Bệnh quai bị ở nữ: Triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa

quai bị là gì

Quai bị ở nữ vốn lành tính nhưng nếu không được phát hiện, chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ dẫn đến nhiều biến chứng như viêm não, viêm màng não, viêm vú, viêm buồng trứng và có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản cũng như chất lượng sống của người bệnh. Phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh quai bị ở tam cá nguyệt thứ nhất có khả làm tăng nguy cơ đẻ non hoặc sảy thai.

BS Bùi Thanh Phong – Quản lý Y khoa vùng 3 – Hồ Chí Minh, Hệ thống tiêm chủng VNVC chia sẻ: “Tại Việt Nam, quai bị là bệnh phổ biến, tản phát quanh năm, tuy nhiên đỉnh điểm thường rơi vào các tháng Thu – Đông, thời tiết giao mùa, khí hậu chuyển lạnh và hanh khô là điều kiện lý tưởng cho bệnh bùng phát và lan truyền mạnh mẽ. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới được đánh giá là vượt trội hơn so với nữ giới”.

bệnh quai bị ở nữ

Bệnh quai bị ở nữ là gì?

Quai bị ở nữ (còn gọi là bệnh viêm tuyến mang tai) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus quai bị (Mumps virus) gây ra, lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp khi người lành tiếp xúc trực tiếp với giọt bắn khi người bệnh hắt hơi, ho hoặc nói chuyện.

Bệnh quai bị có khả năng tạo thành những cụm dịch vừa và nhỏ hoặc các ca bệnh tản phát khắp cả nước, thường gặp ở trẻ em < 15 tuổi, đặc biệt là trẻ từ 6 đến 10 tuổi với biểu hiện đặc trưng sưng đau tuyến nước bọt không hóa mủ.

Bệnh vốn có diễn biến lành tính nhưng nếu không được phát hiện, chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ dẫn đến nhiều biến chứng như viêm não, viêm màng não, viêm vú, viêm buồng trứng và có thể ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản cũng như chất lượng sống của người bệnh.

Phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh quai bị ở tam cá nguyệt thứ nhất có khả năng khiến thai nhi mắc dị tật bẩm sinh, nếu mắc bệnh trong tam cá nguyệt cuối cùng sẽ làm tăng nguy cơ đẻ non hoặc sảy thai.

Nguyên nhân gây bệnh quai bị ở nữ

Virus quai bị (Mumps virus), thuộc họ Paramyxoviridae là tác nhân gây ra bệnh quai bị ở nữ. Mumps virus là một loại virus RNA chuỗi đơn (1), có cấu trúc hình cầu, đường kính khoảng 150 nm, bên ngoài được bao bọc bởi lớp vỏ lipid kép và có thể tồn tại khá lâu bên ngoài cơ thể. Các nghiên cứu cho thấy loại virus này có thể sống tốt trong khoảng 30 đến 60 ngày với nhiệt độ từ 15 đến 200 độ C. Ở nhiệt độ > 560 độ C hoặc dưới tác động bởi dung dịch diệt khuẩn, chúng sẽ bị tiêu diệt

Bệnh quai bị lây lan nhanh chóng trong cộng đồng chủ yếu qua đường hô hấp khi người lành tiếp xúc với dịch tiết mũi họng có chứa Mumps virus khi người bệnh giao tiếp, ho, hắt hơi hoặc khạc nhổ,… Thời kỳ lây nhiễm mạnh mẽ nhất là vào 2 ngày trước khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng đặc trưng hay 5 ngày sau khi các triệu chứng biến mất (2).

virus quai bị
Virus quai bị (Mumps virus), thuộc họ Paramyxoviridae là tác nhân chính gây ra bệnh quai bị ở nữ giới

Triệu chứng quai bị ở phụ nữ

Các chuyên gia cho biết triệu chứng quai bị ở phụ nữ xuất hiện khoảng 2 đến 3 tuần sau khi tiếp xúc với mầm bệnh. Một số người gần như không có triệu chứng hoặc có triệu chứng rất nhẹ. Tuy nhiên các triệu chứng đầu tiên thường gặp bao gồm:

  • Sốt, đau đầu hoặc đau nhức cơ toàn cơ thể;
  • Mệt mỏi, uể oải và ăn không ngon;
  • Buồn nôn, nôn;
  • Đau và sưng to một hoặc cả hai tuyến nước bọt (tuyến mang tai). Các mô khi sưng tấy sẽ đẩy góc tai lên trên và ra ngoài. Góc xương hàm phía dưới tai không còn nhìn thấy được nữa khi tình trạng sưng tấy ngày càng nặng;
  • Một số ít trường hợp còn sưng các tuyến dưới sàn miệng.

