Hướng dẫn, luật chơi chơi cờ vua cơ bản – ZIGA

Luật chơi cờ vua

Zigavn chia sẻ luật chơi cờ vua cơ bản cho người mới. Hướng dẫn cách di chuyển từng quân, luật chơi chỉ 5 phút là bạn có thể giao lưu cùng mọi người.

Tuy nhiên trước tiên chúng ta tìm hiểu thêm một số thông tin về cờ vua đã nhé!

Lịch sử cờ vua

Lịch sử cờ vua bắt nguồn từ khoảng 1500 năm trước, bắt đầu ở Bắc Ấn Độ và sau đó phổ biến ra toàn lục địa Châu Á.

Cờ vua được đem đến Châu Âu bởi Đế quốc Hồi giáo Ả Rập. Luật chơi cờ vua thay đổi rất nhiều lần cho đến thập kỷ 1880. Giải vô địch cờ vua thế giới chính thức đầu tiên được tổ chức vào năm 1886.

Mọi người cho rằng cờ vua bắt nguồn từ Ấn Độ
Mọi người cho rằng cờ vua bắt nguồn từ Ấn Độ

Sự phát minh của cơ sở dữ liệu và phần mềm cờ vua (đối với cờ mua máy tính) vào thế kỷ 20 đã cách mạng hóa môn cờ vua.

Cờ vua do ai phát minh?

Cờ vua nổi tiếng khắp thế giới, được chơi bởi nhiều người, nhưng nguồn gốc của nó chưa được xác định rõ ràng và gây nhiều tranh cãi. Có nhiều truyền thuyết, câu chuyện, và các phán đoán, bắt đầu từ một cuộc tranh luận về nơi cờ vua bắt nguồn và kết thúc với thời điểm cờ vua ra đời.

Tuy nhiên, đa số mọi người nghĩ rằng không một người duy nhất nào có thể phát minh ra cờ vua vì môn thể thao này quá phức tạp với nhiều luật lệ và khái niệm khác nhau.

Hiện nay vẫn chưa biết ai phát minh ra cờ vua
Hiện nay vẫn chưa biết ai phát minh ra cờ vua

Môn cờ vua liên tục thay đổi cho đến khi Wilhelm Steinitz trở thành nhà vô địch cờ vua thế giới đầu tiên vào năm 1886. Môn cờ vua xưa rất khó nhận ra khi ta nghĩ về cờ vua hiện đại: từ một môn thể thao thống trị bởi quyết định quán tính cho đến những trận đấu giữa các phần mềm cờ vua.

Ai là người chơi cờ vua giỏi nhất thế giới?

Garry Kasparov được mệnh danh là Vua cờ của mọi thời đại và dẫn đầu danh sách những kỳ thủ vĩ đại nhất thế giới.

Garry Kasparov, Nga (1963)

Không một kỳ thủ nào duy trì vị trí số 1 hay xuất sắc như Garry Kasparov. Ông là kỳ thủ trẻ nhất vô địch thế giới năm 1985 khi mới 22 tuổi và Kasparov đã giữ vị trí này cho đến năm 1993 khi FIDE để ông thành lập một tổ chức cờ của riêng ông (PCA).

Chân dung vua cờ thế giới - Garry Kasparov
Chân dung vua cờ thế giới – Garry Kasparov

Về danh nghĩa, coi như Kasparov đã mất danh hiệu vô địch thế giới, trong khi làng cờ vẫn xem ông là số 1 cho đến lúc ông thua Kramnik vào năm 2000.

Tính ra, Kasparov đã giữ vị trí số 1 gần như liên tục từ năm 1986 tới khi ông giải nghệ vào năm 2005, đạt hệ số Elo cao nhất là 2851, cũng như kỷ lục 15 lần chiến thắng.

Anatoly Karpov, Nga (1951)

Karpov học chơi cờ từ năm lên 4 và đến năm 15 tuổi, ông đã là đại kiện tướng Liên Xô. Năm 1969, ông giành chức vô địch giải cờ vua trẻ thế giới và đến năm 1974.

