Thế giới ảo đang trở thành một phần không thể tách rời trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, trong đó có Decentraland và The Sandbox. Trong bài viết này Tạp chí Crypto sẽ giúp bạn so sánh MANA và SAND cùng làm rõ sự phát triển chung của Metaverse để có cái nhìn rõ ràng về tính năng, ứng dụng và triển vọng của hai vũ trụ ảo này.
Metaverse là gì?
Metaverse là một thuật ngữ mô tả một thế giới ảo đa chiều, mở và có tính liên kết chặt chẽ với thế giới thực. Metaverse gần như là phiên bản của thế giới thực khi tạo ra một môi trường đa dạng và có khả năng tương tác giữa những con người ảo với nhau.
Trong metaverse, người dùng có thể tạo và tùy chỉnh các avatar (nhân vật ảo) để đại diện cho mình. Bạn có thể mua đất, xây nhà, mở cửa hàng, tham gia các hoạt động kết nối với những nhân vật ảo khác. Không những thế, Metaverse còn có thể tạo ra lợi nhuận bằng một mô hình kinh doanh rõ ràng.
Trong khi thế giới thực đã gần như bị khai thác hết các tính năng thì Metaverse được coi như một mảnh đất màu mỡ để các công ty lớn khai tác lượng người dùng khổng lồ. Mở đầu là gã khổng lồ công nghệ Facebook khi đã tiên phong phát triển vũ trụ ảo cho riêng mình vào cuối năm 2021. Mặc dù Metaverse chưa thực sự tạo được tiếng vang như AI đang càn quét nhưng ngành này đã thu hút được rất nhiều tập đoàn tham gia như Meta, Apple, Nvidia, Epic Games, Roblox…
Decentraland (MANA) là gì?
Decentraland (MANA) là một nền tảng vũ trụ ảo (metaverse) được xây dựng trên công nghệ blockchain, MANA giúp người tham gia tạo dựng, khám phá và tương tác với nhau trong môi trường ảo. Decentraland là một dự án phi tập trung, sẽ không có một tổ chức hay cá nhân nào kiểm soát hoặc quản lý hoàn toàn nền tảng này.
Dự án này được ra mắt vào cuối năm 2017 nhưng không thực sự tạo được tiếng vang vào thời điểm đó. Sự phát triển đột phát bắt đầu vào cuối năm 2021 khi Meta của Facebook nổ phát súng đầu tiên khiến ngành công nghiệp này chính thức trỗi dậy sau bao năm ngủ yên.
Đồng tiền ảo của Decentraland được gọi là MANA, người dùng có thể sử dụng MANA để mua, bán và giao dịch các tài sản ảo như bất động sản, nhà, vật phẩm trang trí và nhiều thứ khác. Điểm nổi bật nhất của Decentraland là việc phát triển các quỹ đất tương nhự như bất động sản ngoài đời thật, MANA sẽ là tiền tệ để bạn có thể mua đất, xây nhà và bán cho người tham gia khác.
Nhờ vào công nghệ blockchain, Decentraland có sự minh bạch về giao dịch mua bán giữa những người dùng trên nền tảng của mình. Do đó đây là dự án được đánh giá cao khi vừa có blockchain và vừa có sự phi tập trung cùng kết hợp.
Các tính năng chính của Decentraland (MANA)
Metaverse phi tập trung
Decentraland được xây dựng trên công nghệ blockchain, cho phép mọi người tham gia vào một thế giới ảo phi tập trung. Với mô hình hoạt động đó sẽ không có một tổ chức hay cá nhân nào kiểm soát hoặc quản lý hoàn toàn nền tảng này.
Việc một dự án phi tập trung hoàn toàn được đánh giá cao, theo đó mọi hoạt động quản trị hay đề xuất cải tiến sẽ đều do cộng đồng quyết định.
Tài sản và bất động sản ảo
Trong Decentraland, mọi người đều có thể sử dụng MANA để mua bất động sản và nhà, không những thế bạn có thể cải tiến và xây dựng và bán cho người chơi khác.
Khả năng tương tác đa dạng
Trong Metaverse của Decentraland, người tham gia có thể tương tác tương tự như thế giới thực, đây là mạng xã hội giúp kết nối mọi người với nhau. Bạn có thể tham gia vào các sự kiện xã hội, thăm quan các địa điểm ảo, tham gia vào hoạt động giải trí và thương mại.
Khả năng tùy chỉnh tài sản
Những lô đất hoặc căn nhà khi bạn sở hữu hoàn toàn có thể sáng tạo bằng cách mua thêm, thay thế, trang trí theo một ngôn ngữ hoặc một sự sáng tạo cá nhân nào đó. Không có bất kỳ giới hạn nào trong nền tảng này, bạn có thể sáng tạo không giới hạn.
Bảo mật tốt
Nhờ sử dụng công nghệ blockchain, Decentraland có sự công khai về dữ liệu rất tốt. Theo đó, toàn bộ các giao dịch và các hợp đồng đều được ghi trên mạng blockchain mang tới sự minh bạch cho tất cả mọi người.
The Sandbox SAND Coin là gì?
The Sandbox cũng là một dự án Metaverse được xây dựng dựa trên công nghệ blockchain. SAND cho phép người tham gia tạo, chia sẻ và trải nghiệm nội dung tùy chỉnh trong một môi trường ảo. Tương tự như Decentraland , The Sand Box cung cấp cho người tham gia mọi tài nguyên, bạn có thể sáng tạo các Land. Những cảnh quan, kiến trúc, vật phẩm và các nội dung độc đáo theo phong cách cá nhân bạn đều có thể tự thực hiện được.
SAND được sử dụng làm đơn vị tiền tệ trong Metaverse của The Sandbox, SAND giúp mua bán và giao dịch các mảnh đất trong vũ trụ ảo này.
Một điểm đặc biệt của The Sandbox là tính năng “Play to Earn“, một mô hình giúp người tham gia chơi game và kiếm được tiền. Bạn có thể tạo một mô hình kinh doanh cho riêng mình, bạn sẽ thu được SAND khi có khách hàng mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ.
Các tính năng chính của The Sandbox (SAND)
Play to Earn
The Sandbox thúc đẩy tính năng “chơi và kiếm”, cho phép người dùng kiếm thu nhập từ việc tạo dựng và kinh doanh nội dung của mình. Khi có người sử dụng dịch vụ hoặc khi bán được tài sản bạn đều có thể kiếm được SAND và quy đổi ra tiền mặt.
Mô hình kinh doanh đa dạng giúp người chơi có thể tạo ra rất nhiều những dịch vụ, giải trí, trò chơi… không giới hạn trong Metaverse của The Sandbox.
Mua bán tài sản
Khi tham gia bạn có thể bỏ tiền để mua lại những mảnh đất và xây nhà, phát triển hoặc mua lại các tài sản khác để kinh doanh. Tới một thời điểm nào đó có người chơi khác quan tâm mô hình của bạn họ sẽ mua với mức giá cao hơn.
Trong Metaverse của The Sandbox bạn không chỉ bán đất mà còn rất nhiều hàng hóa có thể mua như các vật phẩm và những nội dung sáng tạo khác.
Tính kết nối cao
The Sandbox khuyến khích sự hợp tác và phát triển cộng đồng, những người chơi có thể liên kết để xây dựng những dự án lớn hơn tương tự như hợp tác làm ăn trong thế giới thực vậy. “Một cây làm chẳng nên non – ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, Metaverse này luôn khuyến khích sự kết nối nhằm gia tăng khả năng sáng tạo và chia sẻ kinh nghiệm.
Bảo mật và an toàn
Với công nghệ blockchain là cốt lõi The Sandbox thừa hưởng sự công khai minh bạch của các giao dịch mua bán. Người tham gia có dữ liệu để phân tích và đưa ra chiến lượng kinh doanh tốt hơn trong vũ trụ ảo này.
So sánh MANA và SAND
MANA và SAND là hai token chính của hai dự án Metaverse đình đám này. Ngoài chức năng là tiền tệ lưu thông chính trong từng dự án thì cả MANA và SAND đều có những chứng năng khác nữa, dưới đây là so sánh MANA và SAND.