Theo CDC Hoa Kỳ, sau khi nhiễm virus khoảng 12-25 ngày, trung bình khoảng 16-18 ngày, người mắc bệnh quai bị ở nữ sẽ xuất hiện các triệu chứng đầu tiên như khó chịu, mệt mỏi, uể oải, sốt, buồn nôn, đau họng và đau bên góc hàm khiến ăn uống không ngon. Tuyến mang tai của người bệnh sẽ dần sưng to sau khoảng 1-3 ngày và giảm dần trong khoảng 1 tuần. Người bệnh có thể sưng tấy một hoặc cả hai bên tuyến nước bọt (tuyến mang tai), triệu chứng sưng sẽ không xảy ra cùng lúc. Một bên tuyến nước bọt bắt đầu sưng lên khi tuyến còn lại là đã giảm sưng.

dấu hiệu quai bị ở nữ

nhận biết quai bị ở nữ
Một số hình ảnh mô tả triệu chứng quai bị ở phụ nữ: đau và sưng to một hoặc cả hai tuyến nước bọt (tuyến mang tai)

Bệnh quai bị ở nữ lây qua đường nào?

Con người được xác định là ổ chứa và nguồn lây truyền chính của bệnh quai bị ở nữ. Bệnh lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp, người lành vô tình hít phải dịch tiết có chứa virus ở niêm mạc mũi họng khi người bệnh ho, hắt hơi, khạc nhổ hoặc giao tiếp. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus gây bệnh quai bị ở nữ bám chặt ở niêm mạc đường hô hấp trên và di chuyển đến nội tạng bằng đường máu và gây bệnh. Nguy cơ lây nhiễm mạnh mẽ nhất là khi người bệnh ở giai đoạn khởi phát bệnh.

Khi có dấu hiệu quai bị ở nữ hoặc nghi ngờ mắc bệnh, người bệnh cần nghỉ học, nghỉ làm và cách ly tại nhà, tránh đến những nơi đông người để hạn chế lây nhiễm bệnh cho những người xung quanh.

quai bị ở nữ

Quai bị ở nữ có nguy hiểm không?

CÓ THỂ! Bệnh quai bị ở nữ thông thường sẽ phục hồi trong vòng hai tuần nhưng có thể trở nên trầm trọng nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách. Ước tính có khoảng 1 trong số 15 trường hợp mắc biến chứng viêm buồng trứng ở phụ nữ sau độ tuổi dậy thì và gia tăng nguy cơ vô sinh (3). Tuy nhiên các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, uể oải và đau bụng dưới ở bệnh quai bị ở nữ thường hết sau khi cơ thể đã khỏi bệnh và tỷ lệ mắc biến chứng là rất thấp. Phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh quai bị ở tam cá nguyệt thứ nhất có khả làm tăng nguy cơ đẻ non hoặc sảy thai.

Các giai đoạn phát triển bệnh quai bị ở phụ nữ

Giai đoạn ủ bệnh: từ 12-25 tuần, trung bình khoảng 16-18 ngày. Ở giai đoạn này người bệnh gần như không có các triệu chứng hoặc có thì thường rất mơ hồ nên rất dễ lây lan mầm bệnh cho những người xung quanh nếu không có biện pháp phòng ngừa kịp thời.

Giai đoạn khởi phát: thường diễn ra trong 1-3 ngày. Triệu chứng quai bị ở nữ đầu tiên là đau nhức hai bên tai, thường đau trước ống tai, lan ra xung quanh tai, mức độ đau ở từng người là khác nhau và người bệnh gặp nhiều khó khăn trong ăn uống cũng như giao tiếp. Bên cạnh đó, người bệnh cũng kèm theo một số triệu chứng toàn thân như: sốt, mệt mỏi, uể oải, đau đầu hoặc đau nhức cơ toàn cơ thể. Người bệnh có thể cảm nhận được các cơn đau xung quanh khớp thái dương hàm, góc dưới xương hàm hay mỏm xương chũm,…

Giai đoạn toàn phát: thường diễn ra trong khoảng 1 tuần. Ở giai đoạn này các triệu chứng sưng đau tuyến nước bọt (còn gọi là tuyến mang tai) dần trở nên rõ rệt. Người bệnh có thể sưng tấy một hoặc cả hai bên tuyến nước bọt (tuyến mang tai), triệu chứng sưng sẽ không xảy ra cùng lúc. Một bên tuyến nước bọt bắt đầu sưng lên khi tuyến còn lại là đã giảm sưng.

