Tổng quan huyện Năm Căn Cà Mau – phú cường tourist

Năm căn

Video Năm căn

Cập nhật 2021: Huyện Năm Căn là 1 trong 8 huyện thuộc tỉnh Cà Mau được chia tách từ Huyện Ngọc Hiển. Thị trấn Năm Căn đã được công nhận là đô thị loại 4 vào năm 2012 và là 1 trong 3 đô thị động lực của tỉnh.

Vị trí, diện tích, dân số, đời sống tại huyện Năm Căn Cà Mau

Vị trí: nằm ở phía Nam Cà Mà tiếp giáp với các khu vực sau:

  • Phía đông giáp Biển Đông
  • Phía tây giáp Vịnh Thái Lan
  • Phía đông bắc giáp huyện Đầm Dơi
  • Phía bắc giáp huyện Cái Nước, huyện Phú Tân và huyện Đầm Dơi
  • Phía nam giáp huyện Ngọc Hiển (sông Cửa Lớn làm ranh giới tự nhiên phía Nam).

Diện tích: huyện Năm Căn có diện tích tự nhiên là 495,40 km², chiếm 9,36% diện tích của tỉnh Cà Mau.

Dân số: theo thống kê năm 2019, dân số có 65.914 người, mật độ dân số đạt 115 người/km².

Đời sống: trên địa bàn huyện Năm Căn có 16.694 hộ, chiếm 5,38% dân số của tỉnh, trong đó, có 32.961 nam và 32.952 nữ. Ở khu vực thành thị có 4.924 hộ, với 18.994 người. Ở khu vực nông thôn có 11.769 hộ, với 46.920 người.

Đơn vị hành chính của huyện Năm Căn có 07 xã, 01 thị trấn, gồm: Hiệp Tùng, Tam Giang, Lâm Hải, Đất Mới, Hàng Vịnh, Tam Giang Đông, Hàm Rồng và thị trấn Năm Căn. Trong đó, thị trấn Năm Căn được công nhận là đô thị loại 4 và là 1 trong 3 đô thị động lực của tỉnh Cà Mau

Lịch sử và nguồn gốc tên gọi Năm Căn

Tên gọi theo dân gian:

Tên gọi Năm Căn theo giai thoại từ dân gian đã có từ hơn 200 năm.

Xem thêm:  Bỏ qua Faker, Chovy, đây mới là ngôi sao tỏa sáng ở MSI 2024 theo TheShy

Đầu tiên, có một người Hoa Kiều tên là Chệt Hột đến đây dựng lên 5 căn trại đáy, phía trên bờ thì làm rẫy. Công việc làm ăn rất phát đạt do nguồn cá tôm dồi dào và chưa có người khai thác. Thấy có nhiều hoa lợi nên những người Hoa Kiều và người Việt cũng đến đây làm ăn sinh sống, lần hồi trở nên đông đúc. Vì có vị trí thuận lợi về đường sông nên ghe xuồng thường qua lại chỗ này, và người ta căn cứ vào dấu hiệu là dãy trại đáy 5 căn xuất hiện đầu tiên để gọi tên, lâu ngày thành địa danh Năm Căn.

Tên gọi theo ghi chép lịch sử:

Địa danh Năm Căn xuất hiện trong ghi chép từ thời nhà Nguyễn từ năm 1836 (năm Minh Mạng thứ 17) gọi là xứ Năm Căn.

  • Thời Việt Nam Cộng hòa (1956-1975): Năm Căn chính thức trở thành địa danh hành chính. Lúc này, Năm Căn là quận trực thuộc tỉnh An Xuyên (tỉnh Cà Mau ngày nay).
  • Từ năm 1956: Quận Năm Căn có 2 xã là xã Năm Căn và xã Viên An.
  • Năm 1970: Quận Năm Căn có thêm 3 xã mới tổng cộng là 5 xã gồm Năm Căn, Tân Ân, Tân Hưng Đông, Thuận Hưng, Viên An.
  • Từ năm 1979 đến năm 1984: Năm Căn được tiến hành điều chỉnh, phân chia và sáp nhập đã đổi tên thành huyện Ngọc Hiển.
  • Đến năm 2003: Chính phủ Việt Nam quyết định lập lại huyện Năm Căn thuộc tỉnh Cà Mau cho đến nay.

Thế mạnh kinh tế của Năm Căn là thủy sản, thương mại và dịch vụ. Hiện nay, Năm Căn đang phát triển mạnh các dịch vụ hậu cần nghề cá. Ngoài ra, huyện chú trọng phát triển dịch vụ giao thông vận tải, hệ thống nhà hàng khách sạn, khu công nghiệp cùng dịch vụ du lịch sinh thái để phục vụ du khách.

Địa điểm tham quan tại huyện Năm Căn

  • Chợ trôi Năm Căn
  • Rừng đước Năm Căn
  • Vườn Chim Tư Na

Đặc sản Năm Căn

  • Cua Năm Căn và khô cá, tôm khô

Một số hình ảnh

cau rung duoc chotroi huyennamcan vuon chim Tu Na