Ông gây bất ngờ khi đánh bại Korchnoi, Spassky để giành quyền thách đấu với Fischer. Karpov trở thành nhà vô địch thế giới sau đó và trong sự nghiệp.

Chân dung kỳ thủ Anatoly Karpov năm ông 68 tuổi
Chân dung kỳ thủ Anatoly Karpov năm ông 68 tuổi

Đã 9 lần bảo vệ thành công danh hiệu này. Đỉnh cao chính là cuộc đối đầu với Kasparov năm 1984 khi họ đánh 48 ván (5 thắng, 3 thua, 40 hòa). Cuộc so tài này đã khiến cả hai kiệt sức, trong đó Karpov sụt 10kg chỉ trong 5 tháng.

Emanuel Lasker, Đức (1868-1941)

Lasker đã có 27 năm thống trị làng cờ vua và cho đến nay, đấy là khoảng thời gian dài nhất của một nhà vô địch thế giới.

Chân dung cao thủ cờ vua người Đức Emanuel Lasker
Chân dung cao thủ cờ vua người Đức Emanuel Lasker

Ông chính là người đi tiên phong trong việc đưa cờ vua trở thành một môn thể thao chuyên nghiệp, nghĩa là có thù lao cho mỗi lần thi đấu.

Wilhelm Steinitz, Áo (1836-1900)

Wilhelm Steinitz đã có 8 năm giữ vị trí số 1 (1886-1894) nhưng người ta cũng nhắc đến ông như vì những đóng góp cho sự phát triển của cờ vua hiện đại.

Chân dung cờ thủ người Áo Wilhelm Steinitz
Chân dung cờ thủ người Áo Wilhelm Steinitz

Năm 1866, ông đánh bại Adolf Andersson để trở thành nhà vô địch thế giới và trong 8 năm kế tiếp, ông đã bảo vệ thành công danh hiệu này, trước khi thua Emanuel Lasker vào năm 1894.

Jose Capablanca, Cuba (1888-1942)

Capablanca giữ danh hiệu thế giới từ 1921-1927 và được đánh giá là một trong những kỳ thủ vĩ đại nhất thế giới. Ông học chơi cờ từ năm 4 tuổi và năm 13 tuổi, ông suýt thắng nhà vô địch Cuba.

Chân dung cờ thủ Jose Capablanca
Chân dung cờ thủ Jose Capablanca

Tại giải cờ vua San Sebastian 1911, Capablanca gây bất ngờ cho tất cả khi giành 6 ván thắng, 1 ván thua và hòa 7. Ông được xem là đối thủ thách đấu với Emanuel Lasker nhưng rồi ông đã từ chối 17 điều được xem là có lợi thế cho Lasker.

Bàn cờ và quân cờ trong trò cờ vua

Bàn cờ và quân cờ trong trò chơi cờ vua
Bàn cờ và quân cờ trong trò chơi cờ vua

Bàn cờ vua

Bàn cờ vua bao gồm 8 ô dọc và 8 ô ngang, như vậy có tổng số 4 ô chia làm 2 màu đen và trắng.

Dĩ nhiên các quân chỉ được phép di chuyển trong bài cờ vua. Mỗi quân sẽ có kiểu di chuyển riêng tôi sẽ hướng dẫn sau.

Không giống như cờ tướng có cung và sông. Cờ vua xác định vị trí quân cờ bằng tọa độ được đánh dấu bên lề bàn cờ.

Bàn cờ vua
Bàn cờ vua

Quân cờ và cách di chuyển

Các quân cờ vua
Các quân cờ vua

Tốt

Quân cờ cơ bản nhất trong cờ vua (mỗi bên có 8 quân Tốt). Trong lần di chuyển đầu tiên, Tốt có thể tiến về phía trước một hoặc hai ô, nhưng chỉ được tiến lên một ô trong các lần sau đó. Tốt chỉ tấn công được các quân khác nằm chéo về phía trước một ô và không thể đi lùi.

