Senior là gì trong cấp bậc công việc và khác gì với junior?

senior là gì

Senior là gì? Bước vào môi trường làm việc, bạn có thể nhìn thấy rất nhiều thuật ngữ như senior, junior, intern, fresher… Vậy bạn đã hiểu hết ý nghĩa của các từ này và chúng có gì khác nhau? Hãy cùng đi tìm câu giải đáp trong nội dung sau đây nhé.

Senior là gì trong cấp bậc công việc và khác gì với junior?

Giải thích Senior là gì?

“Senior là chức danh được trao cho chuyên gia có nhiều kinh nghiệm hơn trong ngành, cũng như lượng kiến ​​thức mà họ có thể chia sẻ với những người khác.”

Như với hầu hết các vị trí, lượng kinh nghiệm cần thiết cho vị trí cấp cao senior phụ thuộc vào vai trò và yêu cầu riêng của công ty. Nhân viên cần phải làm việc ngành đủ lâu để có được các kỹ năng mềm cũng như kỹ năng cứng vững chắc, thường là khoảng từ 5 đến 8 năm.

Thăng tiến từ nhân viên vào một vị trí cấp cao

Trở thành senior đòi hỏi nhiều trách nhiệm hơn so với nhân viên. Do đó, có một số bước mà công ty thường thực hiện để hỗ trợ nhân viên mới hoặc khi thăng chức cho nhân viên lên vị trí cấp cao, bao gồm:

Nâng cao nhiệm vụ: đây là cách để đưa nhân viên từ từ lên vị trí cấp cao, bằng cách giao cho họ các nhiệm vụ hoặc thử thách cao hơn vai trò của họ.

Đào tạo khả năng lãnh đạo: điều này có nghĩa là cung cấp cho họ các khóa đào tạo bổ sung để nâng cao các kỹ năng mềm, bao gồm cả khả năng lãnh đạo hoặc quản lý dự án.

Đưa ra lời khuyên: đưa ra lời khuyên cá nhân cho nhân viên hoặc các lĩnh vực cần phát triển để chuẩn bị cho họ đảm nhận vị trí cấp cao.

Sự khác biệt giữa fresher, junior, senior là gì?

Fresher là ứng viên có 0 năm kinh nghiệm chuyên môn. Không có kinh nghiệm làm việc có nghĩa là người này vẫn đang học đại học hoặc đã tốt nghiệp đại học cách đây không quá 2 năm.

Junior có khoảng 2-3 năm kinh nghiệm trong một lĩnh vực chuyên môn nhất định. Họ nhận được các nhiệm vụ ít phức tạp hơn lúc đầu, họ vẫn cần sự giúp đỡ của cấp trên ở một mức độ nào đó.

Trong khi đó, senior thường là một chuyên gia có trình độ và chịu trách nhiệm hướng dẫn cho các thành viên trẻ hơn trong nhóm.

Senior manager là gì?

Senior được hiểu là quản lý cấp cao, có nhiều trách nhiệm giống như người quản lý, mặc dù ở cấp độ chiến lược hơn. Họ thường có hơn 10 năm kinh nghiệm quản lý và chuyên về một lĩnh vực kinh doanh cụ thể.

Trách nhiệm của người quản lý cấp cao bao gồm:

  • Hướng dẫn, kèm cặp, quản lý cán bộ quản lý;
  • Phê duyệt nhu cầu tuyển dụng và quyết định sa thải;
  • Đặt mục tiêu của tổ chức;
  • Đưa ra những quyết định khó khăn;
  • Quản lý ngân sách của bộ phận;
  • Tối đa hóa hiệu suất của nhân viên.
Xem thêm:  Hình vẽ váy công chúa - Cách vẽ và tạo cảm hứng cho trẻ em

Những kỹ năng mà senior cần trang bị

Khác với các vị trí nhân viên, senior đòi hỏi nhiều kỹ năng hơn. Vậy kỹ năng cần thiết đối với các senior là gì?

Sự nhạy bén trong kinh doanh

Ở những vai trò cấp thấp, bạn có thể thực hiện khá tốt và hoàn thành tốt công việc của mình mà không cần suy nghĩ quá nhiều về phần còn lại của công việc kinh doanh hoặc hoàn cảnh bên ngoài.

Tuy nhiên, khi bạn tiến tới vị trí cấp cao, bạn sẽ cần phát triển nhận thức về cách vai trò và bộ phận của bạn tác động đến phần còn lại của doanh nghiệp và các lực lượng bên ngoài ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của doanh nghiệp bạn.

Tư duy chiến lược và kỹ năng lập kế hoạch

Lập kế hoạch và tư duy chiến lược sẽ giúp các nhà quản lý vạch ra những công việc cần phải làm để phát triển. Vì vậy, bên cạnh việc tập trung vào nhiệm vụ hiện tại, bạn cần lên kế hoạch cho tương lai. Điều này có nghĩa là bạn sẽ phải đặt các ưu tiên phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình, xem xét các chính sách và tham gia khóa đào tạo để quản lý hoạt động của nhóm.

Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp rõ ràng và phù hợp với nhân viên, khách hàng, đồng nghiệp và cấp trên tạo nền tảng vững chắc cho tinh thần đồng đội và hợp tác tốt.

Trí tuệ cảm xúc

Trí tuệ cảm xúc thường được coi là một phẩm chất của lãnh đạo, có thể học hỏi và phát triển. Đây là khả năng quản lý cảm xúc của chính bạn cũng như cảm xúc của những người xung quanh bạn. Các khía cạnh quan trọng của trí tuệ cảm xúc bao gồm sự đồng cảm, quản lý mối quan hệ, nhận thức bản thân và nhận thức xã hội. Bạn có thể phát triển trí tuệ cảm xúc của mình bằng cách rèn luyện kỹ năng lắng nghe, cởi mở với những lời chỉ trích mang tính xây dựng và luôn tự nhận thức.

Tinh thần đồng đội

Không thể phủ nhận tầm quan trọng của tinh thần đồng đội đối với các senior. Nó giúp họ đạt được mục tiêu nhanh hơn và hiệu quả hơn, đồng thời giao tiếp được đơn giản hóa. Ngoài ra, tinh thần đồng đội hiệu quả dựa trên ý thức hợp tác và tin tưởng mạnh mẽ. Đây là lý do tại sao các thành viên trong nhóm thường được hưởng lợi khi làm việc cùng nhau.

Những câu hỏi phỏng vấn phổ biến khi ứng tuyển vào vị trí senior

Bạn đam mê điều gì?

Bạn nhìn thấy mình như thế nào trong 5 năm tới?

Đã bao giờ bạn đưa ra một quyết định khó khăn và đó là gì?

Bạn sử dụng loại quy trình nào khi đưa ra một quyết định khó khăn?

Bạn đã bao giờ phá vỡ một quy tắc? Quy tắc là gì, và tại sao?

Bạn sẽ giải quyết căng thẳng giữa bạn và nhân viên của bạn ra sao?

Bạn ứng xử thế nào với đối thủ cạnh tranh lớn nhất của chúng tôi?

Như vậy là chúng ta đã hiểu được senior là gì cùng với sự khác biệt với junior và fresher. Nhu cầu senior ngày càng trở nên cao hơn và bạn có thể tìm thấy các vị trí senior phù hợp ở các trang web uy tín như CareerLink.vn.

Huỳnh Trâm