Tính thanh khoản
MANA và SAND đều là hai loại tiền ảo được sử dụng trong Metaverse của Decentraland và The Sandbox. Tuy nhiên hai dự án này có thời điểm ra mắt khác nhau nên có sự khác biệt về cộng đồng người tham gia.
Tuy nhiên tại thời điểm sau hai năm kể từ khi cơ sốt Metaverse qua đi vốn hóa của MANA và SAND đã gần như cân bằng nhau trên thị trường giao ngay. Với khối lượng giao dịch hàng ngày khá lớn giúp những người tham gia hai dự án này có được tính thanh khoản ổn để quy đổi tiền ảo sang tiền pháp định.
Mục tiêu và cách tiếp cận
Decentraland tập trung vào việc xây dựng một thế giới ảo phi tập trung mở, người tham gia có thể tạo, sở hữu và giao dịch những tài sản đó. The Sandbox tập trung vào việc cung cấp một nền tảng trên mạng blockchain cho phép mọi người có thể tự xây dựng vũ trụ ảo cùng khả năng kết nối cộng đồng mạnh mẽ.
Cộng đồng và sự phát triển
Cả MANA và SAND đều có cộng đồng người dùng tích cực, lớn mạnh giúp cả hai dự án đều có sự tăng trưởng trong giai đoạn bùng nổ Metaverse. Sự tương tác là yếu tố quan trọng giúp một dự án có thể thành công, đồng thời tạo ra sự tương tác, tính kết nối giúp dự án phát triển.
Đối tác và hợp tác
Khi so sánh SAND và MANA bạn có thể thấy rằng hai vũ trụ ảo đều nhận được sự quan tâm của các đối tác công ty và cá nhân có sức ảnh hưởng.
Decentraland đã hợp tác với nhiều đối tác trong lĩnh vực nghệ thuật, giải trí và thương mại, bao gồm Atari, Samsung, và Binance. Trong khi đó, The Sandbox thiết lập các đối tác với nhiều nhà phát triển trò chơi và công ty công nghệ như Square Enix, CoinMarketCap và Animoca Brands.
Bảng so sánh MANA và SAND qua một vài tiêu chí cơ bản.
Tiềm năng và triển vọng của MANA và SAND
Khi so sánh MANA và SAND đều cho thấy cả hai dự án đều tiềm năng và có triển vọng phát triển trong tương lai.
Trong khi MANA có tiềm năng để xây dựng một thế giới ảo phi tập trung và đa dạng giúp phát triển một cộng đồng có khả năng sáng tạo vô hạn. Ngược lại, SAND cung cấp một nền tảng tạo dựng nội dung dựa trên blockchain nơi mọi người có thể tạo ra những nội dung độc đáo.
Tuy nhiên, The Sanbox (SAND) có tính năng Play to Earn giúp người tham gia có thể tạo ra cơ hội kiếm thu nhập trong thế giới ảo.
Cả MANA và SAND đang hoạt động trong lĩnh vực đầy tiềm năng trong những dự án Metaverse, thời điểm hiện tại cả hai dự án đều có sự phát triển khá tương đồng nhau về vốn hóa, số lượng người chơi và tiềm năng phát triển.
Kết luận
Cả MANA và SAND đang hoạt động trong lĩnh vực đầy tiềm năng giúp người tham gia có cơ hội thỏa sức sáng tạo trong một thế giới mới, không những thế còn có thể kiếm được lợi nhuận. Mặc dù tính thanh khoản của SAND có thể thấp hơn, nhưng SAND đang phát triển một cộng đồng đông đảo cùng tính năng Play to Earn đầy hấp dẫn.
Hy vọng qua bài so sánh MANA và SAND đã giúp bạn có một cái hình hình dung về TOP những dự án Metaverse lớn nhất là Decentraland và The Sandbox. Tuy nhiên trong ngành này có rất nhiều các dự án khác có nhiều tính năng như Axie Infinity, một dự án của Việt Nam từng làm mưa làm gió.