Quân tốt chỉ có thể đi thẳng cho khi đến cuối bàn cờ
Quân tốt chỉ có thể đi thẳng cho khi đến cuối bàn cờ
Quân tốt ăn các quân ở ô cùng màu trước nó
Quân tốt ăn các quân ở ô cùng màu trước nó

Xe

Xe trông giống như một tòa tháp trong lâu đài. Nó có thể đi ngang hoặc đi dọc tùy ý nếu không bị cản. Xe có thể tấn công các quân nằm trên đường đi của nó.

Quân xe di chuyển ngang dọc nếu không có quân cản
Quân xe di chuyển ngang dọc nếu không có quân cản

Cách ăn của quân xe cũng giống như cách nó di chuyển vậy.

Biểu tượng của Mã là hình con ngựa. Đây cũng là quân cờ phức tạp nhất. Mã đi theo hình chữ ‘L’ được tạo bởi hai ô ngang và một ô dọc, hoặc một ô ngang và hai ô dọc, chữ ‘L’ này có thể ngả theo mọi hướng. Mã là quân duy nhất có thể nhảy qua đầu các quân khác. Nó chỉ tấn công những quân nằm trong các ô mà nó có thể nhảy tới.

Quân Mã di chuyển theo hình chữ L
Quân Mã di chuyển theo hình chữ L

Cách ăn quân của nó cũng giống cách di chuyển.

Tượng

Tượng chỉ đi chéo, nhưng có thể đi bao nhiêu ô tùy ý trừ phi bị cản. Quân cờ này có hình như chiếc mũ của vị giám mục Thiên Chúa giáo.

Di chuyển theo những đường chéo. Có thể đi tiến hoặc lùi. Quân Tượng không giới hạn các ô chi chuyển trên đường chéo. Quân Tượng không thể nhảy qua các đầu quân khác.

Hậu

Hậu là quân quyền lực nhất trên bàn cờ (thường có vương miện nữ tính hơn quân Vua). Nó có thể đi ngang, dọc, hoặc chéo tùy ý và tấn công theo mọi hướng.

Quân tượng có thể di chuyển ngang dọc chéo khắp bản đồ
Quân tượng có thể di chuyển ngang dọc chéo khắp bản đồ

Vua

Vua chỉ có thể đi một ô mỗi lượt, di chuyển theo mọi hướng. Cách quân Vua tấn công cũng tương tự như vậy. Đây là quân cờ mà bạn bằng mọi giá không thể để mất, vì bạn sẽ thua cuộc nếu mất Vua.

Vua di chuyển 1 ô gần nhất bất kể ngang chéo
Vua di chuyển 1 ô gần nhất bất kể ngang chéo

Cách xếp bàn cờ vua

Đặt bàn cờ sao cho ô vuông tại góc dưới cùng bên phải là ô màu trắng. Cả hai bên đều sẽ có một ô trắng ở góc dưới cùng bên phải phần bàn cờ của mình. Cách xếp bàn cờ của hai bên là giống nhau, nếu nhìn từ góc độ của mỗi bên.

Đặt một quân xe vào mỗi ô góc của bạn

Xếp quân xe ở ngoài cùng
Xếp quân xe ở ngoài cùng

Hãy bắt đầu xếp từ quân Xe – quân cờ di chuyển theo chiều ngang (theo hàng) hoặc theo chiều dọc (theo cột). Đặt hai quân Xe ở hai góc bàn cờ.

Với bàn cờ vua kiểu mới, ví dụ bộ quân cờ phỏng theo các nhân vật trong Civil War hoặc một bộ phim nào đó, bạn sẽ không thể nhận dạng quân cờ nếu không biết biểu tượng (hoặc ký hiệu theo luật) của từng quân. Những biểu tượng này thường được in ở đáy các quân cờ. Biểu tượng của quân Xe là ♜

Đặt quân Mã cạnh quân Xe

Đặt quân mã cạnh quân xe
Đặt quân mã cạnh quân xe

Quân Mã, bề ngoài giống hình con ngựa, được đặt cạnh Xe. Mã di chuyển trong 3 ô xếp theo hình chữ “L”: đầu tiên đi 2 ô theo hướng bất kỳ, sau đó tiếp 1 ô theo hướng vuông góc, hoặc đi 1 ô theo hướng bất kỳ rồi 2 ô theo hướng vuông góc.

Mã chỉ đi theo hàng và cột, không bao giờ đi chéo. Mã có thể nhảy qua đầu quân cờ khác để di chuyển và là quân cờ duy nhất được phép làm vậy. Đây cũng là quân cờ duy nhất không di chuyển theo một đường thẳng.

  • Biểu tượng của quân Mã là ♞.

Đặt quân Tượng bên cạnh quân Mã

Đặt quân tượng gần quân mã
Đặt quân tượng gần quân mã

Tượng là quân cờ cao có đầu tròn và đứng cạnh Mã. Tượng chỉ di chuyển theo đường chéo.

  • Biểu tượng của quân Tượng là ♝.
  • Tượng ở bên trái được đặt trên một ô đen (và sẽ luôn di chuyển trên các ô đen). Tượng ở bên phải được đặt trên một ô trắng (và sẽ luôn di chuyển trên các ô trắng).

Đặt quân Hậu vào ô có màu trùng với nó

Đặt quân tướng vào ô còn lại

Nếu bạn cầm quân trắng, Hậu của bạn phải nằm ở ô màu trắng còn lại giữa hàng đầu tiên. Nếu bạn cầm quân đen, Hậu phải nằm ở ô màu đen còn lại. Hậu là một trong số các quân cao nhất trên bàn cờ với một chiếc vương miện chóp nhọn. Hậu có thể di chuyển ngang, dọc hoặc chéo không bị giới hạn số ô, do đó đây là quân mạnh nhất trên bàn cờ.

  • Biểu tượng của quân Hậu là ♛.

Đặt quân Vua ở ô cuối cùng

Xếp tốt vào hàng bên trên
Đặt quân tướng vào ô còn lại

Vua thường là quân cao nhất trên bàn cờ với chiếc vương miện tròn kèm chóp hình chữ thập. Vua có thể di chuyển theo mọi hướng, nhưng mỗi lần chỉ đi được 1 ô. Bạn cần dùng tất cả các quân cờ còn lại để bảo vệ Vua. Bạn sẽ thua cờ khi để mất Vua.

  • Biểu tượng của quân Vua là ♚.

Đặt các quân Tốt lên hàng thứ hai

Cả Vua và Xe được dùng nhập thành chưa bao giờ di chuyển
Xếp tốt vào hàng bên trên

Sau khi các quân cờ chủ chốt đã được xếp lên hàng đầu, hãy tiếp tục xếp các quân Tốt thấp kém hơn lên hàng thứ hai như một bức tường bảo vệ. Tốt có thể tiến về trước 1 ô mỗi lượt, nhưng chúng còn có một vài nước đi đặc biệt khác.

  • Biểu tượng của quân Tốt là ♟.
  • Sau khi xếp quân đúng theo chỉ dẫn ở trên, cả hai bên đã sẵn sàng để chơi cờ.

Luật chơi cờ vua

Bên Trắng đi trước

Bên Trắng chọn bất cứ quân nào họ muốn di chuyển để tiến hành đợt tấn công đầu tiên, còn gọi là khai cuộc. Bên Trắng đi một quân, sau đó bên Đen sẽ di chuyển một quân.

