[Review Sách] “Đối Phó Với Những Tên Khốn Tài Ba”: Hãy Đấu Tranh Như Thể Bạn Đúng, Hãy Lắng Nghe Như Thể Bạn Sai! – YBOX

tên khốn

Cuốn sách này sẽ mang đến sự an ủi cho tất cả các bạn – những người đang chịu sự chèn ép từ lũ đểu cáng mà các bạn đang cùng làm việc, làm việc dưới trướng hay gặp khó khăn trong việc lãnh đạo. Cuốn sách này cũng sẽ đem đến cho bạn những ý tưởng thực tiễn nhằm tống khứ hoặc chỉnh đốn lũ người ti tiện; hoặc nếu không thể, thì cũng giúp bạn hạn chế thiệt hại mà kẻ đó gây ra cho bạn, cũng như nơi làm việc của bạn.

Một điều khá thú vị về cuốn sách này là tuy cụm từ tên khốn vốn là một từ không mấy lịch sự cho lắm. Và thế là thay bằng từ tên khốn, Robert lại đặt tên là ứng cử viên nặng ký. Hai cụm từ này cùng chỉ một người là lũ người ti tiện, nhưng từ ứng cử viên nghe có vẻ sẽ bớt “nặng” hơn và không mang một ý nghĩa tiêu cực như nghĩa của từ tên khốn mang lại.

Vậy kẻ nào đáng mang danh là đồ khốn?

Nhiều người trong chúng ta thường sử dụng thuật ngữ đồ khốn này một cách bừa bãi, áp đặt nó lên bất kỳ ai làm phiền, cản đường hoặc đang tận hưởng thành công lớn hơn chúng ta tại thời điểm đó. Nhưng những khách hàng hay đồng nghiệp mà bạn chỉ đơn giản không ưa với những kẻ là tên khốn chính hiệu có thể là hoàn toàn khác nhau. Để phân biệt giữa hai định nghĩa này, chúng ta sẽ có hai phép thử như sau:

· Phép thử 1: Sau khi trò chuyện với kẻ đang bị tình nghi là đồ khốn, “mục tiêu” có cảm thấy bị kẻ đó chèn ép, nhục mạ, làm nhụt chí hay xem thường không? Cụ thể “mục tiêu” có cảm thấy mất niềm tin vào bản thân mình hay không?

· Phép thử 2: Kẻ bị tình nghi còn nhắm lời độc địa vào người yếu thế hơn họ thay vì người quyền thế hơn không?

Lấy ví dụ để bạn dễ hiểu hơn. Khi bạn và đồng nghiệp của bạn lúc đầu đều ở cùng vị trí, cùng công ty; sau một thời gian, bạn được thăng cấp trong khi người đồng nghiệp ấy vẫn giữ nguyên vị trí. Trong một buổi ăn mừng bạn thăng chức, người đồng nghiệp đó đã nói với bạn rằng những thành tựu bạn đạt được đều là nhờ bạn có người chống lưng. Niềm vui mừng nhanh chóng bốc hơi chỉ sau câu nói ấy. Bạn cảm thấy bản thân bị chèn ép, rằng mọi công lao bạn bỏ ra để không đáng một đồng. Đó là minh chứng cho phép thử thứ nhất. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần thêm thời gian để suy xét về việc người đồng nghiệp ấy có là một tên khốn chính hiệu hay không, hay chỉ là kẻ khốn nhất thời. Ai trong số chúng ta cũng đã từng là kẻ khốn nhất thời một lúc nào đó, đặc biệt trong những hoàn cảnh sai lầm, khi phải chịu áp lực và chèn ép; và có lẽ người người đồng nghiệp này cũng vậy. Vậy nên để chắc chắn ai đó xứng đáng với danh hiệu tên khốn chính hiệu, chúng ta cần quan sát thường xuyên suốt nhiều thời điểm và địa điểm – Nếu ai đó không ngừng có hành động lên hàng loạt nạn nhân, hết người này đến người khác, thì kẻ đó sẽ xứng đáng với danh xưng đồ khốn chính hiệu.

Giờ hãy kiểm tra phép thử thứ hai, người đồng nghiệp của bạn có phải chỉ đối xử với những người cùng cấp bậc với họ hoặc những người dưới cấp họ, còn họ lại đang xu nịnh với những người cấp cao hơn họ hay không?

Trong cuốn sách này, hành động phổ biến mà lũ khốn sử dụng mỗi ngày đã được tác giả liệt kê như: sỉ nhục cá nhân, xâm phạm “lãnh thổ riêng tư” của ai đó, đe dọa và hăm he bằng lời lẫn không bằng lời, ngắt lời một cách thô lỗ, ánh mắt đê tiện, đối xử với người khác như thể họ vô hình.

Lũ khốn cũng phải chịu khổ

Sau nhiều cuộc khảo sát, tiến sĩ Robert đã đưa ra một bài học rằng: nếu bạn tước đi năng lượng của người khác, bản thân bạn cũng đang hút sạch sinh khí khỏi sự nghiệp của mình. Lũ khốn còn phải chịu khổ vì ngay cả khi họ hoàn thành tốt công việc của mình, họ vẫn bị sa thải. Thậm chí để kết luận tổng thiệt hại do lũ khốn gây ra là bao nhiêu, một độc giả của Harvard Business Review đã viết rằng “Những tác động đến tổ chức về mặt giữ chân và tuyển dụng nhân viên, thiệt hại từ những khách hàng rời bỏ, và hao phí nguồn lực có thể đem lại một số góc nhìn khá thú vị.” Tiến sĩ Robert cũng khuyên chúng ta nên tính toán về tổng thiệt hại do những lũ khốn gây ra vì (1) để thuyết phục chính bạn và những người khác làm điều gì đó cho vấn đề này, thay vì dung thứ cho nó hoặc bàn về những giải pháp nhưng chẳng thực sự tiến hành; (2) từ bỏ thói quen xem thường người khác hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ nào đó khi bạn không thể tự thay đổi bản thân; (3) trong một thế giới kinh doanh duy lý và chỉ chú trọng con số, dù câu chuyện của bạn và danh sách những trở ngại có thuyết phục đến đâu, những nhân vật thuộc ngành kế toán, tài chính và các mảng định lượng khác mới là kẻ nắm quyền. Nhưng có vẻ họ ưa việc ra quyết định dựa trên các ước tính số tài chính tệ hại hơn là chẳng có ước tính nào. Như vậy, sẽ là khôn ngoan nếu bạn sử dụng thứ ngôn ngữ họ muốn nghe, bất kể những ước tính đó thô sơ ra sao.

Đầu tiên, hãy xác định thời gian mà quản lý trực tiếp của tên khốn đó phải bỏ ra, thời gian mà các chuyên gia nhân sự bỏ ra, thời gian mà các giám đốc cấp cao bỏ ra,… và sau đó hãy đổi những thời gian ấy thành tiền. Theo như tính toán của Robert về một tên khốn thì tổng chi phí ước tính cho tên khốn này trong một năm là 160.000 đôla.

Dạy mọi người cách đấu tranh

Karl Weick từ Đại học Michigan đã khuyên rằng Hãy đấu tranh như thể bạn đúng, hãy lắng nghe như thể bạn sai. Đó chính là điều Intel cố gắng truyền đạt thông qua các buổi chia sẻ, tình huống nhập vai và quan trọng nhất – cách thức đấu tranh với cấp quản lý và lãnh đạo. Họ dạy mọi người nên đấu tranh vào lúc nàothực hiện ra sao. Đó là cách đối đầu mang tính xây dựng: hãy phát triển nền văn hóa theo đó mọi người biết khi nào nên tranh luận và khi nào thì không, tập hợp thêm bằng chứng, lắng nghe người khác hoặc thôi than vãn và ra quyết định. Khi đến thời điểm chín muồi đưa ra các ý kiến ra tranh biện, hãy làm theo lời khuyên của Kark Weick Đấu tranh như thể bạn đúng, lắng nghe như thể bạn sai.

Dưới đây là 10 bước hàng đầu để củng cố nguyên tắc nói không với lũ khốn đã được tác giả liệt kê:

1, Nói ra, viết ra nguyên tắc và hành động theo nó

2, Lũ khốn sẽ tuyển những tên khốn khác

3, Nhanh chóng loại bỏ lũ khốn

4, Xem lũ khốn chính hiệu là nhân viên thiếu năng lực

5, Quyền lực sinh thói đê tiện

6, Nắm vững nghịch lý giữa quyền lực và hiệu quả

7, Kiểm soát từng khoảnh khắc – chứ không chỉ phương thức, chính sách hay hệ thống

8, Làm gương và dạy cách đối đầu mang tính xây dựng

9, Áp dụng nguyên tắc chỉ một tên khốn

10, Hãy liên kết chính sách lớn với phép tắc nhỏ.

Làm thế nào để ngăn “tên khốn nội tâm” trong bạn thoát ra ngoài?

Trước khi tìm đến cách làm thế nào để ngăn tên khốn nội tâm trong bạn thoát ra ngoài, bạn cần phải thừa nhận một điều rằng đa số chúng ta – bao gồm cả mẫu người tử tế “bẩm sinh” và khỏe mạnh về tinh thần – vẫn có thể trở nên cay độc và tàn nhẫn trong những hoàn cảnh tồi tệ. Dù vậy, vẫn có nhiều cách để dẹp bỏ sự khinh miệt trong bạn.

