hình với giá 66.000.000 VNĐ, thuế VAT 10%. Chi phí vận chuyển cho tài sản cố định là 220.000 VNĐ đã bao gồm VAT, trả bằng tiền mặt.
    • Nợ TK 131: 60.000.000 VNĐ
    • Có TK 333: 6.000.000 VNĐ
    • Có TK 711: 60.000.000 VNĐ
    • Nợ TK 811: 200.000 VNĐ
    • Nợ TK 133: 20.000 VNĐ
    • Có TK 111: 220.000 VNĐ
  3. Chi tiền mặt để tạm ứng cho nhân viên là 15.000.000 VNĐ.
    • Nợ TK 141: 15.000.000 VNĐ
    • Có TK 111: 15.000.000 VNĐ
  4. Rút 25.000.000 VNĐ gửi ngân hàng về để nhập quỹ tiền mặt.
    • Nợ TK 111: 25.000.000 VNĐ
    • Có TK 112: 25.000.000 VNĐ
  5. Mua đồ dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp với giá 500.000 VNĐ chưa bao gồm VAT, trả bằng tiền mặt.
    • Nợ TK 642: 500.000 VNĐ
    • Có TK 111: 500.000 VNĐ

Trên đây là toàn bộ các thông tin về định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hy vọng những chia sẻ này của Học Viện TACA sẽ giúp bạn có thêm được những kiến thức hữu ích về loại nghiệp vụ này.

luck8 | Go88 | SKY88 | ko66 | kuwin | Oxbet | Hay88 | shbet | shbet | Sv368 | 8kbet | OKVIP | Minecraft 1.20 | 77win | ceds.edu.vn | 789win | Luck8 | BJ88 | IwinClub | Nohu90 | BK8 | 8Day | cwin | https://77winmm.com/