KOL là gì? Cách để trở thành 1 KOL chuyên nghiệp

kol là gì

Dưới sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội như: Facebook, Tiktok, Instagram, Zalo… đã giúp nhiều người trở thành KOL và đã kiếm được tiền từ những công việc như review, PR sản phẩm cho nhãn hàng. Có thể nói KOL đóng một vai trò quan trọng trong các chiến dịch marketing và xây dựng hình ảnh cho các thương hiệu trong lòng khách hàng.

Vậy KOL là gì và công việc của những KOL là làm gì? Làm thế nào để có thể trở thành một KOL chuyên nghiệp? Tất cả sẽ được tôi giải đáp trong bài viết dưới đây.

KOL là gì trong marketing?

Nhờ có nền tảng mạng xã hội mà các KOL được mọi người biết đến một cách rộng rãi hơn. Tôi sẽ lấy một ví dụ để bạn các thể hình dung về công việc của một KOL, bạn có thể nhận thấy các thương hiệu thường sử dụng các chuyên gia và các nhà khoa học trong hoạt động tiếp thị của họ.

Dưới góc nhìn của marketing nói chung hay Digital Marketing nói riêng thì KOL chính là những người kết nối sản phẩm của nhãn hàng đến với người tiêu dùng. Đặc biệt, khi mạng xã hội Tiktok ở Việt Nam ngày càng phát triển, rất nhiều KOL nổi lên từ nền tảng này và các nhãn hàng rất chuộng book các KOL review sản phẩm của họ trên Tiktok.

Ví dụ: KOL Lê Bống, nhờ sở hữu thân hình săn chắc khoẻ khoắn và khả năng ăn nói duyên dáng đã giúp cô nhanh chóng trở thành một KOL nổi bật trên Tiktok. Với kênh Tiktok hơn 8 triệu lượt follow, Lê Bống được rất nhiều nhãn hàng booking review sản phẩm trên kênh Tiktok của mình.

Tuy nhiên, để KOL Marketing thành công đòi hỏi không chỉ người đó phải có chuyên môn cao mà họ còn phải có khả năng ảnh hưởng đến hành vi của mọi người.

Trong thực tế, không phải ai có ảnh hưởng đều có đủ kiến ​​thức chuyên môn về một chủ đề để trở thành KOL mà họ chỉ đơn thuần là những người giỏi giao giao tiếp mà thôi.

Phân loại các nhóm KOL phổ biến hiện nay

Nhóm 1 – Celebrity (Celeb)

Celebrity còn được gọi tắt là Celeb có nghĩa là những người nổi tiếng như: nghệ sĩ showbiz, doanh nhân thành đạt, người của công chúng,… được nhiều người yêu thích và hâm mộ. Mỗi Celeb sẽ có độ phủ sóng và sức ảnh hưởng nhất định tới cộng đồng những người quan tâm họ. Tuỳ thuộc vào lĩnh vực của các KOL đang hoạt động mà các nhãn hàng sẽ lựa chọn những KOL phù hợp với thông điệp và sản phẩm của họ.

Ví dụ: Trấn Thành không chỉ là một diễn viên mà anh còn được nhiều người yêu mến ở cả vai trò MC. Anh thường xuyên được mời tham gia đóng quảng cáo, TVC để PR cho sản phẩm, một số thương hiệu lớn mà Trấn Thành từng hợp tác có thể kể đến như: Lazada, Shopee,…

Nhóm 2 – Influencer

Dưới sự phát triển của các trang mạng xã hội có rất nhiều Influencer nổi lên và được nhiều người biết đến từ đây. Họ là những người có khả năng gây ảnh hưởng trên các mạng xã hội như: Tiktok, Facebook, YouTube, Instagram,…

Influencer không thuộc bất cứ ngành nghề nào, bất cứ ai cũng có thể trở thành Influencer chỉ cần bạn tham gia mạng xã hội và được nhiều người follow.

Ví dụ: Kiên Review là một ví dụ điển hình cho việc bạn không nhất thiết phải xinh đẹp hay làm diễn viên, ca sĩ thì mới có thể trở thành KOL. Kiên Review được biết đến là người thường xuyên sản xuất các video đánh giá sản phẩm với phong cách mộc mạc gần gũi đã thu hút được rất hơn 9,7 triệu người theo dõi kênh Tiktok.

Nếu bạn không biết Influencer làm gì, hãy tham khảo bài viết này: Influencer là gì? Tiêu chí đánh giá & Phân tích Influencers

Nhóm 3 – Mass seeder

Khác với các Celebs và Influencers là những người có sức ảnh hưởng rộng rãi thì Mass seeder chỉ có sức ảnh hưởng trong một cộng đồng nhỏ hơn. Mass Seeder có nhiệm vụ phân phối các nội dung từ Celebs và Influencer đến các nhóm khách hàng nhỏ hơn.

