Từ việc chọn loại công việc bạn làm và người bạn làm việc cùng với lượng thời gian bạn dành cho một dự án và có làm việc từ xa hay không – đây là một số đặc quyền của một freelancer. Bài viết này sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn về khái niệm “freelancer là gì?“, phạm vi nghề nghiệp của một freelancer và hơn thế nữa. Cùng tìm hiểu nhé!
Tìm hiểu khái niệm freelancer là gì?
Một freelancer là người tự kinh doanh, tự cung cấp dịch vụ và thường được dự án trả lương thay vì làm việc theo giờ để trả lương theo giờ hoặc lương công ty. Những người làm việc tự do này thường được ký hợp đồng, nhận công việc của họ trực tiếp từ khách hàng và có thể thỏa thuận mức giá mà họ mong muốn với bên thuê. Trở thành một freelancer cho phép bạn tiếp nhận công việc theo cách bạn thấy phù hợp, cho phép bạn có thể tự thiết lập tốc độ hoàn thành dự án của riêng mình và đưa ra tất cả các quyết định về cách hoàn thành công việc.
Hình thức làm việc tự do có thể được tìm thấy trong nhiều ngành nghề khác nhau, từ viết lách, dạy kèm cho đến IT hay marketing. Người làm nghề tự do cũng có thể được gọi là nhà thầu độc lập hoặc người lao động hợp đồng tùy thuộc vào lĩnh vực của họ.
Một số freelancer có thể là những nhân viên được tuyển dụng toàn thời gian và coi công việc tự do của họ là một công việc phụ, trong khi những người khác có đủ hợp đồng hoặc khách hàng bên ngoài để biến công việc freelance thành công việc toàn thời gian của họ. Làm việc tự do mang lại nhiều sự linh hoạt, nhưng nó cũng có thể đi kèm với rất nhiều công việc.
Công việc Freelancer là làm gì?
Freelance không phải là một công việc cụ thể, các công việc tự do xuất hiện ở nhiều ngành nghề khác nhau. Khi mà phong trào khởi nghiệp đang phát triển mạnh mẽ và tình hình dịch bệnh phức tạp trên toàn cầu, thì nhu cầu thuê người làm việc tự do lại càng gia tăng và càng đa dạng ngành nghề hơn. Một số công việc freelance phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến như là:
- Marketing (SEO, Người chạy quảng cáo FB Ads hay Google Ads,…)
- Photographer
- Editor
- Nhà văn, nhà báo, blogger, các ngành nghề viết lách khác
- IT
- Graphic designer
- Thông dịch viên
- Gia sư
- …
Làm freelancer có phù hợp với bạn không?
Bất kỳ ai muốn trở thành một freelancer đều có thể làm như vậy bằng cách chuẩn bị cho mình những bằng cấp và trình độ học vấn phù hợp. Các công ty khác nhau có các tiêu chí khác nhau đối với freelancer họ cần, vì vậy điều này sẽ phụ thuộc vào sở thích của họ.
Có kinh nghiệm liên quan, danh mục những gì bạn đã đầu tư cho nghề nghiệp của bản thân như các công việc, dự án hay sản phẩm bản đã từng làm và các kỹ năng cho công việc sẽ rất hữu ích để bạn bước chân vào con đường trở thành một freelancer.
Dựa trên sở thích của bản thân, bạn có thể xác định xem trở thành một freelancer có phù hợp với mình hay không. Hãy so sánh ưu và nhược điểm của loại hình làm việc tự do và cân nhắc các lựa chọn của bạn nhé!
Ưu điểm khi trở thành freelancer
- Kế hoạch linh hoạt
- Tự do chọn công việc mà bạn yêu thích
- Được làm việc từ xa, tại bất kỳ nơi đâu bạn có thể, không bị bó buộc bởi giờ giấc, không gian văn phòng đầy áp lực và quy tắc.
- Bạn có thể hoàn thành công việc theo cách bạn thấy phù hợp (theo tốc độ của riêng bạn).
- Các freelancer sẽ có được những khoảng thời gian tự do để trải nghiệm cuộc sống, như tạm dừng không nhận dự án mới để dành thời gian cho một chuyến du lịch vài ngày, vài tháng chẳng hạn. Họ cũng có thể dành nhiều thời gian bên cạnh gia đình hơn khi họ được làm việc tại nhà.
- Thú vị nhất là bạn sẽ được là ông chủ của chính bạn. Bạn có thể tự mình quyết định nhận dự án từ khách hàng hay không, hoặc tự thương lượng mức thù lao mà bạn mong muốn với khách hàng của mình.
Nhược điểm khi làm việc với tư cách một freelancer
- Bạn sẽ không có được những lợi ích do người sử dụng lao động trả.
- Bạn phải tự đầu tư các trang thiết bị phục vụ cho công việc bằng tiền túi của mình
- Tự làm các nhiệm vụ hành chính (lập hóa đơn và lập ngân sách) mà không có sự trợ giúp của các bộ phận chuyên môn như khi làm một nhân viên full-time.
- Và tất nhiên, bạn cũng sẽ phải tự tìm kiếm khách hàng cho chính mình.
- Một thách thức vô cùng lớn chính là bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ nguồn thu nhập không ổn định.
Gợi ý một số website uy tín để bạn tìm kiếm các công việc của freelancer
Quy luật của thị trường là có cung thì sẽ có cầu, khi mà số lượng người lựa chọn làm việc với hình thức freelance ngày càng nhiều, thì các website hỗ trợ tìm việc cũng bắt đầu xuất hiện để giúp kết nối khách hàng và freelancer lại với nhau một cách dễ dàng hơn. Dưới đây, G Office sẽ giới thiệu đến các bạn các trang web freelancer uy tín hàng đầu hiện nay. Cùng tham khảo nhé!
Upwork
Đây có thể xem là website tìm kiếm công việc freelancer lớn nhất hiện nay, khi đã có hơn 10 triệu lượt đăng ký của các freelancer và 4 triệu lượt đến từ phía các khách hàng trên phạm vi toàn cầu.
Upwork cung cấp cho các freelancer cơ hội tìm kiếm việc làm trên hầu hết các lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng người làm việc tự do. Tuy nhiên, do số lượng hồ sơ của các freelancer trên website này quá lớn nên sự cạnh tranh cũng sẽ vì thế mà tỷ lệ thuận theo, nếu bạn muốn được các chủ dự án lựa chọn điều bạn cần làm là tạo một hồ sơ cá nhân thật ấn tượng.
Hệ thống bảo mật thanh toán của Upwork có thể nói là một trong những yếu tố tạo nên thành công của website này. Khi nó sẽ đảm bảo được rằng bạn luôn được trả thù lao đầy đủ và đúng hạn.
People Per Hour
Với website này, các chủ dự án cung cấp rất rõ ràng mức kinh phí mà họ sẽ trả cho dự án đó, vậy nên, sẽ rất dễ dàng để bạn có thể chọn lựa một dự án phù hợp với mình. Một ưu điểm nữa là phí hoa hồng mà bạn phải trả cho People Per Hour cũng sẽ không quá cao.
Fiverr
Nếu bạn đang tìm kiếm một trang web uy tín môi giới việc làm cho các freelancer thì Fiverr là một sự lựa chọn tốt dành cho bạn. Tại website này, các freelancer vào vai người bán, bạn sẽ có thể chủ động đăng tải các dịch vụ mà bạn cung cấp, đi kèm với mức giá cụ thể. Và các chủ dự án sẽ là những người mua, họ sẽ tham khảo thông tin và liên hệ với bạn nếu cảm thấy phù hợp.
Kết luận:
Nội dung bài viết này đã cung cấp cho các bạn các thông tin cơ bản để có thể hiểu rõ hơn về khái niệm “freelancer là gì?”. Trong bài viết kế tiếp, G Office – Dịch vụ cho thuê văn phòng chia sẻ sẽ gửi đến các bạn một số gợi ý cho các bạn “Hướng dẫn làm sao để trở thành freelancer cho người mới bắt đầu”. Hãy đón theo dõi nhé
Bài viết liên quan:
- Làm thế nào bạn có thể duy trì động lực khi làm việc như một Freelancer?
- Bootstrapping là gì? Vì sao được gọi là phương pháp tự thân vận động?
- 10 tính năng hàng đầu của không gian văn phòng làm việc thu hút thế hệ Gen-Z
- Work From Home là gì? Những thách thức bạn phải đối mặt khi Work From Home
- [VĂN PHÒNG CHIA SẺ] Một chỗ ngồi – Trăm tiện ích