Ngoài ra người bệnh có thể có các biểu hiện như sốt cao, mệt mỏi, uể oải, đau nhức toàn thân, hạch góc hàm và trước tai sưng đau khiến người bệnh gặp khó khăn trong ăn uống. Qua thăm khám có thể thấy biểu hiện viêm họng, ở trẻ nhỏ có thể có triệu chứng chảy máu cam.

Giai đoạn hồi phục: người bệnh dần hết sốt, tuyến mang tai giảm đau và đỡ sưng, phục hồi sức khỏe và bình thường trở lại sau khoảng 1-2 tuần.

Các biến chứng bệnh quai bị ở nữ

Tuy có diễn biến lành tính, nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh quai bị có thể khó kiểm soát, diễn biến nặng và người bệnh có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Biến chứng viêm buồng trứng là kết quả của tình trạng viêm phúc mạc hoặc viêm quanh tử cung lan rộng. Tuy nhiên, biến chứng này có tỷ lệ rất thấp chiếm khoảng 7% ở phụ nữ sau tuổi dậy thì. Trong một số trường hợp, người bệnh còn viêm mô vú (viêm vú).
  • Thai phụ nếu mắc bệnh quai bị ở tam cá nguyệt thứ nhất có khả làm tăng nguy cơ sinh non hoặc sảy thai.

Ngoài ra, bệnh quai bị ở nữ còn gây ra một số biến chứng khác như viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm tụy cấp tính, giảm lượng bạch cầu,… nhưng tỷ lệ rất thấp. Tuy nhiên, các chuyên gia nhấn mạnh những biến chứng này của bệnh quai bị ở nữ đặc biệt nguy hiểm bởi khó kiểm soát và có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp tính mạng của người bệnh.

Xem thêm:  Cốc nhựa gấp gọn - Giải pháp tiện lợi cho cuộc sống hiện đại

biến chứng quai bị ở nữ

Chẩn đoán bệnh quai bị ở nữ

Chẩn đoán quai bị ở nữ sớm sẽ giúp bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị hợp lý nhằm hạn chế các biến chứng có thể xảy ra. Theo đó, để chẩn đoán bệnh bác sĩ có thể dựa vào các dấu hiệu lâm sàng hoặc chỉ định người bệnh làm thêm một số xét nghiệm xác định mức độ tổn thương bệnh gây ra. Cụ thể:

  • Chẩn đoán lâm sàng: Bác sĩ sẽ quan sát các triệu chứng đặc trưng ở người bệnh như sốt, mệt mỏi, uể oải, đặc biệt là sưng đau một hoặc nhiều tuyến nước bọt (tuyến mang tai), ở nam có thể kèm viêm sưng tinh hoàn.
  • Chẩn đoán bằng phương pháp xét nghiệm: Hầu hết các trường hợp mắc bệnh quai bị ở nữ có các triệu chứng lâm sàng khá đặc trưng nên việc chỉ định xét nghiệm chỉ được sử dụng trong trường hợp cực kỳ cần thiết. Một số phương pháp thường được sử dụng như: xét nghiệm kháng thể (bao gồm kháng thể IgM, kháng thể IgG), nuôi cấy virus hoặc xét nghiệm vật liệu di truyền của virus, xét nghiệm máu.

Điều trị quai bị ở nữ

Hiện nay, bệnh quai bị ở nữ chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Các phương pháp điều trị có chung mục đích là giảm nhẹ các triệu chứng cho đến khi nhiễm trùng tự hết đồng thời kết hợp chăm sóc người bệnh để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra:

  • Đầu tiên, ngay khi có triệu chứng sốt, mệt mỏi, uể oải, đau sưng ở vùng tuyến nước bọt (tuyến mang tai), đau nhức toàn cơ thể cần đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán để xác định chính xác bệnh. Một số bệnh lý gây viêm tuyến nước bọt không nhất thiết do virus quai bị gây ra mà còn bởi các tác nhân khác vi khuẩn, virus khác, do đó ngay khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để chẩn đoán bệnh chính xác, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
  • Với các triệu chứng sốt hay đau nhức vùng tuyến nước bọt (tuyến mang tai), người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc hạ sốt và giảm đau theo chỉ định của bác sĩ phụ trách. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc kháng sinh hay bất cứ phương pháp điều trị nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ điều trị.
  • Sốt có thể khiến người bệnh tăng nguy cơ mất nước bởi quá trình trao đổi chất diễn ra liên tục, do đó cần tăng cường uống nước để bù lượng nước và các chất điện giải đã mất, có thể sử dụng Oresol để quá trình bổ sung đạt hiệu quả nhanh hơn.
  • Người bệnh có thể dùng phương pháp chườm mát để giảm bớt triệu chứng đau nhức hai bên mang tai.
  • Triệu chứng đau nhức tuyến nước bọt hai bên tai có thể khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc giao tiếp và ăn uống hàng ngày. Do đó, người chăm sóc bệnh nhân cần chế biến các món ăn lỏng, mềm, dễ ăn, dễ tiêu hóa như cháo, canh, soup. Hạn chế các thực phẩm cứng hoặc món ăn được chế biến nhiều gia vị cay, nóng hoặc chua sẽ không tốt cho người mắc bệnh quai bị ở nữ.
  • Trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh nên hạn chế đến những nơi đông người để hạn chế lây nhiễm. Tránh lo lắng, căng thẳng, hạn chế các hoạt động mạnh để giảm đau và ngủ đủ giấc bởi trong khi ngủ, cơ thể sẽ bước vào giai đoạn phục hồi sức khỏe, quá trình trao đổi chất và đảo thải độc tố diễn ra giúp người bệnh nhanh chóng phục hồ sức khỏe.
  • Đối với bệnh nhân nam nếu có biến chứng sưng viêm tinh hoàn hay ở bệnh nhân nữ có biến chứng sưng viêm buồng trứng cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ theo dõi chặt chẽ, tránh để lại những di chứng đáng tiếc về sau như teo tinh hoàn dẫn tới vô sinh.

Chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ khi mắc bệnh quai bị

Như đã chia sẻ, hiện nay, bệnh quai bị ở nữ chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Các phương pháp điều trị có chung mục đích là giảm nhẹ các triệu chứng cho đến khi nhiễm trùng tự hết đồng thời kết hợp chăm sóc người bệnh để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Trong quá trình điều trị, bên cạnh việc tuân thủ quy tắc điều trị của bác sĩ người chăm sóc bệnh nhân cũng cần lưu ý một số vấn đề chăm sóc cho phụ nữ khi mắc bệnh quai bị để người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe:

  • Người chăm sóc có thể dùng thuốc hạ sốt hoặc khăn ấm lau người cho bệnh nhân. Vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày để giúp tiêu diệt vi khuẩn. Tuyệt đối không tắm nước lạnh trong thời kỳ mắc bệnh và không nên tắm quá lâu.
  • Nghỉ ngơi trên giường để giảm các triệu chứng đau và cho đến khi hạ sốt.
  • Cách ly với những người trong gia đình để hạn chế nguy cơ lây lan bệnh
  • Cần chế biến các món ăn dạng lỏng, mềm dễ nuốt, dễ tiêu hóa nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng như chất đạm, chất xơ, các vitamin và khoáng chất thiết yếu nhằm nâng cao sức đề kháng cho người bệnh. Tránh các loại trái cây có tính axit cao vì có thể khiến tình trạng của bệnh thêm trầm trọng hơn.
  • Tránh các món ăn nhiều dầu mỡ và cay nóng.
  • Uống đủ nước mỗi ngày để quá trình đào thải độc tố diễn ra nhanh chóng.
  • Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng các loại thuốc hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng khi chưa có chỉ định của bác sĩ để tránh dẫn đến các di chứng đáng tiếc về sau.
chăm sóc phụ nữ mắc bệnh quai bị
Phụ nữ mắc bệnh quai bị cần nghỉ ngơi trên giường để giảm các triệu chứng đau và cho đến khi hạ sốt