Xem thêm:  Hàng đã nhận miễn trả lại: Chính sách bảo đảm uy tín và tin cậy của nhà bán hàng

[Review Sách] “Đối Phó Với Những Tên Khốn Tài Ba”: Hãy Đấu Tranh Như Thể Bạn Đúng, Hãy Lắng Nghe Như Thể Bạn Sai! - YBOXBước đầu tiên là coi việc hành động như lũ khốn là căn bệnh truyền nhiễm. Một khi bạn tỏ thái độ khinh bỉ, giận dữ và coi rẻ hoặc có ai đó chút chúng vào bạn, chúng sẽ lan nhanh như đám cháy. Nếu bạn thể hiện sự khinh miệt thì người khác đa phần cũng đáp trả theo cách tương tự, từ đó gây nên một vòng luẩn quẩn có thể biến bất kỳ ai xung quanh thành con quái vật ti tiện giống hệt bạn.

Bước 2 là hãy xem qua 3 cơ cấu hợp tác sau đây: (1) tuy nhiều tình huống đòi hỏi sự pha trộn giữa cạnh tranh và hợp tác, nhưng hãy cố gắng tập trung vào các khía cạnh có lợi cho cả đôi bên. Khi ghé thăm các tổ chức, để đoán định mức độ cạnh tranh và hợp tác ở đó, chúng ta hãy lắng nghe kỹ lưỡng từ ngữ họ sử dụng: họ sử dụng từ “chúng ta” nhiều hơn thay từ “tôi” và “cho tôi”? (2) hãy áp dụng cơ cấu giúp bạn chuyển hướng tập trung vào việc “bạn không giỏi hơn hay kém hơn người khác”; và cuối cùng, nếu đọc hoặc xem các chương trình truyền hình về kinh doanh hay thể thao, bạn thường thấy thế giới được đóng khuôn thành một nơi mà mọi người luôn muốn nhiều và nhiều hơn nữa cho tôi, chỉ cho tôi, trong mọi khoảnh khắc và bằng mọi giá. Một tấm đề-can dán trên chiếc xe cũ kết luận: “Ai chết đi với cuộc cải nhất là chiến thắng”. Thông điệp mạnh mẽ nhưng ít khi được nhắc đến ở đây là chúng ta đều bị mắc kẹt trong một Giải Đấu trọn đời, nơi tất cả sẽ không bao giờ có đủ tiền bạc, danh vọng, thắng lợi và những món đồ xa xỉ; chúng ta đang và sẽ luôn muốn có nhiều lợi lộc hơn người khác, như trong bài review sách Ego is the enemy mà tôi đã viết. Thái độ này thúc đẩy sứ mệnh cải tiến không ngừng và đem lại một số mặt tích cực, nhưng nếu xét kỹ hơn, sự tổng hòa của những bất mãn, những hoài bão còn dang dở và tính ganh đua hống hách hoàn toàn có thể gây tổn hại tới sức khỏe và tinh thần của bạn. Nó khiến bạn đối xử với những những người dưới mình như thứ sinh vật hạ cấp đáng khinh bỉ và đối xử với những người trên cơ – có nhiều của cải và địa vị cao hơn – như đối tượng ganh ghét và tị hiềm.

Khi lũ khốn thống trị: Những mưu mẹo để sống sót.

Ruth, một giám đốc Thung lũng Silicon đã từng là nạn nhân của những tên khốn ti tiện và chính cô ấy sau đó đã tìm ra một chiến lược mang tên Chiến lược hầm thải quỷ Satan để đối phó với những tên khốn. Chiến lược ấy được lấy cảm hứng từ lời khuyên mà cô nhận được từ một hướng dẫn viên chèo thuyền trên sông khi cô còn là thiếu nữ: “Nếu em bất cẩn rơi xuống nước, đừng cố chống cự, cứ nương theo phao cứu sinh và duỗi hai chân ra trước. Như thế, nếu chẳng may bị xô vào đá, em có thể dùng chân chuyển hướng, vừa bảo vệ được đầu, vừa tiết kiệm sức lực.”

Đầu tiên, Ruth học cách đóng khuôn lại sự ti tiện mà cô phải đối mặt để giúp cô tách biệt cảm xúc khỏi lũ khốn – hay thậm chí hoàn toàn không quan tâm đến những gì đang diễn ra. Một số thủ thuật đóng khuôn mới hữu ích là tránh đổ lỗi cho bản thân, hi vọng điều tốt nhất nhưng vẫn để phòng trường hợp xấu nhất, và có thái độ dửng dưng cũng như tách biệt về cảm xúc.

Nghiên cứu của Martin Seligman về sự lạc quan thông thái chứng minh rằng khi mọi người xem khó khăn chỉ là nhất thời và không xuất phát từ sai sót của họ, hay điều gì đó sẽ xâm phạm và hủy hoại phần đời còn lại của họ, tư duy này sẽ bảo vệ sức khỏe thể chất lẫn tinh thần cũng như rèn luyện sự cứng cỏi cho họ.

Hi vọng điều tốt nhất, đề phòng điều xấu nhất

Hãy chỉ nên đặt mức kỳ vọng thấp đối với cấp trên khốn kiếp, tập trung vào những điều tốt đẹp và tỏ ra lạc quan về kết quả cuối cùng có thể giúp một người cam chịu hoàn cảnh tồi tệ.

Rèn luyện sự dửng dưng và tách biệt cảm xúc.

Đam mê là phẩm chất thường bị nói quá trong đời sống tổ chức, còn dửng dưng thì lại là phẩm chất bị xem nhẹ. Kết luận này đối lập với hầu hết các cuốn sách kinh doanh khác, vốn luôn tâng bốc sức mạnh thần kỳ của lòng đam mê sâu sắc, nhiệt thành đối với công việc, tổ chức, đồng nghiệp và khách hàng. Kiệt tác “Từ tốt đến vĩ đại” của Jim Collins thôi thúc các nhà lãnh đạo chỉ dành ghế trên xe buýt cho những nhân viên hạng A, tức những người đủ đam mê để đem lại sự nỗ lực hạng A+.

Tuy nhiên, tiến sĩ Robert đã chỉ ra rằng tất cả những luận bàn trên về đam mê, sự cam kết và gắn bó chặt chẽ với doanh nghiệp đều đúng, nhưng chỉ khi bạn đang có một công việc tốt và được đối xử bằng thái độ chính trực, tôn trọng. Bằng không, nó chỉ là lời đạo đức giả vô nghĩa đối với hàng triệu người đang mắc kẹt trong những công việc, công ty nơi họ cảm thấy bị chèn ép và nhục mạ – nơi mục tiêu họ hướng tới chỉ là sống sót sao cho sức khỏe cũng như lòng tự trọng của mình không bị tổn hại và đủ sức nuôi sống gia đình chứ không phải để làm những điều vĩ đại cho một công ty coi họ như rác rưởi.

Khi đời sống tổ chức tiến sang bước ngoặt tệ hại này, để bảo vệ bản thân, đôi khi bạn cần học cách đáp trả ngược lại: học cách cảm nhận, rèn luyện sự dửng dưng và tách biệt cảm xúc. Hãy chỉ nên tập trung vượt qua biến động, và càng ít bận tâm đến lũ đểu cáng xung quanh càng tốt, chỉ cần vượt qua những ngày đó cho đến khi sự thay đổi xuất hiện hoặc điều gì đó tốt đẹp hơn sẽ đến.

[Review Sách] “Đối Phó Với Những Tên Khốn Tài Ba”: Hãy Đấu Tranh Như Thể Bạn Đúng, Hãy Lắng Nghe Như Thể Bạn Sai! - YBOXVà cùng với đó tác giả cũng đã liệt kê thêm vài bí quyết để có thể đối phó với những lũ khốn như: tìm kiếm những chiến thắng nhỏ, hạn chế nguy cơ “phơi nhiễm” của bạn,…

Phương thức cuối cùng với tên gọi Chiến đấu và chiến thắng những trận nhỏ, đó là cách đáp trả những kẻ hăng máu điên tiết bằng thái độ điềm tĩnh và tôn trọng – có thể áp dụng với lũ khốn tại bất kỳ môi trường làm việc nào. Thông qua từng lần đối thoại, nếu bạn có thể khiến họ hiểu rằng bạn sẽ không nhiễm chứng “ngộ độc lũ khốn” từ họ, họ sẽ tiếp nhận sự điềm tĩnh tử tế của bạn và đối xử với bạn bằng thái độ tôn trọng.

Lời kết: Chúng ta chỉ được ban cho từng ấy thời giờ trên cõi đời này. Nên chẳng phải sẽ rất tuyệt nếu chúng ta có thể đi hết cuộc đời mà không phải chạm trán những kẻ hạ nhục chúng ta bằng những bình luận và hành động ti tiện của họ sao? Hay nếu bạn đã thực sự mệt mỏi khi phải sống trong Thành phố đểu cáng – thì đúng vậy, nhiệm vụ của bạn là giúp xây dựng và định hình một môi trường làm việc văn minh. Và vậy thì, đã đến lúc bạn nên làm gì đó để hiện thực hóa nó rồi hay sao?

Review chi tiết bởi: Minh Trang-Bookademy

______________

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy

Đăng ký để trở thành CTV Bookademy tại link: http://bit.ly/bookademy_ctv