Full Margin là gì? Làm thế nào nhận biết trạng thái Full Margin

margin là gì

1. Full Margin là gì?

Để hiểu về full margin, trước hết bạn cần hiểu margin là gì? Margin hay giao dịch ký quỹ là một thuật ngữ trong đầu tư chứng khoán để chỉ việc nhà đầu tư vay tiền từ công ty chứng khoán (CTCK) để mua thêm cổ phiếu. Tài sản thế chấp chính là tiền mặt trong tài khoản chứng khoán và cổ phiếu mà nhà đầu tư đã mua.

Full Margin là trạng thái nhà đầu tư sử dụng tối đa tỷ lệ ký quỹ cho phép để mua cổ phiếu. Khi mua chứng khoán trên sàn giao dịch, nhà đầu tư có thể sử dụng vốn tự có (tiền mặt) và vốn vay từ công ty chứng khoán. Mỗi CTCK sẽ công bố danh sách các cổ phiếu được giao dịch ký quỹ cùng tỷ lệ cho vay tương ứng (từ 10% đến 50% tùy từng mã cổ phiếu). Danh sách này các CTCK đưa ra dựa trên danh mục của Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước..

Full Margin được định nghĩa là tỷ lệ margin tối đa mà nhà đầu tư có thể sử dụng. Nói cách khác, nếu nhà đầu tư sử dụng full margin, nghĩa là họ đã sử dụng toàn bộ số tiền có thể mượn từ sàn giao dịch để mua chứng khoán.

Ví dụ:

Cổ phiếu ABC được cho phép vay margin với tỷ lệ tối đa là 1:2 (50%). Nhà đầu tư A đang có tài sản là 100 triệu VNĐ tại CTCK (gồm cả tiền mặt và cổ phiếu) và quyết định vay margin với tỷ lệ tối đa (full margin). Như vậy nhà đầu tư A có thể vay thêm 100 triệu VNĐ nữa từ CTCK để mua cổ phiếu ABC

Việc sử dụng Full Margin là con dao hai lưỡi, bên cạnh giúp nhà đầu tư gia tăng lợi nhuận nhờ việc được cấp thêm vốn, Full Margin cũng có thể gây ra rủi ro khi giá cổ phiếu giảm và khiến cho nhà đầu tư có nguy cơ rơi vào trạng thái bị Call Margin

Call Margin (lệnh gọi ký quỹ), là trường hợp CTCK đề nghị nhà đầu tư nộp thêm tiền hoặc tăng số lượng chứng khoán thế chấp để giữ tỷ lệ vay margin ở mức an toàn. Call Margin sẽ xảy ra khi tỷ lệ “Giá trị tài sản ròng/Giá trị chứng khoán” nhỏ hơn tỷ lệ ký quỹ duy trì do công ty chứng khoán quy định. Trường hợp nhà đầu tư không đủ khả năng để duy trì tỷ lệ trên thì sẽ bị bắt buộc bán những cổ phiếu đang ký quỹ (force sell). Khi đó trạng thái lỗ dự kiến của nhà đầu tư sẽ trở thành lỗ thực tế.

Có thể thấy rằng sử dụng full margin đem lại nhiều lợi ích nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nếu giá trị của chứng khoán mua bằng full margin giảm đột ngột, nhà đầu tư có thể sẽ phải trả lại số tiền vay trong thời gian ngắn, dẫn đến rủi ro về tài chính và khả năng bị mất tiền.

2. Cách nhận biết trạng thái Full Margin

Bạn sẽ hiểu hơn về Full Margin là gì qua việc nhận biết trạng thái Full Margin. Thay vì trạng thái Full margin của cá nhân, điều mà các nhà đầu tư quan tâm hơn chính là trạng thái Full Margin của một mã chứng khoán nào đó trên thị trường (Nghĩa là các công ty chứng khoán đều đã cấp full margin đối với mã chứng khoán đó). Bởi khi một mã chứng khoán rơi vào trạng thái này, rủi ro nhà đầu tư bị call margin sẽ tăng mạnh vì lúc này giá chứng khoán sẽ dễ có xu hướng đi ngang hoặc giảm mạnh. Hiện tại không có một tổ chức, CTCK nào công bố về trạng thái full margin của các mã chứng khoán, nhà đầu tư thường dựa vào kinh nghiệm cá nhân để tự nhận biết, phán đoán thông qua xu hướng giao dịch:

– Cách các nhà đầu tư thường lựa chọn là thử giao dịch chạm ngưỡng full margin rồi quan sát diễn biến xảy ra tiếp theo. Xem xét tổng giá trị mua có vượt qua được tổng số vốn thực hay không, rồi dựa vào những diễn biến này để dự báo trạng thái full margin.

– Bạn cũng có thể chủ động mở rộng mối quan hệ, tham gia các diễn đàn về chứng khoán để tham khảo thêm thông tin từ những người xung quanh.

3. Ảnh hưởng của Full Margin đối với cổ phiếu

Việc sử dụng Full Margin có thể có ảnh hưởng đến cổ phiếu của bạn theo nhiều cách khác nhau. Nếu hiểu rõ Full Margin là gì, bạn sẽ thấy được nhiều ưu, nhược điểm của hiện tượng này. Cụ thể:

  • Tăng khả năng mua cổ phiếu: Khi sử dụng Full Margin, bạn có thể mua nhiều cổ phiếu hơn so với khi chỉ sử dụng tiền mặt hoặc margin thấp hơn. Điều này có thể tăng khả năng đầu tư và tiềm năng lợi nhuận của bạn.
  • Tăng rủi ro: Việc sử dụng Full Margin cũng có thể tăng rủi ro cho bạn. Nếu giá cổ phiếu mua giảm đột ngột, bạn có thể bị kích hoạt call margin và phải bổ sung tiền để đảm bảo tỷ lệ ký quỹ của bạn trở về tỷ lệ ký quỹ duy trì an toàn. Nếu bạn không đủ tiền bổ sung khiến cho tỷ lệ ký quỹ giảm đến tỷ lệ Force sell, sàn giao dịch sẽ buộc phải bán cổ phiếu của bạn để thu hồi số tiền nợ.
  • Tác động đến giá cổ phiếu: Sử dụng Full Margin cũng có thể có tác động đến giá cổ phiếu. Nếu nhiều nhà đầu tư sử dụng Full Margin để mua cổ phiếu, điều này có thể đẩy giá cổ phiếu lên. Tuy nhiên, trạng thái full margin cũng tăng khả năng bị các “cá mập” lợi dụng để chốt lời và việc này thường sẽ khiến giá cổ phiếu giảm mạnh sau đó và nhiều nhà đầu tư sẽ phải bán cổ phiếu để trả nợ margin, điều này có thể tạo nên hiệu ứng dây chuyền làm giá cổ phiếu giảm mạnh đột ngột.
Xem thêm:  Phòng khám Nhi khoa – Bác sĩ Lê Văn Đoan

Xem Thêm: Ý nghĩa số tài khoản ngân hàng? Cách xem số tài khoản đẹp hay xấu. Tại đây. Top 9 app ngân hàng chuyển tiền miễn phí, uy tín hàng đầu hiện nay. Tại đây.

4. Ảnh hưởng của Full Margin đối với thị trường

Việc các CTCK cho vay Full margin cũng ảnh hưởng đến tình hình chung của thị trường, nhất là khi chính sách vay margin hoàn toàn nằm trong thế chủ động của các CTCK. Thông thường vào các ngày cuối cùng của các quý trong năm, các CTCK sẽ “rũ margin” để làm đẹp báo cáo tài chính.

Tức là, bằng hoạt động tự doanh, CTCK sẽ bán một lượng lớn cổ phiếu để đẩy giá xuống, điều này sẽ khiến thị trường giảm điểm mạnh và các nhà đầu tư đang ở trạng thái full margin sẽ bị đẩy vào vị thế bị Call Margin. Hoặc CTCK có thể sẽ giảm tỷ lệ đòn bẩy của các mã chứng khoán, khiến nhiều nhà đầu tư đang ở trạng thái Full margin trước đó phải bổ sung thêm tài sản ký quỹ hoặc bán bớt chứng khoán để giảm tỷ lệ vay hiện hữu.

Hậu quả dẫn đến các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm sẽ phải chịu thua lỗ. Sau những đợt rũ bỏ thành công, thị trường sẽ lại dần quay lại trạng thái vốn có của nó.

5. Chuyển tiền vào tài khoản chứng khoán qua MyVIB

Khi nhà đầu tư hiểu Full Margin là gì để đầu tư trên thị trường chứng khoán, việc quản lý tài khoản và chuyển khoản trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nhất là trong những trường hợp bạn đã sử dụng Full margin và bị rơi vào cảnh báo Call Margin, việc bù đắp kịp thời tài sản ký quỹ trước khi tài khoản bị rơi vào Force sell là rất quan trọng. Trong trường hợp này, MyVIB cung cấp cho người dùng nhiều tính năng tiện lợi để quản lý tài khoản và thực hiện các giao dịch chứng khoán nhanh chóng.

Để chuyển khoản cho tài khoản chứng khoán, người dùng có thể sử dụng tính năng chuyển tiền chứng khoán trên ứng dụng mobile banking MyVIB. Hiện tại, MyVIB đang hỗ trợ chuyển khoản nhanh đến tài khoản chứng khoán mở tại các công ty VNDirect, HSC và KAFI. Người dùng chỉ cần chọn công ty chứng khoán, nhập số tài khoản chứng khoán và số tiền muốn chuyển, sau đó xác nhận giao dịch.

Quá trình chuyển khoản này được thực hiện nhanh chóng và an toàn, giúp người dùng có thể nhanh chóng đưa tiền vào tài khoản để đầu tư hoặc để đảm bảo an toàn cho tài khoản trong những tình huống khẩn cấp. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu Full Margin là gì? Với những tính năng an toàn của MyVIB, ứng dụng là một lựa chọn tuyệt vời cho những nhà đầu tư đang sử dụng Full Margin khi muốn quản lý và chuyển khoản nhanh chóng tài khoản chứng khoán.