Phòng ngừa bệnh quai bị ở nữ

Các Tổ chức Y tế uy tín trên thế giới khuyến cáo phương pháp đơn giản, hiệu quả và tốt nhất để phòng ngừa quai bị ở nữ là tiêm vắc xin phòng bệnh đủ liều đúng lịch. Mọi lứa tuổi đều có khả năng tạo miễn dịch với quai bị nếu được tiêm phòng đầy đủ.

vắc xin phòng bệnh quai bị

Hiện nay, trong tiêm chủng dịch vụ, vắc xin phòng bệnh quai bị ở nữ được cấp phép lưu hành và sử dụng rộng rãi là vắc xin dưới dạng tiêm kết hợp phòng 3 bệnh Sởi – Quai bị – Rubella bao gồm: vắc xin 3 trong 1 MMR II (Mỹ), MMR (Ấn Độ) và Priorix (Bỉ) với lịch tiêm cụ thể như sau:

Vắc xin MMR II (Mỹ) phòng ngừa bệnh Sởi – Quai bị – Rubella

Vắc xin MMR-II được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn Merck Sharp and Dohm (Mỹ), chỉ định tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn với phác đồ tiêm như sau:

Phác đồ tiêm Vắc xin MMR II (Mỹ) Trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên đến dưới 7 tuổi Trẻ từ 7 tuổi và người lớn Áp dụng lịch tiêm 02 mũi:

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: khi trẻ 4 – 6 tuổi, cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.

Áp dụng lịch tiêm 02 mũi:

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.

Vắc xin MMR (Ấn Độ) phòng ngừa bệnh Sởi – Quai bị – Rubella

Vắc xin MMR được nghiên cứu và phát triển bởi công ty Serum Institute of India Ltd (Ấn Độ), chỉ định cho trẻ em từ 12 tháng tuổi đến 10 tuổi với phác đồ tiêm như sau:

Phác đồ tiêm Vắc xin MMR (Ấn Độ)

Trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên đến dưới 7 tuổi Trẻ từ 7 tuổi và người lớn Áp dụng lịch tiêm 02 mũi:

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: khi trẻ 4 – 6 tuổi, cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.

Áp dụng lịch tiêm 02 mũi:

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.

Vắc xin Priorix (Bỉ) phòng ngừa bệnh Sởi – Quai bị – Rubella

Vắc xin Priorix được nghiên cứu và phát triển bởi tập Glaxosmithkline (GSK) – Bỉ, chỉ định tiêm chủng cho trẻ em từ 9 tháng tuổi và người lớn với phác đồ tiêm như sau:

Phác đồ tiêm Vắc xin Priorix (Bỉ)

Trẻ em từ 9 tháng tuổi đến dưới 12 tháng tuổi tại thời điểm tiêm lần đầu tiên (chưa tiêm vắc xin Sởi hay MMR II) Trẻ em từ 12 tháng tuổi đến dưới 7 tuổi Trẻ em từ 7 tuổi và người lớn Áp dụng lịch tiêm 03 mũi:

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi.
  • Mũi 2: cách mũi 1 là 3 tháng.
  • Mũi 3: cách mũi 2 là 3 năm hoặc hẹn lúc 4-6 tuổi.

Áp dụng lịch tiêm 02 mũi:

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi.
  • Mũi 2: cách mũi 1 là 3 tháng.

Áp dụng lịch tiêm 02 mũi:

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi.
  • Mũi 2: cách mũi 1 là 1 tháng.

Trong trường hợp có dịch: Khuyến cáo tiêm mũi 3, cách mũi 2 tối thiểu 1 tháng.

Phụ nữ được khuyến cáo nên hoàn tất lịch tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị ở nữ trước khi mang thai ít nhất 3 tháng. Đối với trường hợp tiêm vắc xin xong mới biết mình có thai, thai phụ cần thông báo với bác sĩ sản khoa để được theo dõi chặt chẽ trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, việc tiêm vắc xin phòng bệnh Sởi – Quai bị – Rubella trong thai kỳ không phải là yếu tố để tiến đến việc chấm dứt thai kỳ.

Quai bị ở nữ tuy không quá nguy hiểm nhưng có thể khiến người bệnh đối mặt với những biến chứng và hệ lụy lâu dài cho sức khỏe của bản thân. Tuy chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng mỗi người có thể chủ động phòng ngừa hiệu quả bệnh quai bị bằng cách chủ động tiêm vắc xin, đồng thời vệ sinh sạch sẽ nơi ở, thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh kịp thời.