  • Không tấn công khi khai cuộc. Khi khai cuộc, bạn chỉ cần đưa các quân cờ tới vị trí hữu dụng nhất của chúng. Bạn cần đặt chúng ở những vị trí có lợi an toàn.
  • Thông thường, bạn chỉ nên dành 1 đến 2 nước với quân Tốt. Sau đó, hãy tập trung vào các quân khác mạnh hơn — Tượng, Mã, Hậu và Xe. Giai đoạn “Triển khai” (đưa quân cờ tới các ô trọng yếu, ví dụ vùng trung tâm) không được coi là hoàn thành nếu mọi quân cờ trên chưa được di chuyển.
  • Rất nhiều nước đi khai cuộc của bạn phụ thuộc vào đối phương — bạn phải tự mình cảm nhận về trận đấu. Vì vậy, hãy quan sát và đoán xem ý đồ của đối phương là gì. Cờ vua là bộ môn chú trọng vào óc dự đoán tình huống và dự liệu nguy cơ hơn bất kỳ trò chơi nào khác.

Đi theo lượt

Bạn và đối phương đi quân lần lượt, cố gắng bắt Vua và bắt quân cờ của nhau. Bạn sẽ chiếm ưu thế nếu có thể uy hiếp Hậu hoặc Vua của đối phương và buộc đối phương ở thế phòng thủ, nhưng có vô số cách thức để người chơi có thể thắng.

  • Quân Tốt dường như rất vướng víu cản trở, nhưng đừng “thí Tốt” vội. Khi quân Tốt sang tới hàng cuối của bên đối phương, nó sẽ hóa thành một quân cờ khác (ngoại trừ Vua)! Thông thường mọi người chọn hóa Hậu, nhưng bạn có thể hóa Tốt thành Xe, Mã hoặc Tượng. Bạn có thể đảo ngược hoàn toàn tình thế của ván cờ nếu đưa được quân Tốt sang bên kia khi đối phương không để ý.

Trường hợp đặc biệt trong cờ vua

Một số trường hợp đặc biệt trong cờ vua bạn cần biết:

Phong cấp

Trong cờ vua, phong cấp là việc thay thế cho một quân Tốt bởi một quân cờ khác (Hậu, Xe, Mã, Tượng) khi quân Tốt đó đã đi đến hàng cuối phía bên kia của bàn cờ. Việc phong cấp được thực hiện ngay ở ô mà quân Tốt tiến đến và có hiệu lực lập tức.

Nhập thành

Có một nước đi đặc biệt liên quan đến quân Xe và quân Vua, nước đi duy nhất mà bạn có thể di chuyển hai quân cùng một lượt. Ngoài “bắt Tốt qua đường” của quân Tốt, một nước đi đặc biệt khác trong cờ vua là nhập thành. Nhập thành là khi Xe và Vua đổi chỗ cho nhau — Vua được che chắn còn Xe được triển khai và sẵn sàng nhập cuộc. Thông thường, việc nhập thành khá hữu ích.

  • Bạn chỉ có thể nhập thành khi:
    • Cả Vua và Xe được dùng nhập thành chưa bao giờ di chuyển.
    • Quân Vua không bị chiếu.
    • Giữa Vua và Xe không còn quân cờ nào khác.
    • Quân cờ đối phương không kiểm soát những ô nằm giữa vị trí sau nhập thành và vị trí trước nhập thành.
Bắt tốt qua đường
Cả Vua và Xe được dùng nhập thành chưa bao giờ di chuyển

Bạn di chuyển cả Xe và Vua của mình trong cùng một lượt. Nếu nhập thành cánh Vua, Vua di chuyển về bên phải hai ô và Xe được đặt ngay cạnh Vua (tức là Xe di chuyển hai ô về bên trái). Nếu nhập thành cánh Hậu, Vua di chuyển về trái hai ô và Xe được đặt ngay cạnh Vua (tức là Xe di chuyển ba ô về bên phải).

