Sông hinh là là một huyện miền núi nằm phía Tây nam tỉnh Phú yên, tọa độ địa lý từ 12045′ đến 13006′ độ vĩ Bắc và 108040′ đến 1090 07′ độ kinh Đông:
– Phía Đông giáp huyện Tây Hòa.
– Phia Tây giáp huyện Krông Pa tỉnh Gia Lai.
– Phía Nam giáp huyện M’ Đrắc tỉnh Đắk Lắk.
– Phia Bắc giáp huyện Sơn Hòa.
Diện tích tự nhiên 886 km2, dân số trung bình năm 2011: 45.860 người. Trong đó: Nam 23.213 người; Nữ: 22.647 người; phân bố khu vực Thành thị: 10.639 người, Nông thôn: 35.221 người; Mật độ dân số 52 người/ Km2 . Bao gồm 11 xã, thị trấn: Thị trấn Hai Riêng , xã Sơn Giang, xã Đức Bình Đông, Xã Đức Bình Tây, Xã Ea Bia, Xã Ea Bá, xã Ea Bar, xã Ea Trol, xã Sông Hinh, xã Ea Lâm, xã Ea Ly với nhiều thành phần dân tộc sinh sống: Kinh, Ea Đê, Ba Na, Tày, Nùng, Dao, Mường, Chăm …
Tổng diện tích đất: 88.664 ha phân theo các loại đất:
– Đất sản xuất nông nghiệp: 28.026 ha.
– Đất lâm nghiệp: 40.109 ha
– Đất phi nông nghiệp: 14.531ha.
– Đất chưa sử dụng: 5.920 ha.
Quỹ đất sản xuất nông nghiệp lớn, đa dạng, thích hợp với nhiều loại vật nuôi, cây trồng, nhất là cây công nghiệp và chăn nuôi đại gia súc; Khí hậu trong lành, nhiều thắng cảnh đẹp hoang sơ, chưa bị tác động mạnh của quá trình công nghiệp hóa. Là quê hương của nhiều dân tộc cùng chung sống đã tạo nên sự đa dạng về phong tục, truyền thống văn hóa lễ hội với những sắc thái văn hóa riêng: như: dệt thổ cẩm, lễ hội đâm Trâu, lễ hội Cồng chiêng … Đây là điều kiện để phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hóa.
Trên địa bàn huyện có các tuyến giao thông quan trọng nối với các khu vực trong và ngoài tỉnh, là cầu nối các tỉnh duyên hải Nam trung bộ với các tỉnh Tây nguyên, tạo điều kiện thuận lợi trong trao đổi hàng hóa và liên kết hợp tác phát triển kinh tế – xã hội thông qua quốc lộ 29, ĐT 649. Trong tương lai khi tuyến đường Đông Trường Sơn đi qua huyện hoàn thành thì khả năng trao đổi hàng hóa càng thuận lợi hơn.
Sông Hinh là huyện có vị trí quan trọng về quốc phòng, vừa là hậu cứ, vừa là hậu phương, khu vực phòng thủ cữa ngõ phía tây vững chắc, vừa là cầu giao lưu văn hóa giữa các tỉnh duyên hải miền Trung với địa bàn chiến lược Tây nguyên. Tiếp giáp với hai vùng sản xuất nông nghiệp quan trọng là huyện Tây hòa, vùng trồng Lúa lớn nhất tỉnh và vùng trồng cây công nghiệp phát triển của 2 tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk. Là nơi tiếp giáp giữa khu vực đồng bằng và miền núi cao nguyên, thượng và trung lưu của hệ thống các sông, suối lớn chảy qua phía nam tỉnh, có ý nghĩa quan trọng về phòng hộ, dữ trử nguồn nước, giảm tác động thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái. Là vùng đất có lịch sử phát triển lâu đời, giàu truyển thống hòa hùng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc.