Quản trị mạng là gì? Mô tả công việc, kỹ năng và trường đào tạo

Quản trị mạng

Quản trị mạng là một chuyên ngành trong ngành công nghệ thông tin – hiện đang là một ngành vô cùng hot hiện nay, những chuyên ngành trong công nghệ thông tin vô cùng đa dạng và có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Ở bài viết này, ta sẽ được tìm hiểu chi tiết về Quản trị mạng cũng như công việc và môi trường đào tạo của ngành này, cùng theo dõi bài viết nhé!

I. Quản trị mạng là gì?

Quản trị mạng là một công việc được thực hiện trên máy tính có nhiệm vụ thiết kế hệ thống bảo mật cho hệ thống thông tin mạng và tiến hành quản lý, bảo vệ, sửa chữa hệ thống và ngăn cản những kẻ có ý định đánh cắp thông tin, dữ liệu hoặc phá hỏng hệ thống.

Ngoài ra, Quản trị mạng được chia ra làm hai mảng lớn đó chính là Quản trị mạng văn phòng và Quản trị hệ thống lớn. Người làm công việc Quản trị mạng văn phòng sẽ cần có nhiều kiến thức như thành thạo Win2k3, WinXP hay Unix để có thể bảo mật hệ thống, quản trị website cho công ty, doanh nghiệp. Còn đối với người làm công việc Quản trị hệ thống lớn thì người làm Quản trị mạng buộc phải có vốn kiến thức ở mức rất cao, trước hết là cần phải có khả năng nắm vững số kiến thức như CCNA, Unix, Firewall, Storage, Sun, Security,… và phải có kinh nghiệm tiếp xúc với những thiết bị cao cấp của Cisco, Nortel, Alcatel,…

Tìm việc làm, Tuyển dụng công nghệ thông tin có thể bạn quan tâm:

– Nhân viên IT Phân tích nghiệp vụ (BA)

– Nhân viên IT Triển khai nội bộ

II. Công việc của nhân viên Quản trị mạng

Quản lý công cụ bảo mật mạng, ngăn chặn các xâm nhập có tính đe dọa và chịu trách nhiệm duy trì mạng máy tính nội bộ của một công ty chính là một trong các nhiệm vụ của một nhân viên Quản trị mạng thường sẽ phải đảm nhận hàng ngày tại công ty. Ngoài ra, nhân viên Quản trị mạng phải có nhiệm vụ giám sát hiệu suất mạng và tối ưu hóa mạng để có tốc độ và tính sẵn sàng tối ưu; xác định, khắc phục, giải quyết và ghi nhận các vấn đề kết nối và hiệu suất mạng; cài đặt và duy trì phần cứng mạng, hỗ trợ điện thoại đường dây cứng và các thiết bị viễn thông nối mạng khác; triển khai, duy trì các hệ thống sao lưu và khôi phục khẩn cấp cho các máy chủ mạng quan trọng và nâng cấp phần mềm mạng; điều chỉnh quyền truy cập của người dùng vào các file nội bộ để bảo vệ, chống các xâm nhập không đáng có và bảo trì các máy tính hoạt động trong công ty.

III. Tố chất cần để trở thành nhà Quản trị mạng

1. Kiến thức cơ bản

Kiến thức cơ bản tốt chắc chắn sẽ là bước đệm để nâng cao khả năng làm một công việc mang tính chuyên môn nói chung và trở thành nhà Quản trị mạng nói riêng. Vì vậy, bạn cần phải nắm rõ các kiến thức cơ bản và nền tảng về máy tính; nắm được các nguyên tắc xây dựng, cài đặt và cấu hình, vận hành và quản trị, bảo trì hệ thống mạng máy tính và hiểu rõ các phương thức tấn công mạng để tiến hành các biện pháp bảo vệ phù hợp.