Mặc dù nội dung của Celebs, Influencers và Mass seeder đều giống nhau, có chung một mục đích là quảng bá hình ảnh cho sản phẩm/dịch vụ cho một thương hiệu nào đó. Nhưng Mass seeder thường sẽ được tin tưởng hơn nhờ cách tiếp cận gần gũi và thân thiện hơn so với Celebs hay Influencers.

Ví dụ: MC Thuỳ Minh xuất thân là một MC, nhà báo của VTV sau này cô chuyển ra làm độc lập và thực hiện những dự án của riêng mình. Mặc dù không quá nổi tiếng nhưng cô vẫn sở hữu một nhóm fan nhất định và với mỗi bài post review sản phẩm trên Facebook của mình cô luôn tạo được sự tin tưởng, gần gũi cho người đọc.

Lợi ích của KOL đối với doanh nghiệp

Tăng nhận diện thương hiệu:

Chắc chắn doanh nghiệp nào cũng muốn thương hiệu của mình được nhiều người biết đến và nổi bật trên thị trường. Với sự tin tưởng của công chúng dành cho các KOL, họ sẽ đưa thương hiệu của công ty bạn tiếp cận với nhóm công chúng cùng lĩnh vực, từ đó độ nhận diện thương hiệu sẽ được nâng cao.

Ví dụ: Khoai Lang Thang được mọi người biết đến là một chàng trai có sở thích du lịch, trong các chuyến đi anh thường xuyên chia sẻ về trải nghiệm thực tế qua kênh youtube của mình. Hiện nay, kênh youtube của anh đã có hơn 1,7 triệu người đăng ký cũng nhờ vậy mà anh đã được rất nhiều nhãn hàng lựa chọn làm gương mặt đại diện cho thương hiệu của họ như nhãn hàng OMO chẳng hạn.

Tiếp cận sâu rộng với khách hàng mục tiêu:

KOL là những người am hiểu sâu sắc về một lĩnh vực nào đó và họ đều sở hữu một nhóm công chúng thuộc một lĩnh vực nhất định. Chỉ cần bạn chọn được KOL phù hợp với lĩnh vực hay sản phẩm bạn kinh doanh thì chắc chắn sẽ tiếp cận được đúng tệp khách hàng mong muốn.

Ví dụ: Nếu như bạn đang kinh doanh ngành hàng thường trang thì KOL Châu bùi có thể là một gợi ý dành cho bạn. Mặc dù chiều cao khiêm tốn nhưng nhờ sở hữu gương mặt xinh đẹp và gu ăn mặc thời thượng đã giúp cô trở thành gương mặt đại diện cho rất nhiều nhãn hàng thời trang nổi tiếng trên thế giới như: Louis Vuitton, Puma, Coach, Reebok, Converse, H&M…

Tăng độ uy tín cho sản phẩm/dịch vụ:

Người tiêu dùng trong thời đại công nghệ số thường rất khắt khe trong việc lựa chọn và đánh giá sản phẩm. Vậy nên, với sự uy tín và sự am hiểu sâu rộng về một lĩnh vực nhất định, khi sản phẩm của bạn được các KOL giới thiệu sẽ được nhiều người tin tưởng hơn.

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ:

Người tiêu dùng thường đắn đo trước khi mua hàng về chất lượng, dịch vụ,… và để đưa ra quyết định đúng đắn họ thường sẽ tìm hiểu những bài chia sẻ của những người có chuyên môn – KOL.

Khi sản phẩm của bạn trước đó đã được các KOL uy tín giới thiệu và đã tạo được lòng tin cho khách hàng thì quá trình mua hàng sẽ được đẩy nhanh hơn. Việc tận dụng những KOL livestream bán hàng kết hợp với các ưu đãi voucher mua sắm sẽ góp phần hiệu quả cho việc đem “số” về cho gian hàng.

Ví dụ như gần đây thương hiệu thời trang YODY đã có một buổi ra mắt các sản phẩm mới thông qua livestream trên Facebook với sự tham gia của Ông Cao Thắng và Đông Nhi đã thu hút một lượng lớn người yêu thích theo dõi livestream.

Cải thiện thứ hạng từ khóa khi làm SEO:

Với số lượng người follow lớn trên mạng xã hội khi được các KOL chia sẻ bài viết có chứa link dẫn về website sẽ giúp thứ hạng website được cải thiện giúp tăng lượng traffic.

