Wibu là gì?
Ngày nay, wibu còn dùng để ám chỉ những kẻ không hiểu rõ về Nhật hay văn hóa Nhật nhưng rất thích ra vẻ, thể hiện.
Wibu xuất phát từ đâu?
Chính xác thì ban đầu, thuật ngữ “weeaboo” là tiếng lóng dùng để chỉ những người phương Tây bị ám ảnh bởi văn hóa Nhật, xem nền văn hóa này vượt trội hơn so với văn hóa quốc gia và các nền văn hóa khác. Tiền thân của weeaboo là Wapanese, là từ được kết hợp từ white (trắng/da trắng) hoặc wannabe (muốn trở thành) và Japanese (thuộc về Nhật Bản).
Xuất hiện nhiều trên trang web 4chan vào đầu những năm 2000, Wapanese mang ý nghĩa miệt thị những người da trắng phát cuồng mọi thứ về văn hóa Nhật Bản, đặc biệt là manga, anime và game. Khi weeaboo du nhập vào Việt Nam, từ này bị biến âm thành wibu.
Wibu và Otaku có giống nhau?
Thực ra, cách phân biệt wibu và otaku vẫn còn bị số đông nhầm lẫn. Do sự phát triển vượt bậc của văn hóa 2D Nhật Bản (anime, manga…) khiến nhiều người lầm tưởng rằng đó là đại diện của văn hóa Nhật và rồi gộp chung những người thích anime, manga vào thành một từ “wibu.”
Tuy nhiên, “wibu” là một từ mà người nước ngoài dùng để chỉ những người cuồng tất cả mọi thứ về Nhật còn “otaku” thì lại khác. Nghĩa gốc của otaku có thể hiểu đơn giản là “ngôi nhà”, dùng để chỉ những người quá đam mê cái gì đó đến độ không rời khỏi nhà trừ khi thực sự cần thiết.
Trong đó, ví dụ điển hình nhất là những người trẻ đam mê thế giới ảo của game, anime và manga đến mức chỉ ru rú trong nhà, nên dần dà, từ “otaku” được dùng riêng để chỉ những đối tượng đam mê cuồng nhiệt nền văn hóa 2D của Nhật.
Mặc dù nghĩa của từ “otaku” ở Nhật Bản có phần tiêu cực nhưng khi du nhập sang Mỹ, otaku chỉ đơn giản là dùng để gọi những fan cứng của anime, manga. Từ đó, khi du nhập sang các quốc gia khác, otaku vẫn giữ ý nghĩa tích cực này.