2. Kinh nghiệm chuyên môn

Để trở thành một nhà Quản trị mạng có thể làm việc trong các công ty thì kiến thức cơ bản thôi là chưa đủ. Kinh nghiệm chuyên môn chính là yếu tố quyết định xem nhà tuyển dụng sẽ nhìn bạn, đánh giá bạn như thế nào, có phù hợp với công ty hay không. Để được đánh giá cao, bạn phải có kinh nghiệm trong việc cài đặt, cấu hình và quản trị hệ thống mạng sử dụng Windows Server, hệ điều hành mã nguồn mở, các dịch vụ: RRAS, DNS, Mail, Web, DHCP,…; kinh nghiệm trong việc khai thác các ứng dụng trên hệ thống mạng, thi công hệ thống mạng cho doanh nghiệp nhỏ và trung bình; kinh nghiệm trong việc vận hành, quản trị hệ thống website, thư điện tử và đảm bảo an toàn thông tin của hệ thống, bảo trì hệ thống. Vì vậy, để chiếm được số điểm cao trong con mắt của các nhà tuyển dụng, bạn nên tích lũy các kinh nghiệm trên sớm nhất có thể để dễ dàng trở thành một nhà Quản trị mạng.

3. Kỹ năng nghề nghiệp

– Kỹ năng giải quyết vấn đề: Việc hoạt động liên tục để thiết lập và cấu hình các hệ thống bảo mật chắc chắn sẽ có xảy ra các vấn đề phát sinh cần được giải quyết ngay, nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cả hệ thống. Vì vậy mà người Quản trị mạng cần có kỹ năng giải quyết vấn đề để có thể kịp đưa ra phương án giải quyết, khắc phục sự cố.

– Kỹ năng tổ chức, sắp xếp: Cách tổ chức và sắp xếp các thông tin trong hệ thống có khoa học, logic sẽ giúp việc bảo mật thông tin được diễn ra một cách hiệu quả hơn. Ngoài ra, việc có khả năng tổ chức, sắp xếp các yếu tố trong hệ thống sẽ giúp hệ thống có thể được sửa chữa dễ dàng hơn nếu xảy ra sự cố.

– Kỹ năng làm việc nhóm: Hệ thống mạng là một hệ thống có quy mô rộng, đặc biệt là các hệ thống ở các doanh nghiệp lớn. Chính vì điều đó, để có thể quản lý được hệ thống ấy buộc các công việc như xây dựng, vận hành, bảo trị hệ thống phải được phân công rõ ràng cho các thành viên trong nhóm Quản trị mạng của công ty. Việc có kỹ năng làm việc nhóm sẽ giúp bạn thích nghi và hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất.

– Kỹ năng lên kế hoạch: Đây là một kỹ năng vô cùng cần thiết cho một nhà Quản trị mạng, việc lên kế hoạch cẩn thận trước khi tiến hành cấu hình hệ thống sẽ giúp giảm thiểu số lượng lỗi của hệ thống và giảm thời gian hoàn thành công việc, đem lại sự tín nhiệm từ các nhân viên khác. Vì vậy, bạn nên rèn luyện kỹ năng lên kế hoạch nếu đang có ý định trở thành một nhà Quản trị mạng.

– Kỹ năng tư duy logic: Các ngành trong phạm vi Công nghệ thông tin đều bắt buộc người trong nghề phải có kỹ năng tư duy logic. Đây là kỹ năng khá quan trọng chịu trách nhiệm giúp nhân viên Quản trị mạng có thể xác định được nguồn gốc của vấn đề và đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất.

– Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp tốt sẽ giúp bạn có khả năng trao đổi thông tin đối với những người đồng nghiệp chung team, đối tác một cách dễ dàng hơn. Đây là kỹ năng không quá quan trọng nhưng cũng không quá khó để có thể rèn luyện chúng, có kỹ năng giao tiếp sẽ là một điểm cộng giúp bạn thành công hơn trong công việc.

– Khả năng nghiên cứu: Liên tục tìm tòi, nghiên cứu và khắc phục các lỗ hỏng của hệ thống bảo mật là công việc của các nhà Quản trị mạng. Vì vậy, nếu muốn trở thành một nhà Quản trị mạng bạn buộc phải có kỹ năng nghiên cứu để hỗ trợ trong công việc của mình.

