Gia trưởng (paternalism) là một hệ tư tưởng, một quan niệm đề cao vai trò và vị trí của người đàn ông trong gia đình. Đây là định nghĩa thuộc thời kỳ Nho giáo – khoảng thời gian mà khái niệm này xuất hiện. “Gia trưởng” đại diện cho lối tư duy trọng nam khinh nữ, nghĩa là chỉ có đàn ông mới có khả năng tạo lập, nuôi dưỡng gia đình, và rộng hơn là xây dựng, phát triển xã hội. Chính vì vậy mà người đàn ông được xem là quan trọng nhất, là trung tâm của gia đình.
Ở thời điểm đó, khi sống trong gia đình, người phụ nữ phải coi cha là số 1, khi lấy chồng thì chồng là số 1, còn khi chồng mất thì con trai là số 1. Vì vậy người phụ nữ trong xã hội xưa luôn được gắn với quan điểm ‘tam tòng’ – Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử.
Theo cập nhật mới nhất từ Từ điển Đại học Cambridge Anh, định nghĩa Gia trưởng (paternalism) là từ dùng để chỉ người có thẩm quyền nhất định trong một hệ thống và có xu hướng hành động, suy nghĩ hay ra quyết định thay cho người khác, muốn người khác hành động theo ý mình. Mặc dù hành vi của người gia trưởng có thể hướng tới lợi ích của người khác, nhưng nó lại ngăn cản người khác phát triển tính tự chịu trách nhiệm cho chính cuộc sống của chính họ.
Tính cách của người gia trưởng như thế nào?
Về mặt ngôn ngữ học, nghĩa của từ gia trưởng không có hàm ý tiêu cực. Nó có nghĩa đơn giản là những người đứng đầu, người có khả năng gánh vách và đảm nhận những trọng trách lớn trong gia đình.
Về tính cách và thái độ, người gia trưởng thường có tính cách áp đặt, bảo thủ, kiểm soát và có xu hướng ép buộc người khác phải theo ý của mình. Những người này thường có tính cách cộc cằn, khô khan, dễ cáu gắt và nổi giận. Do tính cách này mà họ thường rất quyết đoán nên về mặt công việc họ thường đạt kết quả cao. Tuy nhiên họ thường thất bại trong việc giao tiếp và quản lý đội nhóm.
Trong gia đình, những người này thường khiến không khí gia đình trở nên nặng nề, ngột ngạt và dễ nảy sinh mâu thuẫn; tạo cho mọi người cảm không muốn ở gần.