Ngành công nghệ thực phẩm là gì? học gì? ra trường làm gì? – Edunet

Ngành công nghệ thực phẩm

Cùng Edunet tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Ngành công nghệ thực phẩm là gì?

Công nghệ thực phẩm, hiểu một cách đơn giản, là ngành học chuyên về lĩnh vực bảo quản, chế biến nông sản, kiểm tra, đánh giá chất lượng trong quá trình chế biến thực phẩm; đồng thời nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới, vận hành dây chuyền sản xuất – bảo quản, tạo ra nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm hay hóa học… Ứng dụng của ngành này vô cùng đa dạng và gần gũi với đời sống hàng ngày của chúng ta. Vì thế cơ hội việc làm ngành công nghệ thực phẩm cũng rất rộng mở.

nganh-cong-nghe-thuc-pham-la-gi

tìm hiểu ngành công nghệ thực phẩm

Ngành công nghệ thực phẩm ở Việt Nam hiện đang phát triển mạnh mẽ với những nghề kỹ thuật chính sau: Công nghệ chế biến thịt – các sản phẩm từ thịt (ví dụ: Thịt đông lạnh tại các siêu thị, thịt hộp, thịt bò khô,… ); Công nghệ sản xuất sữa và chế biến sữa (Chúng ta có thể thấy sản phẩm của nghề này là sữa tiệt trùng, sữa tươi, sữa bột,… ); Sản xuất rượu bia; Sản xuất nước giải khát – nước ngọt; Bảo quản và chế biến các thực phẩm thủy hải sản; Sản xuất đường – Bánh kẹo; sản xuất sản phẩm ăn liền; bảo quản hoa quả;…. Những kỹ sư ngành công nghệ thực phẩm sẽ làm việc trong các nhà máy xí nghiệp lớn, nhỏ trong nước, các sản phẩm của ngành này có thể được sản xuất và tiêu thụ trong nước, tuy nhiên có thể xuất khẩu để đem lại nguồn lợi nhuận cao hơn.

Ngành công nghệ thực phẩm học gì?

Ngành công nghệ thực phẩm trang bị cho người học những kiến thức về bảo quản, chế biến, đánh giá, kiểm định chất lượng sản phẩm, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới; vận hành dây chuyền sản xuất.

Ngành này đào tạo cho sinh viên các kiến thức nền tảng lẫn chuyên sâu về hóa học, sinh học, nguyên liệu chế biến, phương pháp chế biến, quy trình phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm… nhằm tối ưu hóa dinh dưỡng trong nhu cầu ăn uống của cộng đồng. Bên cạnh đó, sinh viên còn được học chuyên sâu về công nghệ chế biến thịt cá, đông lạnh thủy sản, công nghệ bảo quản, chế biến lương thực, công nghệ chế biến đường, sữa, đồ uống, chất béo thực phẩm…

nganh-cong-nghe-thuc-pham-hoc-gi

sinh viên ngành công nghệ thực phẩm học gì?

Vì các tính chất đặc thù của ngành, sinh viên sẽ thường xuyên được thực hành trong phòng thí nghiệm, tập làm quen với các công việc phân tích thực tế, đánh giá mức độ vệ sinh an toàn và tiến hành các quy trình sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm.

Một số môn chuyên ngành tiêu biểu

  • Dinh dưỡng
  • Hóa sinh học thực phẩm
  • Vi sinh học thực phẩm
  • Quản lý chất lượng
  • An toàn thực phẩm
  • Phân tích thực phẩm
  • Công nghệ chế biến
  • Công nghệ sinh học thực phẩm
  • Phát triển sản phẩm…

Học công nghệ thực phẩm ra trường làm gì?

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ thực phẩm có thể làm việc tại các doanh nghiệp, đơn vị liên quan đến chế biến lương thực, thực phẩm (thịt, cá, sữa, cà phê, đồ hộp, chè…), vệ sinh an toàn thực phẩm, mua bán xuất nhập khẩu; phòng quản lý Vệ sinh An toàn thực phẩm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Công thương…

hoc-nganh-cong-nghe-thuc-pham-ra-truong-lam-gi

sinh viên ngành công nghệ thực phẩm ra trường làm gì?

Ngoài ra, sinh viên còn có thể trở thành chuyên gia tư vấn dinh dưỡng, dinh dưỡng lâm sàng tiết chế, làm việc tại các bộ phận liên quan đến việc bảo đảm chất lượng, kiểm nghiệm… của các trung tâm dinh dưỡng, trung tâm y tế và y tế dự phòng… Ngành công nghệ thực phẩm với cơ hội lựa chọn việc làm đa dạng, chắc hẳn bạn đã tự trả lời được câu hỏi ngành công nghệ thực phẩm có dễ xin việc không.

Cụ thể một số công việc sau:

  • Nhân viên kiểm định chất lượng (QA)
  • Nhân viên kiểm soát chất lượng nguyên liệu (QC)
  • Chuyên viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D)
  • Kỹ sư công nghệ thực phẩm
  • Kỹ sư sản xuất (Production engineer)
  • Nhân viên bếp
  • Chuyên gia dinh dưỡng (Nutritionist)
  • Kỹ thuật viên sản xuất
  • Nhân viên phòng thí nghiệm (Laboratory staff)
  • Nhân viên bộ phận thu mua
  • Nhân viên vận hành máy
  • Giám sát viên sản xuất (Production supervisor)
  • Trình dược viên…

Mức lương của ngành công nghệ thực phẩm có cao không?

Cơ hội việc làm trong lĩnh vực Công nghệ thực phẩm rất đa dạng, vì vậy, mức lương trong ngành cũng tương đối cao hơn so với những ngành học khác:

muc-luong-nganh-cong-nghe-thuc-pham-cao-khong

mức lương của cử nhân ngành công nghệ thực phẩm có cao không?

✔ Đối với sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành công nghệ thực phẩm mới ra trường sẽ có được mức lương khởi điểm từ 4 – 5 triệu/tháng. Đây là những vị trí thấp và sử dụng trình độ cơ bản.

✔ Đối với những bạn có từ 3 – 5 năm kinh nghiệm sẽ có mức lương từ 7 triệu đến 10 triệu đồng/tháng.

✔ Đối với những bạn đã có kinh nghiệm, tuổi nghề thì sẽ có cơ hội thăng tiến cao. Mức lương đối với vị trí quản lý, giám sát, kỹ sư có thể lên đến 2000USD đến 3000 USD/tháng.

Ai phù hợp học ngành công nghệ thực phẩm?

Để học tập và làm việc trong ngành Công nghệ thực phẩm, bạn cần có những tố chất cần thiết như:

✔ Tư duy sáng tạo, khả năng phân tích;

✔ Đam mê công nghệ và nghiên cứu;

✔ Quan tâm đến lĩnh vực thực phẩm, dịch vụ ăn uống;

✔ Làm việc cẩn thận, tỉ mỉ, trách nhiệm cao;

✔ Nhạy bén khi nắm bắt tâm lý, sở thích, nhu cầu khách hàng…

✔ Tính kỷ luật: Làm việc trong mảng nghiên cứu-phát triển đòi hỏi các cá nhân phải có tổ chức và nghiêm túc.

✔ Thích tìm tòi: Người kỹ sư cần phải quan tâm đến những kiến thức ngoài chuyên môn như marketing hay sản xuất.

✔ Tính kiên trì: Phải kiên trì tìm ra một công thức đúng cho tất cả các thí nghiệm.

Ngành công nghệ thực phẩm thi khối nào? điểm chuẩn bao nhiêu?

– Mã ngành: 7540101

– Ngành Công nghệ thực phẩm xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00: Toán, Vật lí, Hóa học
  • A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
  • A02: Toán, Vật lí, Sinh học
  • B00: Toán, Hóa học, Sinh học
  • B08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh
  • C01: Ngữ văn, Toán, Vật lí
  • C02:: Ngữ văn, Toán, Hóa học
  • C04: Ngữ văn, Toán, Địa lí
  • C08: Ngữ văn, Hóa học, Sinh
  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
  • D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh
  • D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh

– Điểm chuẩn của ngành công nghệ thực phẩm

  • Mức điểm chuẩn ngành Công nghệ thực phẩm của các trường đại học dao động trong khoảng 15 – 25 điểm, tùy theo tổ hợp môn xét tuyển và phương thức xét tuyển của từng trường.

Ngành công nghệ thực phẩm học trường nào tốt nhất?

Ở nước ta hiện nay có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm, điều này khiến các thí sinh băn khoăn không biết nên học trường nào tốt nhất. Dưới đây là danh sách các trường có ngành Công nghệ thực phẩm theo từng khu vực.

– Khu vực miền Bắc:

  • Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (Cơ sở Hà Nội)
  • Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (Cơ sở Nam Định)
  • Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên
  • Đại học Sao Đỏ
  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội

– Khu vực miền Trung:

  • Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Nông lâm – Đại học Huế

– Khu vực miền Nam:

  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
  • Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM
  • Đại học Công nghệ TP.HCM
  • Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu
  • Đại học Công nghệ Sài Gòn
  • Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TP.HCM
  • Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
  • Đại học Công nghiệp TP.HCM
  • Đại học Nông lâm TP.HCM
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
  • Đại học Hoa Sen

Như vậy trong bài viết này Edunet đã chia sẻ cho bạn toàn bộ thông tin chi tiết nhất về Ngành công nghệ thực phẩm. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn tìm hiểu ngành học hiệu quả và cơ sở để quyết định có nên học ngành Công nghệ thục phẩm hay không. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay hotline: 1900 98 99 61 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí. Chúc các bạn thành công!

ko66 | BJ88 Đá Gà | QH88 | f8bet | ku88 | 9bet | rồng bạch kim | sunwin