– Quản trị dự án: Khi trở thành một nhà Quản trị mạng, bạn sẽ không tránh khỏi những trường hợp phải nhận và quản lý các dự án. Có khả năng quản trị các dự án tốt sẽ giúp dự án của bạn hoàn thành tốt hơn, nhanh hơn và đạt được nhiều tín nhiệm của cấp trên hơn, giúp sự thăng tiến trong công việc dễ dàng hơn.

IV. Yêu cầu bằng cấp đối với nghề Quản trị mạng

Bằng cử nhân hoặc bằng thạc sĩ về Quản trị mạng, Khoa học máy tính, Kỹ thuật hết thống hoặc lĩnh vực có liên quan là hành trang để bạn có thể bước vào nghề Quản trị mạng. Ngoài ra, người làm Quản trị mạng còn có thể học thêm và lấy các chứng chỉ mạng như chứng chỉ quản trị mạng của Cisco (CCNA), chứng chỉ chuyên gia về hệ thống (CCNP), kỹ sư hệ thống của Microsoft (MCSE), chuyên gia mạng internet của Cisco (CCIE), Network+, A+, Security+,…

Tuy vậy, ngoài các bằng cử nhân và các chứng chỉ mạng được nêu trên bạn còn có thể tham gia các khóa đào tạo định tuyến và chuyển mạch và đào tạo an ninh mạng, quản trị hệ thống, cài đặt và cấu hình mạng LAN & WAN. Đây là những chứng chỉ giúp bạn có thêm các điểm cộng để dễ dàng cạnh tranh với những đối thủ khác. Các chứng chỉ, bằng cấp về tiếng Anh cũng hết sức quan trọng, vì đa phần các tài liệu trên mạng và trên thị trường đều được ghi nhận bằng tiếng Anh.

Xem thêm:  Rakhoi-tv.store - Nền tảng xem trực tiếp bóng đá hàng đầu Việt Nam

V. Cơ hội nghề nghiệp ngành Quản trị mạng

1. Định hướng phát triển nghề quản trị mạng

Ứng dụng của ngành Công nghệ thông tin ngày càng rộng vì đem lại hiệu quả cao trong việc quản lý và kinh doanh. Vì vậy mà nhu cầu nhân lực về ngành Công nghệ thông tin nói chung và ngành Quản trị mạng nói riêng của các doanh nghiệp vô cùng cao, tuy nhiên công việc của các chuyên viên Quản trị mạng sẽ khác nhau tùy thuộc vào mô hình doanh nghiệp. Nếu một chuyên viên Quản trị mạng làm việc ở những doanh nghiệp lớn như hàng không, viễn thông, ngân hàng,… thì sẽ có đa dạng các công việc cần làm do những doanh nghiệp này thường sẽ có một văn phòng riêng về Quản trị mạng và chứa tới hàng chục, hàng trăm nhân viên. Công việc của những nhân viên ở đây sẽ được phân cấp theo cấp bậc và năng lực của nhân viên và có liên quan đến máy tính, hạ tầng, dịch vụ mạng, băng thông,…Còn nếu một chuyên viên Quản trị mạng làm việc ở các công ty quy mô vừa sẽ đảm nhận các công việc như khắc phục các lỗi của máy móc, hệ thống bảo mật, tường lửa của công ty; hỗ trợ các nhân viên khác ở một số thao tác khó; đề xuất mua các thiết bị hỗ trợ phù hợp với nhu cầu và điều kiện kinh tế của công ty. Ngoài ra, nếu bạn làm nhân viên Quản trị mạng ở một công ty nhỏ thì bạn buộc phải có kiến thức rộng ở hầu hết các mảng vì ở những nơi này nhân viên Quản trị mạng chỉ có từ 1 – 2 người.