Bắt tốt qua đường

Bạn có thể sử dụng luật này nếu muốn. Rất nhiều người mới chơi không sử dụng luật này. Nhưng nếu bạn tò mò muốn biết làm thế nào để khiến môn cờ này mang tính “Pháp” hơn và phức tạp hơn, bạn có thể làm như sau:

Chiếu tướng trong cờ vua
Bắt tốt qua đường
  • Nếu bạn còn nhớ, quân Tốt có thể đi 2 ô trong nước đi đầu tiên của nó. Giả sử bạn di chuyển quân Tốt như vậy, sau đó quân Tốt của bạn tới đứng cạnh Tốt của đối phương trên cùng một hàng. Trong nước tiếp theo — và chỉ trong nước tiếp theo — đối phương có quyền bắt quân Tốt của bạn qua đường (en passant, tiếng Pháp nghĩa đen là “đi qua”). Thông thường, Tốt chỉ có thể tấn công chéo một ô — nhưng trong trường hợp ngoại lệ này, nó vừa có thể bắt quân Tốt ở ngang nó, vừa đi chéo một ô như bình thường.
  • Cần nhấn mạnh rằng nước đi này chỉ có thể được thực hiện ngay sau khi một quân Tốt nhảy 2 ô trong bước đầu tiên. Nếu qua lượt này, bạn sẽ mất cơ hội bắt Tốt qua đường. Chỉ riêng quân Tốt mới có nước đi này, vì thế bạn không thể bắt Hậu hoặc Tượng bằng cách bắt qua đường.

Phân định thắng – thua

Chiếu hết

Nếu Vua của bạn bị chiếu, tức Vua của bạn đang bị đối phương tấn công. Khi Vua bị chiếu, bạn buộc phải hóa giải nước chiếu ngay trong bước sau đó. Bạn có thể hóa giải nước chiếu bằng ba cách sau:

chieu tuong
Chiếu tướng trong cờ vua
  • Di chuyển quân Vua tới một ô an toàn. Ô an toàn là vị trí mà Vua không bị chiếu.
  • Bắt quân đang chiếu tướng.
  • Chặn đường chiếu bằng quân cờ khác. Cách này không có tác dụng nếu quân đang chiếu tướng là Tốt hoặc Mã.

Trong trường hợp bạn không thể tránh hay cản phá được nước chiếu của đối thủ. Vua của bạn bị bắt đồng nghĩa với ván cờ sẽ kết thúc.

Hết nước đi

Stalemate – ván cờ kết thúc với kết quả hòa. Hết nước đi xảy ra khi Vua bạn ở vào tình thế không bị chiếu nhưng cũng không còn ô an toàn nào để đi tới.

Một vài trường hợp bị xử hòa

  • Thỏa thuận hòa: Nếu hai người chơi cùng đồng ý rằng không bên nào có thể thắng hoặc không còn cách nào để thắng, họ có thể đồng ý hòa.
  • Thế cờ lặp lại: Nếu một thế cờ y hệt được lặp đi lặp lại tại ba thời điểm khác nhau trong ván cờ, hai bên được tuyên hòa. Ví dụ, nếu hai bên tiếp tục di chuyển quân Mã đi qua đi lại trên một số ô, ván cờ đó có kết quả hòa.
  • Hòa bằng luật 50 nước đi: Nếu cả hai người chơi không di chuyển một quân Tốt nào hoặc không ăn quân nào trong 50 lượt liên tục, ván cờ được tuyên là hòa. Luật này khiến các bên không kéo dài ván cờ và cũng ngăn các bên cố ý làm cho bên kia kiệt sức.
  • Khi không đủ lực lượng: Nếu cả hai bên đều không còn đủ lực lượng để chiếu hết Vua đối phương, ván cờ được coi là hòa. Ví dụ, một Mã và một Vua không thể chiếu hết quân Vua đơn độc của đối phương.
  • Nếu tất cả các quân khác trừ quân Vua đã bị bắt và bị loại khỏi ván cờ. Đây là một ví dụ của trường hợp không đủ lực lượng, vì một quân Vua không thể tự mình chiếu hết hoặc thậm chí chiếu tướng quân Vua kia. Ván cờ sẽ có kết quả hòa.
ko66 | jun88 | BJ88 Đá Gà | QH88 | f8bet | ku88 | 9bet | rồng bạch kim | sunwin