Phố Hàng Gai năm 2023 – Mytour blog

Hàng gai

Video Hàng gai

Được mệnh danh là phố tơ lụa, phố Hàng Gai đã trở thành con phố sầm uất bậc nhất Hà Nội với những cửa hàng tơ lụa san sát luôn tấp nập khách đến mua hàng. Du khách quốc tế mỗi lần đến thăm Hà Nội không thể không đến phố Hàng Gai.

Con phố tơ lụa Hàng Gai (thuộc phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm) dài 250 mét nhưng có tới 120 cửa hàng kinh doanh trong đó có 91 gia đình kinh doanh tơ lụa hoặc hàng hóa và dịch vụ kết hợp mặt hàng tơ lụa, 29 gia đình kinh doanh hàng hóa và dịch vụ khác. Cùng với lụa, người ta ghi nhớ và quyến luyến một không gian tơ lụa Hà Nội nhỏ xíu, ấm áp, thanh lịch nhưng vẫn tiện bán và mua.

Phố Hàng Gai

Quang cảnh phố Hàng Gai Hà Nội – Ảnh sưu tầm

Trong những năm gần đây, những cửa hàng này không chỉ kinh doanh những đồ tơ lụa may sẵn thuần túy mà đã có những mặt hàng mang nét riêng cho mình. Cự Thành chuyên về vải, Hoa Silk chuyên về khăn lụa, Kelly Silk chuyên may đo nóng, Khai Silk luôn hấp dẫn bởi những thiết kế Âu hóa trên nền chất liệu Á Đông… và De Maison với biểu tượng thuyền buồm luôn dành tặng cho thượng khách những phụ kiện trang phục hay đồ lưu niệm thật ấn tượng bất ngờ.

Phố Hàng Gai

Những của hàng độc đáo đầy nét riêng biệt ở phố Hàng Gai – Ảnh sưu tầm

Ngày trước, phố Hàng Gai nằm ở thôn Cổ Vũ xưa. Nó là một đoạn của con đường đi từ hồ Hoàn Kiếm qua phố Hàng Bông đến Cửa Nam. Thôn Cổ Vũ không còn để lại mấy di tích cũ, nay chỉ còn lại một ngôi đình cổ ở 85 Hàng Gai, đình thờ thần Bạch Mã và thần Linh Lang là hai vị thần được cúng thờ ở nhiều đình, đền trong thành phố; trước cửa đình Cổ Vũ còn một cây đa cổ thụ.

Phố Hàng Gai

Đình Cổ Vũ ở Phố Hàng Gai – Ảnh sưu tầm

Xem thêm: Các khách sạn ở Hà Nội

Nhà trong phố trước kia chỉ là những ngôi nhà cổ một tầng, hoặc có gác thì cũng là gác xép gọi là kiểu “chồng diêm”, không có cửa sổ hoặc chỉ trổ một cửa sổ nhỏ trông xuống đường. Mặt ngoài nhà đóng cửa lùa. Nhà thường hẹp bề mặt nhưng ăn sâu vào trong, có nhiều lớp, cách nhau là những khoảng sân vuông. Lớp trong đôi khi có nhà gác, có nhà cầu, có vườn hoa cây cảnh, cổng sau thông ra ngõ hoặc phố khác. Chẳng hạn nhà số 7 thông ra đường Bờ Hồ, nhà số 63 cổng sau là phố Hàng Hành, nhà số 80-82 có lối ra ngõ Hàng Chỉ.

Phố Hàng Gai

Phố Hàng Gai khi xưa – Ảnh sưu tầm

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội

Khoảng thập niên đầu thế kỷ XX, những thợ thủ công tiện gỗ, làm thừng gai nhường chỗ cho những nhà buôn nhiều vốn hơn; chính từ lẽ đó phố Hàng Gai không nổi tiếng về hàng tiện và hàng dây gai mà lại được nhắc nhở đến nhiều về nghề in sách mộc bản và nghề buôn tơ lụa. Nghề buôn tơ, cũng như ở bên phố Hàng Đào, đều ở trong tay những nhà buôn vốn liếng lớn mà cửa hàng thì thường không bày bán. Nghề buôn tơ lụa cũng như nghề bán sách mộc bản thường do các bà làm, đàn ông không làm nghề buôn bán. Đa số là những gia đình giàu có, chồng làm quan ở các tỉnh xa hoặc là những nhà nho thất bại ở trường thi, đóng cửa ở nhà nhàn tản, uống trà, chăm cây cảnh, đàm đạo với bạn bè cùng cảnh ngộ về thơ phú hay về thời thế.

Phố Hàng Gai

Phố Hàng Gai trước năm 1904 – Ảnh sưu tầm

Xem thêm: Các Tour du lịch ở Hà Nội

Từ ý tưởng khôi phục bảo tồn làng nghề, phố nghề, phát triển kinh doanh, Viện Nghiên cứu kinh tế và phát triển (trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội) phối hợp với UBND quận Hoàn Kiếm xây dựng đề án phố Hàng Gai là phố chuyên doanh hàng tơ lụa. Trong thời gian tới, trên tuyến phố này sẽ ra đời một biểu tượng riêng về chuyên doanh tơ lụa. Tiêu chí văn minh thương mại đối với hàng hoá kinh doanh tại tuyến phố này đảm bảo trong khung giá chung. Mỗi mặt hàng bán theo giá niêm yết. Tuyến phố hàng tơ lụa hình thành đảm bảo hơn 70% đơn vị chuyên doanh hàng tơ lụa, số còn lại kinh doanh hàng hóa dịch vụ liên quan đến tơ lụa. Tại đây không chỉ kinh doanh mà còn quảng bá du lịch, khôi phục phố nghề.

ko66 | BJ88 Đá Gà | QH88 | f8bet | ku88 | 9bet | rồng bạch kim | sunwin