2. Mức lương và môi trường làm việc quản trị mạng

Nhân viên Quản trị mạng thường có mức lương giao động ở khoảng 69.000 USD một năm, tương đương với hơn 1 tỷ VND. Tuy nhiên thì mức lương của người làm Quản trị mạng nói riêng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như năng lực, chức vụ, kinh nghiệm của người làm. Nếu người làm ở chức Quản lý mạng sẽ có mức lương trung bình năm ở khoảng 73.000 USD; Quản trị mạng Cisco sẽ có mức lương khoảng 80.000 USD; Thiết kế mạng sẽ ở mức 81.000 USD một năm; ở vị trí Chuyên gia bảo trì mạng thì mức lương trung bình năm có thể lên tới 90.000 USD. Ngoài ra, ở mức lương cao hơn giao động ở 105.000 USD đến 114.000 USD sẽ thuộc về các vị trí như Kiến trúc sư mạng, Kiến trúc sư mạng Cisco, Kỹ sư mạng Cisco CCIE. Có thể thấy, mức lương của nghề Quản trị mạng khá ổn định, nhưng để có thể đạt được mức lương như vậy là không hề dễ dàng, người làm nghề Quản trị mạng phải thực sự rất có tinh thần cố gắng và cầu tiến mới có thể đạt được mức lương như mong muốn.

3. Cơ hội việc làm và thăng tiến nghề quản trị mạng

Cơ hội việc làm của Quản trị mạng vô cùng lớn vì ngày càng có nhiều các doanh nghiệp, công ty chú trọng đến mạng bảo mật thông tin mạng. Do đó, người học nghề Quản trị mạng sẽ không phải lo lắng đến vấn đề việc làm mà chỉ cần tập trung vào việc phát triển các thế mạnh, khắc phục những điểm yếu của bản thân đối với công việc. Ngoài việc có cơ hội việc làm cao thì khả năng thăng tiến công việc của ngành Quản trị mạng cũng vô cùng lớn. Nếu là một nhân viên Quản trị mạng bình thường, bạn sẽ phải xử lý các sự cố mạng; nâng cấp và khắc phục các sự cố có liên quan đến hệ thống mạng máy tính; quản lý máy chủ và hệ điều hành; triển khai và cập nhật phần mềm;… Còn ở vị trí khác như vị trí Kỹ sư mạng thì sẽ chịu trách nhiệm thiết kế và cài đặt, cấu hình hệ thống mạng; xây dựng tài liệu và thiết lập các tiêu chuẩn liên quan; thiết kế, cài đặt những giải pháp mới, cải tiến hệ thống mạng hiện hữu; giải quyết các sự cố liên quan đến hệ thống mạng; xây dựng các quy trình, tiêu chuẩn quản lý và sử dụng hệ thống mạng;…

VI. Nên học quản trị mạng hay lập trình máy tính?

Trong thời đại 4.0 ngày càng phát triển như hiện nay thì ngành Công nghệ thông tin đang có nhu cầu về nhân lực vô cùng cao. Và tùy vào các mảng, bộ phận mà các công ty sẽ tuyển nhân viên ở các bộ phận khác nhau bao gồm cả Quản trị mạng và Công nghệ thông tin. Vì vậy, học Quản trị mạng hay Công nghệ thông tin cũng đều có thể phát triển được nghề nghiệp vì hệ thống phần cứng hay phần mềm đều là những thị trường tiềm năng trong hiện tại và trong tương lai. Theo thống kê của Hội Tin học TP.HCM thì hiện cả nước có trên 300 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, trong đó có khoảng 40% đơn vị là nhân viên quản trị mạng,…còn lại khoảng 60% chính là các đơn vị lập trình viên. Tuy nhiên, dù hoạt động ở mảng nào đi chăng nữa thì người làm việc phải luôn luôn chau dồi thêm kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân để không bị tuột dốc về sau và luôn phát triển trên con đường sự nghiệp.

VII. Các trường đào tạo ngành Quản trị mạng uy tín

1. Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia Hà Nội

Trường được thành lập từ năm 1956 với một tầm nhìn vô cùng lớn đó chính là trở thành một đại học nghiên cứu hàng đầu khu vực với nòng cốt là kỹ thuật và công nghệ, tác động quan trọng vào phát triển nền kinh tế tri thức và góp phần gìn giữ an ninh, hòa bình đất nước, tiên phong trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Đến nay, trường đã có hơn 35.000 sinh viên bao gồm các sinh viên đang theo học, học viên cao học và cựu sinh viên.

2. Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Đây là ngôi trường nằm trong top những ngôi trường đại học chuyên ngành kỹ thuật lớn của Việt Nam và được xếp trở thành trường đại học trọng điểm quốc gia. Tính đến năm 2020, trường đã có cho mình trên 930 giảng viên; trong đó có 9 giáo sư, 103 phó giáo sư, trên 388 tiến sĩ, trên 443 thạc sĩ và 99 giảng viên có trình độ đại học. Ngoài ra, trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh còn cung cấp rất nhiều các chương trình học cho các sinh viên thoải mái lựa chọn như: Chương trình đại trà, chương trình Kỹ sư chất lượng cao Việt – Pháp, chương trình Kỹ sư tài năng, chương trình đào tạo quốc tế bậc Đại học và Sau Đại học.

3. Trường Đại học Công nghệ Hà Nội

Trường Đại học Công nghệ Hà Nội có tên tiếng Anh là VNU University of Engineering and Technology (UET). Đây là ngôi trường thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội và có hỗ trợ đào tạo hơn 15 chuyên ngành từ trình độ Đại học đến trình độ sau đại học. Trong đó, ngành điển hình là ngành Công nghệ thông tin – có hỗ trợ chương trình Chuẩn và Chất lượng cao, Khoa học máy tính – là chương trình Chất lượng cao đáp ứng Thông tư 23 của Bộ GD&ĐT, Hệ thống thông tin, Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu.

4. Trường Đại học Công nghệ Thông tin

Trường Đại học Công nghệ Thông tin là ngôi trường tọa lạc tại Thành phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh. Đây là ngôi trường có chất lượng cao về việc giảng dạy các chuyên ngành có liên quan đến công nghệ thông tin và là một trong những thành viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Trường còn có chương trình đào tạo tiến sĩ ngành Khoa học máy tính và ngành Công nghệ thông tin.

5. Học viện Kỹ thuật Mật mã

Đây là một trường đại học công lập trực thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ, được thành lập ngày 17/2/1995. Trường có chức năng đào tạo cán bộ có trình độ đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học kỹ thuật mật mã của ngành Cơ yếu Việt Nam. Học viện Kỹ thuật Mật mã có chức năng đào tạo lên đến 7 khoa, bao gồm: Khoa Mật mã, An toàn thông tin, Công nghệ thông tin, Điện tử, Lý luận chính trị, Cơ bản, Quân sự và Giáo dục thể chất.

6. Trường Đại học FPT

Một ngôi trường chắc hẳn sẽ không hề xa lạ đối với những bạn trẻ hiện nay đó chính là trường Đại học FPT. Đây là ngôi trường dân lập sở hữu cho mình hệ thống cơ sở vật chất vô cùng hiện đại do tập đoàn FPT đầu tư và phát triển 100%. Với việc liên tục giảng dạy đi cùng với sứ mệnh “Cung cấp năng lực cạnh tranh toàn cầu cho đông đảo người học, góp phần mở mang bờ cõi trí tuệ đất nước”, trường Đại học FPT đã đào tạo ra được những thế hệ sinh viên chất lượng cao và đạt được những thành tích đáng được ghi nhận.

Xem thêm:

– Cách viết mục tiêu nghề nghiệp IT trong CV chuẩn và ấn tượng

– BackEnd là gì? Sự khác nhau giữa FrontEnd và BackEnd

– ICT là gì? Ứng dụng trong ngành IT và mọi lĩnh vực đời sống

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn các thông tin quan trọng cần biết về công việc quản trị mạng. Rất mong bài viết sẽ giải đáp được những thắc mắc của bạn về ngành nghề quản trị mạng, nếu có góp ý hoặc câu hỏi hãy để lại chúng ở phần bình luận và hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau!