- Luyện tập thể dục, thể thao đều đặn: Điều này có thể giúp duy trì cân nặng ở mức hợp lý và giảm lượng cholesterol trong máu cũng như hỗ trợ giảm huyết áp. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) trung bình mỗi người trưởng thành cần dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để tham gia các hoạt động như đi bộ, đạp xe, bơi lội… để duy trình sức khỏe trong khi thời gian này đối với trẻ em và thanh thiếu niên là 1 giờ/ngày.
- Không hút thuốc: Thuốc lá làm gia tăng đáng kể khả năng đột quỵ do khói thuốc có thể làm tăng huyết áp và hẹp động mạch. Nếu đang hút thuốc hãy cố gắng giảm rồi dần dần từ bỏ thói quen này trước khi chúng có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đối với cơ thể.
- Hạn chế uống rượu và các chất kích thích vì chúng có thể làm tăng huyết áp, dẫn đến đột quỵ. Không uống quá 2 ly mỗi ngày đối với nam và 1 ly mỗi ngày đối với nữ.
Ngoài ra, một số việc khác bạn cũng nên làm để phòng ngừa đột quỵ như: Thường xuyên kiểm tra lượng tầm soát bệnh đái tháo đường và điều trị các bệnh liên quan đến tim mạch…
Đột quỵ là tình trạng bệnh lý nguy hiểm, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Dù được điều trị kịp thời đột quỵ vẫn có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng với sức khỏe của người bệnh do đó cách hiệu quả nhất vẫn phòng ngừa, tránh để bệnh xảy ra. Một chế độ ăn lành mạnh kết hợp luyện tập thể dục hợp lý cũng như hạn chế các thói quen sinh hoạt xấu là những cách phòng bệnh hiệu quả nhất.
Kiểm tra, thăm khám sức khỏe định kỳ sớm phát hiện các yếu tố gây đột quỵ và chủ động can thiệp sẽ giúp phòng tránh đột quỵ hiệu quả. Theo đó, những người mắc các bệnh lý đái tháo đường, tim mạch, mỡ máu càng cần đi khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát tình trạng bệnh, không để các chỉ số vượt quá mức nguy hiểm gây ra đột quỵ.