Trong một post Facebook mới đây của Dancer Khánh Thi cô không chỉ chia sẻ về phương pháp tập luyện cũng như cách ăn uống để có được một cơ thể khoẻ mạnh mà cô còn khéo léo dẫn link website sản phẩm để giúp người dùng có nhu cầu có thể tham khảo mua dùng sản phẩm.

Nguyên tắc lựa chọn KOL hiệu quả

Để lựa chọn được những KOL phù hợp bạn cần dựa trên những tiêu chí như: Reach (Độ phủ), Relevance (Sự liên quan), Resonance (Khả năng thay đổi ý kiến người tiêu dùng), Sentiment (Chỉ số cảm xúc) để mang lại hiệu quả truyền thông tốt nhất.

  • Reach (Độ phủ): Độ phủ của một KOL sẽ được đo đếm bằng số lượng người theo dõi. Những KOL càng được nhiều người follow sẽ có được độ phủ lớn tức là khả năng lan truyền thông tin của họ đến được với rất nhiều người. Tùy thuộc vào chiến lược truyền thông mà bạn có thể lựa chọn những KOL có độ phủ lớn hay nhỏ.
  • Relevance (Sự liên quan): Những nội dung mà các KOL sản xuất có liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của bạn hay không? Nếu họ là những người có chuyên môn trong lĩnh vực của bạn thì mức độ liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của bạn là rất cao. Bạn nên ưu tiên chọn những KOL liên quan đến sản phẩm mà bạn đang bán, hiệu quả về mặt kinh doanh sẽ tốt hơn rất nhiều.
  • Resonance (Khả năng thay đổi ý kiến người tiêu dùng): Với một lượng lớn người follow trên mạng xã hội, các KOL có thể định hướng dư luận thông qua các nội dung chia sẻ. Người hâm mộ càng nhiều thì sản phẩm ngày càng càng có cơ hội được lan tỏa đến nhiều người, từ đó tăng độ nhận diện thương hiệu và khả năng bán hàng.
  • Sentiment (Chỉ số cảm xúc): Chỉ số tích cực là hiệu ứng mà các KOL sẽ mang đến cho công chúng của họ, tạo được thiện cảm và sự tích cực cho các fan khi đón nhận sản phẩm đó là một thành công của các KOL. Từ đó, sản phẩm/dịch vụ mà KOL đã trải nghiệm và chia sẻ sẽ được người theo dõi ưa chuộng hơn.

Cách để trở thành KOL chuyên nghiệp

1. Hiểu thế mạnh bản thân

Để trở thành một KOL chuyên nghiệp bạn phải là người có cá tính riêng, nếu bạn không có phong cách riêng rất khó để người khác có thể nhớ đến bạn chứ chưa nói đến chuyện họ có yêu thích bạn hay không. Chính vì vậy, bạn cần phải hiểu về những thế mạnh mà bản thân mình đã có từ đó tập trung trau dồi và rèn luyện.

Ví dụ, bạn muốn trở thành một KOL cho các thương hiệu mỹ phẩm thì bạn phải là một người có kiến thức về việc chăm sóc da, sử dụng mỹ phẩm hiệu quả… bạn phải thể hiện mình là người có kiến thức và trải nghiệm nhiều trong việc sử dụng mỹ phẩm để tạo được sự tin tưởng cho những người follow mình.

2. Xác định nhóm khách hàng mục tiêu

Việc cần làm tiếp theo là bạn phải xác định được nhóm công chúng bạn hướng đến là ai? Họ là người như thế nào? Bao nhiêu tuổi? Sở thích của họ là gì?… Chính công chúng, khán giả là những người mang lại thu nhập cho KOL vậy nên biết được đối tượng công chúng mục tiêu của mình là ai sẽ giúp bạn dễ dàng xây dựng chiến lược phát triển hình ảnh cho bản thân.

Nếu như bạn là một người yêu thiên nhiên và thường xuyên theo dõi tiktok hẳn bạn sẽ biết đến Tiktoker Hana BanMê. Hana BanMê gây thu hút với những nội dung chân chất, mộc mạc gần gũi với cỏ cây thiên nhiên người xem kênh của cô chủ yếu là những người yêu thiên nhiên, thích sự mộc mạc đơn giản.

3. Đầu tư xây dựng content hiệu quả

Khi biết được nhóm công chúng mục tiêu của mình là ai rồi thì bước tiếp theo bạn cần làm đó chính là xây dựng content hấp dẫn để thu hút nhóm đối tượng mục tiêu. Để xây dựng được content chất lượng bạn cần phải hiểu insight của khách hàng và nền tảng xã hội để xây dựng thông điệp phù hợp.

Content nên đi theo hướng ngắn gọn và đầy đủ, các nội dung khi đăng tải trên mạng xã hội cần đáp ứng đúng nhu cầu, mang lại lợi ích cho khán giả.

