Phố Lý Quốc Sư, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

lý quốc sư hà nội

Phố Lý Quốc Sư dài 244m, rộng 6m.

Phố Lý Quốc Sư, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Thời Pháp thuộc năm 1919 gọi là phố Lăm-bơ-lô (rue Lamblot). Năm 1945 đổi tên thành phố Nhà Chung. Năm 1949 đổi thành phố Lý Quốc Sư. Những lần đổi tên sau vẫn giữ nguyên tên này.

Nay thuộc phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm.

Lý Quốc Sử (1066-1141) là vị Quốc sư đời nhà Lý. Theo chính sử thì đó là Nguyễn Chí Thành, người làng Điềm Xá (huyện Gia Viễn, nay thuộc tỉnh Ninh Bình). Ông tu đạo Phật, lấy hiệu là Minh Không thiền sư. Do đạo cao đức trọng, ông được vua Lý dựn “tinh xá” cạnh chùa Báo Thiên, làm nơi tu hành. Tinh xá (nơi ở tinh khiết) ây snay chính là khu đền Lý Quốc Sư số nhà 50 phố này. Năm 1138, Minh Không chữa khỏi bệnh cho vua Lý Thần Tông nên được phong là Quốc sư (thày của nước). Theo truyền thuyết thì ông không những là một nhà tu hành giỏi nghề chữa bệnh mà còn là ông tổ nghề đúc đồng.

Ngày nay đền Lý Quốc Sư đã qua nhiều lần sửa chữa. Quy mô hiện nay là do lần trùng tu năm 1954 (Trong những ngày đầu của cuộc Toàn quốc kháng chiến, giặc Pháp đã hủy hoại đền này).

Trong đền còn tấm bia do Cúc Linh Lê Đình Duyên soạn năm Tự Đức thứ 8 (1855) nói về lần trùng tu lớn vào năm đó. Hiện nay trong đền có nhiều pho tượng phong cách điêu khắc đời Lê, có một cái chuông tên là “Báo Tháp từ chung” tức là “chuông đền Báo Tháp” (Báo Thiên, Tự Tháp?) niên hiệu Ất Hợi, với chữ Long (trong Thăng Long) đã đổi cách viết từ đời Gia Long, do đó có thể là Ất Hợi 1815 hoặc Ất Hợi 1875.

Phố này có tự lâu đời, vì từ đầu thế kỷ XIX đã là một phố phủ, rồi là một phố huyện, lúc nào cũng dập dìu xe ngựa. Thời đó làng Tiên Thị là phủ lỵ phủ Hoài Đức và phủ đường (trụ sở) thì ở ngay sau lưng đề Lý Quốc Sư lúc này gọi là đền Tiên Thị. Có nhiều hàng cơm, quán trọ ở đây. Tương truyền là Hồ Xuân Hương cũng có mở một hàng nước ở đây để thử tài thiên hạ. Năm Minh Mạng 14 (1883), phủ lỵ này dời ra làng Dịch Vọng (huyện Từ Liêm). Nhưng 9 năm sau, năm Thiệu Trị thứ 2 (1842) huyện lỵ Thọ Xương từ thôn Văn Hương (phố Hàng Bột ngày nay) chuyển tới đây và tồn tại cho tới khi thực dân Pháp chiếm Hà Nội, giải thể huyện Thọ Xương.

Ở giữa phố Lý Quốc Sư, ngoài đền Lý Quốc Sư ra, còn có một ngôi đền cổ nữa: đền Phù Ủng ở số nhà 25. Đây là nơi thờ vọng Phạm Ngũ Lão, người anh hùng làng Phù Ủng, do chính dân làng này di cư lên Thăng Long dựng nên từ thế kỷ XIX. Đền này cũng từng bị thực dân Pháp phá hoại năm 1947, đến năm 1949 mới tu sửa tôn tạo lại.

ko66 | jun88 | BJ88 Đá Gà | QH88 | f8bet | ku88 | 9bet | rồng bạch kim | sunwin