4. Tiếp thu các ý kiến đóng góp tích cực

Bên cạnh việc được nhiều người yêu thích thì đôi khi cũng không thể tránh khỏi việc sẽ có không thích bạn hoặc gay gắt hơn là họ sẽ có những bình luận không hay dành cho bạn.

Nếu không may rơi vào trường hợp này bạn nên biết cách tiếp nhận các ý kiến một cách có chọn lọc, cải thiện những điểm bản thân làm chưa tốt và phát huy những thế mạnh đang có. Qua quá trình bằng sự nỗ lực của bản thân không ngừng nâng cấp và cải thiện hình ảnh thì chắc chắn bạn sẽ ngày càng được nhiều người yêu quý hơn.

6. Liên tục sáng tạo, làm mới nội dung

Công chúng luôn bị thu hút bởi những nội dung mới, vậy nên nếu bạn muốn khán giả luôn nhớ đến mình và đón chờ những nội dung của mình sản xuất ra thì bạn phải không ngừng sáng tạo và làm mới.

Điều này không những giúp thu hút nhiều người quan tâm hơn, gây sự thích thú cho khán giả mà còn giúp tư duy phát triển.

7. Không ngừng học hỏi, nâng cao chuyên môn

Cuộc sống luôn không ngừng thay đổi, đặc biệt trong thời đại công nghệ số xu hướng sẽ liên tục được cập nhật vậy nên để bắt kịp xu hướng và phù hợp với thời đại đòi hỏi bạn phải không ngừng học hỏi, luôn trau dồi chuyên môn cũng như kiến thức để làm mới bản thân để mang đến cho công chúng của mình những khán giả những kiến thức mới và bổ ích, từ đó tăng lượng người theo dõi.

8. Tăng cường mở rộng các mối quan hệ

Có kỹ năng giao tiếp tốt cũng là một lợi thế dành cho các KOL trong việc tạo ấn tượng và gây thiện cảm với mọi người. Điều này giúp bạn gần gũi hơn với người hâm mộ, cũng như có thêm nhiều cơ hội hợp tác với những KOL khác làm cho hình ảnh trở nên đa dạng. Nhờ thế mà bạn có thể tăng thêm lượng người theo dõi, cũng như tăng thu nhập cho chính mình.

Cách kết hợp KOL trong chiến lược marketing

Việc kết hợp KOLs vào các chiến lược tiếp thị là cực kỳ có lợi nếu một thương hiệu muốn thay đổi nhận thức của công chúng và gắn bản thân với các giá trị như lòng trung thành, sự chân thành và sự tin cậy. Nếu bạn muốn chiến lược tiếp thị KOL của mình hiệu quả, điều quan trọng là phải chọn đúng nhân vật dẫn dắt chiến dịch của bạn.

Bạn đừng nhầm tưởng cứ là chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó có nghĩa là sẽ phù hợp để đại diện cho thương hiệu của bạn. Mối liên hệ đặc biệt giữa KOL và thương hiệu cần được tính toán kỹ lưỡng.

Vì vậy, bạn cần lưu ý những đặc điểm nào khi tìm kiếm KOL hoàn hảo cho chiến lược tiếp thị của mình?

  • Ngoài uy quyền và sự nổi tiếng, KOL lý tưởng phải thể hiện những đặc điểm quan trọng khác, chẳng hạn như nhân cách tốt, sức thu hút, kỹ năng giao tiếp và khả năng trở thành hình mẫu mà mọi người có thể xác định.
  • Điều đặc biệt quan trọng là hành động và cách cư xử của họ phải phù hợp với thương hiệu.

Nếu bạn đang quan tâm đến nghề KOL và thực sự muốn trở thành 1 KOL thì tôi hy vọng rằng bài viết vừa rồi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về KOL là gì và từ đó có những định hướng phát triển nghề nghiệp phù hợp cho bản thân mình. Cho dù bạn có lựa chọn công việc làm KOL hay không thì bạn cũng cần hiểu rõ bản thâm mình muốn gì? có những điểm mạnh và điểm yếu nào để thay đổi và phát triển bản thân tốt hơn.

Chúc bạn thành công!

Xem thêm:

  • KOC là gì? Sự khác biệt giữa KOL và KOC
Hack Coin Master | Hi88 | https://shbet.food/ | luck8 | Stick War Legacy hack | win79 | Go88 | playmods | i9bet | daga | Lucky88 | AZ888 | SKY88 | ko66 | kuwin | Oxbet | Hay88 | shbet | shbet | Sv368 | 8kbet | OKVIP | Minecraft 1.20 | 77win | ceds.edu.vn | 789win | Luck8 | BJ88 | IwinClub